Có nhiều cách để GV chốt lại nội dung, phổ biến GV thường sử dụng những cách sau:
- Nhắc lại và nhấn mạnh những nội dung quan trọng - Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ
- Làm bài tập - Liên hệ thực tế - Thực hành
- Trưng bày nội dung cơ bản suốt buổi học - ….
Ưu điểm nổi bật của những cách này là GV chủ động trong việc kiểm soát thời gian thực hiện các cách này, song trên thực tế SV tham gia những hoạt động này một cách ít hứng thú, đôi khi e ngại khi phải làm nhiều bài tập hay phải trả lời nhiều câu hỏi của GV. Về mặt tâm lý giáo dục, người học sẽ nhớ lâu hơn những gì có tác động sâu sắc đến cảm xúc của họ.
Vì vậy, để toàn bộ quá trình học là niềm vui thiết nghĩ GV có thể tiến hành những cách neo chốt kiến thức tạo nhiều hứng thú cho SV hơn.
GV có thể tham khảo 4 cách sau để mang lại không khí vui tươi và hiệu quả cho lớp học của mình [1].
3.1. Kỹ thuật neo kiến thức bằng câu đố
Kỹ thuật này tiến hành dưới dạng là một trò chơi có thưởng có phạt nên tạo được không khí lớp học sôi động, kích thích tối đa suy nghĩ của người học, làm họ nhớ bài lâu hơn, kiến thức từ đó neo chốt trong não nhiều hơn. [1, 67- 69].
a. Các bước thực hiện 1. Chuẩn bị câu hỏi 2. Phổ biến luật chơi 3. Chia đội chơi 4. Hỏi và trả lời 5. Tổng kết
b. Cách thức tiến hành b1. Chuẩn bị câu hỏi
Lựa chọn một hệ thống câu hỏi mang tính chất câu đố (có đáp án kèm theo, thường là 2 lựa chọn Đúng - Sai để GV dễ kiểm soát câu trả lời):
- Câu hỏi cần bám sát nội dung bài giảng;
- Câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu;
- Phù hợp với đối tượng người học.
b2. Phổ biến luật chơi
- Cử một người học làm trọng tài ghi điểm (hoặc GV có thể làm luôn);
- Khi GV đọc hết câu thì người chơi mới được trả lời; GV nên quy định thời gian suy nghĩ tối đa;
- Hết thời gian suy nghĩ các đội trả lời câu hỏi bằng cách dùng bút lông ghi vào giấy A4 và giơ lên cao;
- Đội nào trả lời đúng nhất, đúng giờ sẽ được ghi điểm;
- Quy định rõ hình thức thưởng phạt đối với đội thắng và đội thua (không bắt buộc).
b3. Chia đội chơi
Thường chia lớp thành hai đội bằng nhau.
Nếu lớp đông thì tối đa 3 đội (nếu một mình GV kiểm soát), còn nhiều hơn 3 đội GV nên nhờ một SV giúp mình quan sát, kiểm soát kết quả các đội chơi.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 49 b4. Hỏi và trả lời
- GV đọc từng câu hỏi;
- Các đội trả lời;
- GV nêu đáp án và tính điểm.
b5. Tổng kết
- Nhận xét, đánh giá các đội chơi;
- Củng cố lại kiến thức;
- Khen thưởng đội thắng cuộc.
c. Một số lưu ý
- Thời gian tổ chức trò chơi;
- Câu hỏi không nên quá dễ hoặc quá khó;
- Số lượng câu hỏi là số lẻ, không quá nhiều hoặc quá ít;
- Đáp án chuẩn bị trước;
- GV có thể giải thích thêm về đáp án nếu thấy cần thiết;
- Tránh để số điểm các đội quá chênh lệch gây chán nản, cay cú cho đội chơi ít điểm.
Niềm vui là yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật này, do đó GV nhắc nhở SV không nên đặt nặng vào thưởng phạt. Phần thưởng dành cho đội thắng nên được khuyến khích chia sẻ cho các đội khác để tạo không khí vui vẻ cho cả lớp.
3.2. Kỹ thuật neo kiến thức bằng trò chơi
Thực tế giảng dạy cho thấy đây không phải là cách làm mới, GV đã sử dụng trò chơi ô chữ, trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” để kiểm tra kiến thức của SV. Trò chơi “Xếp va ly” dưới đây có thể xem là gợi ý mới giúp GV đa dạng hóa các cách neo kiến thức của người học. [1,117]
- Người học xếp thành vòng tròn hoặc có thể ngồi tại chỗ theo nhóm (nếu lớp đông).
- GV sẽ chỉ định SV bất kỳ (hoặc có thể SV trong một nhóm nào đó) nói một nội dung bài giảng vừa học xong hoặc bài giảng hôm trước.
- Sau đó, GV tiếp tục một SV thứ 2 (hoặc SV trong nhóm khác) nhắc lại nội dung vừa nghe và nói thêm nội dung khác.
- Người thứ 3 nhắc lại hai nội dung vừa nghe và nêu thêm nội dung khác.
- Người thứ 4 nhắc lại ba nội dung vừa nghe và nêu thêm nội dung mới.
- Tiếp tục như vậy cho đến khi các nội dung trong bài giảng được SV nhắc lại hết.
Với kỹ thuật này, càng về sau, yêu cầu SV phải nhớ nhiều nội dung và nói dài hơn, đòi hỏi SV phải tập trung chú ý để tăng khả năng ghi nhớ.
3.3. Kỹ thuật viết thư cho chính mình
Đây là kỹ thuật yêu cầu SV tự viết thư cho chính mình kể lại những gì mình nhớ, mình tâm đắc trong suốt buổi học, một thời gian học hay của toàn khóa học (tùy vào thời gian GV chọn tiến hành). Sau đó, SV sẽ bỏ vào phong bì, viết tên người nhận là chính mình, GV thu lại và có một số cách xử lý như sau [1, 95]:
- Nếu số lượng SV trong lớp ít và ở những nơi xa đến học thì GV có thể gửi những phong bì đó đến SV qua đường bưu điện, sau khi khóa học kết thúc một thời gian;
- Nếu số lượng SV đông, GV có thể tiến hành nhiều lần theo mỗi module hoặc theo từng chương, yêu cầu SV bỏ vào cùng một phong bì có ghi tên họ. Đến buổi cuối cùng của học phần, GV phát lại những phong bì cho SV đọc.
Sau khi một thời gian học, người học sẽ rất vui khi nhận lại những lá thư do chính mình viết. Khi đọc những dòng chữ viết tay của mình thì kiến thức của người học sẽ hiện lên trong trí nhớ và khắc sâu nhiều hơn. Đây là cách neo chốt kiến thức bằng những cảm xúc tích cực của mỗi người học.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 50 Ví dụ về một lá thư gửi cho chính mình
Đà Nẵng, ngày 25/7/2012.
Gửi Quyên,
Đây là buổi thực hành kỹ năng giao tiếp đầu tiên trong khóa tập huấn Kỹ năng mềm với chuyên gia cao cấp của tổ chức PUM – Hà Lan, cô Marja Hendriksen giảng dạy.
Những lý thuyết của cô cung cấp khá quen thuộc với những gì mình đã được đọc về giao tiếp rồi, nhưng qua những phân tích của cô thì mình được khắc sâu nhiều hơn.
- Khi giao tiếp con người chúng ta sử dụng tất cả các giác quan để tiếp nhận thông tin.
Nhưng chúng ta chỉ tiếp nhận ở một số giác quan chiếm ưu thế. Do đó khi giao tiếp chúng ta phải có những cách tác động phù hợp với giác quan của họ để họ tiếp nhận thông tin tốt hơn.
- Chúng ta sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu và phi ngôn ngữ để giao tiếp, nhưng điều quan trọng nhất để lại ấn tượng tốt trong giao tiếp đó là phi ngôn ngữ: điệu bộ, nét mặt, cử chỉ,…
- Chính vì điều này, những người hòa hợp với chúng ta trong giao tiếp phải có phi ngôn ngữ (cái thể hiện ra bên ngoài) giống nhau. Vì ai cũng thích người giống mình mà.
Keke, thực hành mới là phần vui nhất, ai cũng cười nghiêng ngả, đau hết cả bụng.
- Mỗi nhóm 3 người, một người kể chuyện, một người tái hiện lại câu chuyện, cử chỉ, điệu bộ của người kể, người thứ ba thì nhận xét người tái hiện có làm giống người kể chuyện không.
- Qua bài tập này mới thấy, muốn giống người khác không đơn giản chút nào, phải luyện dần dần mới có thể nắm bắt những cử chỉ phi ngôn ngữ chính cũng như cảm xúc của người trò chuyện được. Có người kể mặt nghiêm, người tái hiện mặt lại tươi như hoa, có người kể rất buồn cười, người tái hiện lại cười chưa đủ độ. Haizz, phải luyện nhiều mới được.
Mình thấy bài tập này rất hay, không chỉ tạo được sự hòa hợp với người giao tiếp, cải thiện mối quan hệ mà đây cũng là bài tập rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Có thể mình sẽ áp dụng ngay vào lớp “Tâm lý học giao tiếp” của lớp liên thông tối nay mới được.
11g45 ngày 25/7/2012 Nguyễn Thị Đỗ Quyên 3.4. Kỹ thuật neo kiến thức bằng kể chuyện
Theo lý thuyết tâm lý học về trí nhớ, con người chúng ta nhớ tốt khi gắn kết các sự việc thành một chuỗi liên tục, từ sự việc đầu tiên có thể nhanh chóng liên tưởng đến sự việc thứ hai. Cứ như thế, chúng có thể nhớ nhiều nội dung riêng lẻ nếu biết kết hợp nó thành một câu chuyện logic có ý nghĩa đối với bản thân mỗi người.
Trên cơ sở này, GV có thể giúp SV nhớ những nội dung chính của bài học khi giúp SV xâu chuyện thành một câu chuyện logic minh họa thực tế, trong đó thể hiện các khái niệm chính của bài học.
Ví dụ, bài số 2 “Tập thể - Đối tượng của hoạt động quản trị” của học phần Tâm lý học quản trị có 3 nội dung chính: Khái niệm Nhóm và Tập thể, Các giai đoạn phát triển của tập thể, Những yếu tố tâm lý cần chú ý trong công tác quản trị. GV có thể yêu cầu SV xây dựng một câu chuyện về tập thể lớp mình có minh họa đầy đủ các khái niệm cơ bản trong bài.
Ví dụ minh họa
Lớp QT5.1 của chúng tôi là một tập thể, có quyết định thành lập của Trường Cao đẳng Thương mại nhằm giúp 60 thành viên trong lớp hoàn thành chương trình đào tạo Bậc Cao đẳng chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại. Tập thể lớp tôi có cơ cấu chính thức gồm Ban cán sự lớp (1 lớp trưởng, 2 lớp phó) và Ban chấp hành Chi đoàn giúp quản lý và
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 51 điều hành các hoạt động chung của lớp. Về cơ cấu không chính thức, lớp đã hình thành nhiều nhóm nhỏ, có những đặc điểm chung về tâm lý và sở thích cá nhân. Lớp tôi có nhóm bạn nam thường xuyên tập họp để đá banh do bạn Nguyễn Duy Trung làm thủ lĩnh (trưởng nhóm), và có cả những nhóm bạn nữ ở chung ký túc xá chơi thân với nhau, và còn có những nhóm khác nữa.
Hiện nay lớp đang ở giai đoạn thứ 2 trong các giai đoạn phát triển của tập thể, Ban cán sự lớp, Ban chấp hành Chi đoàn đã có sự tín nhiệm của các thành viên trong nhóm, làm việc tích cực và ăn ý. Nhưng trong lớp vẫn còn một số bạn chưa có ý thức học tập cao, hay vi phạm nội quy rèn luyện của trường.
Cho đến giờ mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp tương đối tốt, bầu không khí tâm lý của lớp tích cực, đôi khi vẫn có xung đột, xích mích giữa một số thành viên hoặc giữa các nhóm, nhưng cuối cùng mọi việc đều giải quyết ổn thỏa.
(Những từ in đậm ở trên là các khái niệm cơ bản có trong bài số 2)
GV có thể giao bài tập này theo nhóm và trình bày kết quả của mình cho cả lớp nghe.
Những câu chuyện này phù hợp với đời sống thực tế của SV, vừa kết hợp liên hệ nội dung bài học giúp SV dễ dàng ghi nhớ bài trong một tâm trạng vui tươi, thoải mái.
Trên đây là 4 kỹ thuật neo chốt kiến thức GV có thể áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình. Những kỹ thuật này có thể quen thuộc hoặc mới lạ với cách tổ chức giờ học của GV, giúp SV ghi nhớ bài tốt, không gò bó, ức chế khi phải tiếp thu quá nhiều kiến thức hoặc GV phải nói quá nhiều.
Với những gợi ý này, GV có thể linh hoạt thay đổi, chỉnh sửa và thiết kế thêm những kỹ thuật mới phù hợp với học phần đang giảng dạy, tăng chất lượng giờ giảng, mang lại hứng thú học tập cho SV. Một khi kết quả học tập của SV tăng lên, nhận thấy đi học là một niềm vui thì mỗi giờ lên lớp là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của thầy cô giáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS. Nguyễn Thị Minh Phượng, ThS. Phạm Thị Thúy (Cố vấn: GS.TS. Đinh Văn Tiến – Ulrich Lipp), Cẩm nang phương pháp sư phạm – Những phương pháp và kỹ năng sư phạm hiện đại, hiệu quả từ các chuyên gia Đức và Việt Nam, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2011;
[2] ThS. Nguyễn Thị Loan, Các hình thức neo chốt kiến thức, kết thúc một bài giảng lý luận chính trị, http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=281.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 52
GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP CORNELL CORNELL CORNELL CORNELL
ThS. Đinh Thị Quế
GV. Khoa Kế toán – Kiểm toán
Ghi chép là một trong những kỹ năng rất quan trọng giúp sinh viên học tập tốt hơn.
Đối với học chế tín chỉ - với mục tiêu tạo phong cách chủ động cho người học, điều này lại càng cần thiết hơn rất nhiều.
Tiến sỹ Waterbank thuộc Trường Đại học Cornell, New York, Mỹ đã phát triển một phương pháp ghi chép không phức tạp nhưng rất hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi.
Bài viết xin giới thiệu đến các bạn sinh viên phương pháp ghi chép của tiến sỹ Walter Pauk: phương pháp ghi chép Cornell.
Bản chất của phương pháp Cornell là thay vì chép hết những gì có ở lớp sinh viên đang làm một hướng dẫn để thông tin tự động đi vào não bộ. Bằng cách dùng phương pháp này sinh viên có thể bớt đi cách học nhồi sọ lúc ôn thi.
Để thực hiện ghi chép theo phương pháp Cornell, bạn chia tờ giấy ghi chép làm 3 phần như minh họa dưới đây:
Phần 1: Bạn sử dụng để ghi ngày học, tên môn học và chủ đề học. Bạn sử dụng để ghi nội dung bài học theo phương pháp Số - Chữ hay phương pháp Thụt lề. Khi ghi chép vào phần 1 thì phần 2 bạn để trống. Ghi chép xong nội dung bài học bạn nên đọc lại để đảm bảo rằng bạn hiểu toàn bộ nội dung ghi chép, hiểu những chữ viết tắt, những ký hiệu.
Bạn có thể phải sửa lại những từ chưa rõ ràng, thêm vào những ví dụ, chi tiết, định nghĩa để nội dung ghi chép được rõ ràng hơn. Bạn nên gạch chân hay khoanh tròn những ý chính và những từ quan trọng.
Phần 2: Bạn sử dụng để ghi những từ và những câu hỏi gợi nhớ khi ôn tập. Vì vậy phần này còn được gọi là cột ôn tập. Những từ hay câu hỏi gợi nhớ là những từ đơn hoặc cụm từ hoặc câu hỏi gợi và giúp bạn nhớ lại nội dung bài học đã nghi chép ở phần 1. Ví dụ: Có bao nhiêu loại tài khoản kế toán, là những loại nào? Khi bài học kết thúc hoặc khi bạn bắt đầu ôn tập thì bạn thực hiện ghi vào phần 2 này. Lúc ôn tập bạn che đi ghi chép ở phần 1, chỉ nhìn phần 2, dựa vào các từ gợi nhớ và các câu hỏi ghi ở phần này tự kiểm tra xem bạn đã nhớ nội dung ghi ở phần 1 đến mức nào. Tốt nhất là bạn nói to lên những gì bạn nhớ được vì nếu bạn không nói được về những điều bạn đã học thì bạn chưa biết hoặc chưa hiểu về nó. Trong khi ôn tập, nếu bạn quên nội dung ghi chép ở phần 1 thì bạn có thể mở phần 1 để xem lại, sau đó lại che đi, cố gắng nhẩm hoặc nói to lên nội dung đó cho
(2) Cột từ khóa Ghi từ hoặc câu
hỏi gợi nhớ
(1) Cột ghi chép
- Ghi ngày học, tên môn học và chủ đề học - Ghi nội dung bài học
(3) Vùng tóm tắt
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng 53 đến khi bạn nhớ tốt về nó. Bạn ôn tập càng nhiều lần thì việc phải mở nội dung ghi chép ở phần 1 ra xem lại càng ít đi và bạn sẽ rất tự tin khi kỳ thi đến.
Phần 3: Bạn sử dụng để ghi tóm tắt. Khi kỳ thi đến gần và bạn đã cảm thấy nhớ và hiểu tốt về nội dung bài học thì bạn sẽ thực hiện việc viết phần tóm tắt vào phần 3. Phần tóm tắt có thể là một, hai hoặc nhiều câu tóm tắt những ý chính của bài học mà bạn nghĩ nó sẽ rất quan trọng cho kỳ thi. Việc viết tóm tắt giúp bạn hiểu bài học sâu sắc hơn và đây cũng là một kỹ năng rất quan trọng mà các bạn sinh viên cần luyện tập.
Phương pháp ghi chép cornell đem lại nhiều lợi ích như: Thuận tiện cho việc sắp xếp và hệ thống hóa khi ghi bài và ôn bài; dễ thấy được các ý chính trong bài; việc ghi chép đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Dưới đây xin đưa một ví dụ đơn giản về áp dụng ghi chép theo phương pháp Cornell:
Khái niệm định khoản
4 quy định về định khoản
2 loại định khoản và mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
Ngày học: 15.3.13