TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO (Trang 42 - 45)

ThS. Trn Th Hoài Nam GV. Khoa Qun tr kinh doanh

1. Đặt vn đề

Hiện nay, rất nhiều nhà doanh nghiệp than phiền rằng, khi tuyển dụng được nhân viên, họ lại tiếp tục phải đào tạo thêm nhiều kỹ năng cho nhân viên mới. Sinh viên (SV) khi ra trường đều được trang bị khá kỹ lưỡng và đầy đủ những kiến thức chuyên ngành (kỹ năng cứng). Tuy nhiên, họ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng là do thiếu các kỹ năng mềm. Nhiều SV chưa nhận ra được vai trò, vị trí của mình trong công việc, họ chưa có kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân, vì vậy họ không phát huy được hết năng lực của mình để trở thành người thành đạt.

Vậy kỹ năng mềm là gì?

K năng mm “Soft skills” là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoa Lý - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông cho rằng:

“Kiến thc ngh nghip ch là mt na vn đề bởi theo bà: “Trong môi trường cạnh tranh việc làm khốc liệt ngày nay, đặc biệt là trong hoàn cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, để có được một vị trí tốt ở công ty mà bạn mong muốn không phải là điều dễ dàng”.

Kiến thức nghề nghiệp thật vững vàng là điều mấu chốt. Tuy nhiên đó chỉ là một nửa của vấn đề, kỹ năng mềm là khái niệm để chỉ khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, đổi mới… đó mới là những bí quyết quyết định thành công bên cạnh kiến thức chuyên môn. Đây là một kỹ năng đóng vai trò quan trọng khi SV ra trường, chính thức công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Kỹ năng mềm đặc biệt cần thiết cho những đối tượng: Học sinh, sinh viên đang theo học; nhân viên trong các công sở.

Nhận thấy được tầm quan trọng như thế, năm 2010 Trường Cao đẳng Thương mại chính thức công bố chuẩn đầu ra cho sinh viên theo học tại trường đó là: chứng chỉ kỹ năng mềm. Cho đến nay, kỹ năng mềm đang đào tạo cho khóa thứ 2, trong đó bao gồm hơn 1500 sinh viên thuộc cao đẳng 4 và 5.

2. Li ích ca k năng mm

Kỹ năng mềm (KNM) không phải là thiên bẩm mà do đào tạo mà nên; kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng sống nhưng có phạm vi rộng hơn, nó giúp những học sinh, sinh

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 43 viên tự tin, có bản lĩnh trước cuộc sống, có được định hướng tương lai và là chìa khóa sự thành đạt.

- Đối vi người hc:

+ Giúp sinh viên vận dụng kỹ năng mềm trong quá trình học tập như: giải quyết bài tập nhóm, tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề mà giáo viên chuyên ngành đưa ra, mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó hình thành nên được phương pháp/ phong cách học tập tích cực, năng động….;

+ Giúp cho sinh viên hình thành được kỹ năng sống; tạo được bản lĩnh trong cuộc sống hiện nay.

- Đối vi công vic:

+ Tạo cho họ có một quan điểm lạc quan trong công việc;

+ Tăng cơ hội thành công khi xin việc và phỏng vấn việc làm;

+ Thành công trong công việc nhờ vào phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và đáp ứng tốt được yêu cầu của nhà quản lý;

+ Tự hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, thực tế việc học kỹ năng mềm tại Trường Cao đẳng Thương mại vẫn còn nhiều tồn tại nhất định, để hiểu rõ điều này, tác giả đã đúc kết những tồn tại được trình bày dưới đây.

3. Nhng tr ngi ca sinh viên khi hc k năng mm

Qua trao đổi bằng cách đối thoại trực tiếp một số sinh viên đã và đang theo học, và phỏng vấn 50 sinh viên, tác giả đã xử lý và đúc kết những trở ngại như sau:

- V nhn thc: đại đa số các sinh viên (100% phiếu điều tra) đều cho rằng học kỹ năng mềm vì bắt buộc của nhà trường, là cơ sở điều kiện để được tốt nghiệp. Trong đó gần 90% SV chưa thấy được tầm quan trọng của KNM cho quá trình học tập cũng như xin việc sau này. Cụ thể: 72% sinh viên chẳng quan tâm tham gia học nếu nhà trường không giảng dạy và 85% sinh viên cho rằng nhà quản trị chẳng quan tâm đến chứng chỉ KNM trong quá trình tuyển dụng.

- V hc tp:

+ Đối tượng giảng dạy: Kỹ năng mềm khóa 1 được áp dụng đào tạo cho sinh viên khóa 4 là phần lớn, từ đó có nhiều ý kiến từ phía sinh viên là việc học kỹ năng mềm như thế này không có cơ hội để vận dụng KNM vào quá trình học tập;

+ Về nội dung giảng dạy: Đa số sinh viên đều thích học những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình (có hơn 50% ý kiến đưa ra). Sinh viên cho rằng: những kỹ năng này gần gũi, học vui, dễ tiếp thu. Đối với kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, SV cho rằng còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thực tế để giải quyết tốt vấn đề; chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện tư duy, sáng tạo;

+ Cảm nhận trong quá trình học kỹ năng mềm: Khi học KNM, SV đều mong muốn được trải nghiệm thực tế, tuy nhiên nội dung giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành được giảng viên phân bổ chưa đồng đều cho các buổi học, do đó trong quá trình học tập có buổi học (lý thuyết nhiều - thực hành ít), và ngược lại có buổi (thực hành nhiều – lý thuyết ít) dẫn đến không khí học có buổi vui, buổi buồn (có 62% ý kiến đưa ra).

- V thi gian:

+ Áp lực về thời gian cũng là một trong những trở ngại lớn nhất của sinh viên khi theo học KNM. Trong một khoảng thời gian nhất định, SV phải học theo chương trình

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 44 đào tạo chính thống “hard skills”, Tiếng Anh Toeic và KNM theo chuẩn đầu ra của nhà trường. Nhiều SV cho rằng: “Họ không đủ thời gian, sức lực để có thể theo học tốt các nội dung đó (92% ý kiến đưa ra);

+ Mặt khác, sự phân bố thời khóa biểu trùng lắp, chồng chéo giữa Tiếng Anh và KNM, lịch thi, lịch học quân sự, khiến SV khó khăn trong việc giải quyết thời khóa biểu cá nhân;

+ Thời khóa biểu học KNM, có thời gian ngắt quãng (tránh lịch thi kết thúc HK1, năm học 2012-2013); điều này làm giảm hứng thú của SV trong quá trình theo đuổi.

4. Kết lun

Thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ có 15 – 30% là do trình độ chuyên môn (kỹ năng cứng); 70 - 85% còn lại đều được quyết định bởi những kỹ năng mềm mà họ được trang bị. Mặc dù vậy, các trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta vẫn chưa được đưa bộ môn đào tạo kỹ năng mềm trở thành môn học chính khóa, vì thế thuật ngữ này vẫn còn xa lạ đối với nhiều sinh viên Việt Nam. Điều này, đồng nghĩa với nhận thức của sinh viên tại Trường Cao đẳng Thương mại về tầm quan trọng của kỹ năng mềm hiện nay vẫn còn hạn chế (theo số liệu điều tra).

Hướng đến nhiệm vụ đào tạo sinh viên ra trường hội đủ 3 tiêu chuẩn “kiến thức, kỹ năng, thái độ”; đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đồng thời với đội ngũ cán bộ giảng dạy nhiệt tình, có kinh nghiệm, được huấn luyện và đào tạo bởi chuyên gia nước ngoài, nhất định thời gian đến, nhà trường sẽ từng bước cải thiện được những trở ngại đang tồn tại trong sinh viên hiện đang theo học KNM hiện nay. Cụ thể:

+ Nâng cao nhận thức trong sinh viên về tầm quan trọng của KNM bằng những hoạt động cụ thể như: buổi ngoại khóa tiếp xúc với nhà tuyển dụng; giao lưu với doanh nghiệp; sự cuốn hút trong chương trình giảng dạy KNM,…;

+ Cố định lịch học KNM, để sinh viên có điều kiện sắp xếp thời khóa biểu cá nhân, chủ động trong quá trình học tập, sinh hoạt;

+ Đội ngũ giảng viên giảng dạy KNM, tiếp tục rà soát nội dung hợp lý (phân bổ thời gian lý thuyết và thực hành; đưa nội dung thực tế cho SV trải nghiệm) từng bước hoàn thiện chương trình giảng dạy;

+ Nhà trường sẽ đưa thêm một số kỹ năng mềm cần thiết để SV có nhiều cơ hội lựa chọn kỹ năng mà mình cần, như vậy việc học tập của SV sẽ tự giác, hứng thú hơn, mang lại kết quả cao hơn;

+ Đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, tạo điều kiện cho giảng viên và SV có điều kiện trải nghiệm thực tế hơn.

TÀI LIU THAM KHO [1] http://www.hutech.edu.vn;

[2] http://kiemviec.com;

[3] http://khoinghiep.tbu.vn;

[4] http://www.hieuhoc.com;

[5] Phiếu khảo sát điều tra sinh viên do tác giả thực hiện.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 45

Một phần của tài liệu BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)