CÁC TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC CỤ THỂ
Phần 2.2. Các hóa chất bảo vệ thực vật
6. PHÒNG TRÁNH: ngoài các biện pháp phòng tránh chung, cần
4.3. Tại Bệnh viện các tuyến
4.3.1. Sử dụng thuốc kháng độc atropin
Duy trì thấm atropine điều trị dấu hiệu muscarin, chủ yếu là hết tăng tiết và co thắt phế quản. Tổng liều atropine từ vài mg đến vài chục mg trong vài ngày, dùng theo tình trạng lâm sàng. Atropin tiêm tĩnh mạch, liều thấp có thể tiêm dưới da, giảm liều dần, ngừng khi liều giảm tới 0,5mg/24 giờ. Không cắt atropin quá sớm hoặc đột ngột vì có thể thiếu atropin vào ngày thứ 3-5 gây tử vong. Có thể áp dụng bảng điểm atropin để tránh ngộ độc atropin.
Bảng 11.1: Bảng điểm atropin
Triệu chứng Ngấm atropin Điểm Quá liều atropin Điểm
1. Da Hồng, ấm 1 Nóng, đỏ 2
2. Đồng tử 3 – 5 mm 1 > 5mm 2
3. Mạch 70 -100lần/phút 1 > 110 lần/phút 2
4. Hô hấp Không tăng tiết và co thắt, còn đờm dãi lỏng
1 Đờm khô quánh hoặc không có đờm
2
5. Tinh thần Bình thường 0 Kích thích vật vã, sảng hoặc
li bì do atropin.
2
6. Bụng Mềm bình thường 0 Chướng, gõ trong 2
7.Cầu BQ Không có 0 Căng 2
Cộng điểm ¦1 ¦2
Điểm atropine = ¦1 + ¦2 (điểm).
Ngấm atropine khi đạt 4- 6 điểm, quá liều atropin khi đạt > 6 điểm, thiếu atropine khi đạt < 4 điểm.
4.3.2. Các biện pháp hạn chế hấp thu
- Ngộ độc đường tiêu hoá: Rửa dạ dày khi đã ổn định tình trạng bệnh nhân.
Pha 40 - 50g than hoạt (hoặc 1 lọ Antipois BMai) với 50 ml nước bơm vào dạ dày trước khi rửa. Số lượng rửa 5 lít, có thể pha thêm 20g than hoạt vào dịch rửa. Sau rửa dạ dày, bơm vào dạ dày (20g than hoạt và 30g sorbitol) hoặc 1 typ Antipois BMai mỗi 2 giờ/lần, tổng là 3-6 lần. Theo dõi để đảm bảo bệnh nhân đi ngoài ra than hoạt trong vòng 24 giờ, cho thêm sorbitol 1g/kg cân nặng nếu sau 24 giờ vẫn không đi ngoài ra than hoạt.
- Chú ý cởi bỏ quần áo nhiễm hóa chất. Cần tắm, gội tẩy độc cho bệnh nhân ngộ độc đường uống vì bệnh nhân thường nôn ra tóc, quần áo.
4.3.3. Các biện pháp hồi sức
- Hô hấp: rất quan trọng, cho bệnh nhân thở oxy, đặt nội khí quản hút đờm dãi và thông khí nhân tạo nếu có suy hô hấp. Tuy nhiên nếu dùng atropine đủ, nhanh chóng đạt tình trạng ngấm thường sẽ tránh được suy hô hấp.
- Tuần hoàn: Truyền đủ dịch, cho thuốc vận mạch nếu huyết áp vẫn thấp khi đã bù đủ dịch: Noradrenalin, Dopamin, …
- Cân bằng nước- điện giải: bệnh nhân dễ bị mất nước do nôn, ỉa chảy, ăn uống không đủ, do ngộ độc atropin hoặc ngộ độc nước gây hôn mê do rửa dạ dày không đúng, truyền dịch quá nhiều. Các điện giải cần chủ ý là natri và kali, điều chỉnh sớm theo xét nghiệm.
- Nuôi dưỡng: Bảo đảm 30 – 50Kcalo/kg/ngày bằng cả đường tiêu hoá và tĩnh mạch. Ngộ độc đường uống ngày đầu tiên thường nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn vì dùng than hoạt và thuốc tẩy. Chế độ ăn kiêng mỡ và sữa.
- Vệ sinh thân thể, thay đổi tƣ thế nếu bệnh nhân hôn mê.
5. TIÊN LƢỢNG, BIẾN CHỨNG 5.1.Tiên lƣợng
- Carbamat thường diễn biễn tốt và ổn định sau một vài ngày nếu được điều trị đúng, tích cực.
5.1. Biến chứng
- Tụt huyết áp, rối loạn nước-điện giải, toan máu do nôn, ỉa chảy, mất dịch - Suy thận cấp: do tiêu cơ vân, giảm thể tích, toan chuyển hóa
- Suy hô hấp do tình tạng tăng tiết dịch và co thắt phế quản
- Sặc vào phổi (đặc biệt là sặc than hoạt khi bệnh nhân có rối loạn ý thức mà không bảo vệ tốt đường thở)
6. PHÒNG TRÁNH
- Hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản hoá chất bảo vệ thực vật
- Mở lớp tập huấn về chẩn đoán và xử trí ngộ độc các hoá chất bảo vệ thực vật - Gọi tới Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai nếu cần thêm thông tin
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Duệ (2007), “Ngộ độc cấp phospho hữu cơ”, Cấp cứu ngộ độc cấp thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.
2. Vũ Văn Đính (1998), “Ngộ độc các thuốc kháng cholinesterase”, Hồi sức cấp cứu tập I, Nhà xuất bản Y học, trang 151 - 155.
3. Nicholas M. Mohr, Devin P Sherman, Steven L.Brody (2012),
“Toxicology – Ngộ độc”, The Washington Manual of Critical Care 2nd - Hồi sức cấp cứu tiếp cận theo phác đồ, Chủ biên bản dịch tiếng Việt:
Nguyễn Đạt Anh và Đặng Quốc Tuấn, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, trang 421 – 456.
4. Andrew R. Erdman (2004), Insecticides, Medical Toxicology, 3rd edition, Lippincott Williams & Wilkins, P. 1475 – 1496.
5. Edward M. Bottei, Donna L. Seger (2005), “Therapeutic Approach to the critically Poisoned Patient”, Critical care Toxicology: Diagnosis and Management of the Critically Poisoned Patient, Mosby, P. 29 - 42.
6. Michael Eddleston and Richard Franklin Clark (2011), “Insecticides:
organic phosphorus compounds and carbamates”, Goldfrank's Toxicologic Emergencies, 9th edition, McGraw-Hill, P. 1450 – 1476.
7. Richard C. Dart (2004), “Initial Management of the Poisoned Patient”, Medical Toxicology, 3rd edition, Lippincott Williams & Wilkins, P. 21- 39.
NGỘ ĐỘC CLO HỮU CƠ