CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Chính sách tiền tệ và sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ
2.2.2 Sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
2.2.2.1 Cú sốc thanh khoản
Theo y ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng: “Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử ụng vốn khả ụng phục vụ cho hoạt động kinh oanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao ịch vốn...”
Thanh khoản là một khái niệm trừu tượng, với nhiều cách định nghĩa khác nhau. Hiểu một cách đơn giản nhất, thanh khoản là mức độ ễ àng của việc giao ịch một tài sản nào đó trên thị trường và thị trường được xem là có tính thanh khoản cao khi mà các chi phí giao ịch tương ứng được tối thiểu hóa (Kyle, 1985).
Hay hiểu đơn giản tính thanh khoản của một ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín ụng đã cam kết.
Trong kinh tế tài chính, cú sốc thanh khoản là sự thiếu hụt nghiêm trọng tính thanh khoản. Cú sốc thanh khoản của hệ thống ngân hàng xảy ra khi vì một lý do nào đó các ngân hàng thương mại không còn tiền mặt để cho vay và trả nợ đến hạn, mà không vay được trên thị trường liên ngân hàng. Cú sốc thanh khoản thường là hệ quả đi kèm của một khủng hoảng nợ xảy ra trước đó, nhưng đôi khi là hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ quá đột ngột. Chẳng hạn, từ tháng 8 năm 2007, trong không đầy một tháng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ phải bơm khoảng 200 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng để tránh cú sốc thanh khoản, hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ vay mua nhà ưới chuẩn trước đó. Cú sốc thanh khoản nếu không đi kèm với khủng hoảng nợ thì dễ chữa trị. Chỉ cần Ngân hàng Nhà nước bơm thêm tiền vào hệ thống liên ngân hàng đúng lúc và đúng liều lượng, giữ lãi suất liên ngân hàng ở mức ổn định.
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
2.2.2.2 Thước đo sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản
Sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản thể hiện qua sự thất bại của ngân hàng có thể bắt đầu và truyền dẫn ra toàn hệ thống làm thu hẹp hoặc trầm trọng thêm tình trạng thiếu thanh khoản của thị trường tài chính(Iyer và Peydró-Alcalde (2005), Khwaja và Mian (2008), Allen (2014)) hay hiểu đơn giản nó như một hiện tượng lây lan tài chính (Allen và Gale (2000)).
Từ các phân tích trên có thể thấy tính thanh khoản được xem như là một tiêu chí quan trọng cho sự phát triển, tính ổn định và tính hiệu quả của thị trường tài chính bởi vai trò quan trọng nhất của thị trường tài chính là tạo ra môi trường giao dịch tự do các tài sản, từ đó giúp chia sẻ và đa ạng hóa rủi ro cho nhà đầu tư. Tình hình thanh khoản của thị trường, đặc biệt là tính thanh khoản trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là mối quan tâm rất lớn của các nhà hoạch định chính sách phát triển thị trường và các doanh nghiệp niêm yết và các nhà đầu tư. Nhưng giải quyết vấn đề thanh khoản không chỉ đơn thuần dựa vào cảm nhận định tính mà chúng ta cần các thước đo thanh khoản đúng nghĩa, từ đó mới có thể bàn đến chuyện lượng hóa ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tính thanh khoản và các khuyến nghị được đưa ra mới có căn cứ.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì nguồn vốn mang tính quyết định đến năng lực thanh toán và khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi là chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng từ 70% - 80% và nó có tính biến động, chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, ở một số đề tài đã sử dụng kênh huy động như một thước đo thanh khoản để nghiên cứu về sự truyền tải những cú sốc thanh khoản trên toàn hệ thống ngân hàng, như Peek và Rosengren (1997), Schnabl (2012) và Allen et al.
(2014). Và đặc biệt là bài nghiên cứu gốc của Mabrouk Chouchène Zied Ftiti Wided Khiari (2016) cũng đã cho thấy rằng kênh huy động tiền gửi khách hàng và tiền gửi
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải những cú sốc thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng.
Điều này cho phép tác giả xem xét kênh huy động gồm tiền gửi ngân hàng và tiền gửi khách hàng như một thước đo ảnh hưởng của cú sốc thanh khoản đối với hệ thống tài chính NHTM Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng.