1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY SÂM CAU
1.2.3. Độc tính và tác dụng sinh học của Curculigo orchioides Gaertn
1.2.3.1. Độc tính
Theo Dƣợc điển Trung Quốc (2010), Curculigo orchioides có độc tính và liều lâm sàng khuyến cáo cho người trưởng thành là 3 – 9 g/ngày. Liều LD50 của cao chiết ethanol là 215,9 g/kg. Trong thử nghiệm độc tính trường diễn của Curculigo orchioides, sử dụng mức liều 120 g/kg trong 6 tháng trên chuột cống thấy xuất hiện những tổn thương trên gan, thận và cơ quan sinh sản của chuột [22].
Nie Y. và cộng sự (2013) cho rằng tác dụng gây độc cho gan có thể do thành phần triterpenoid ceton có trong cao ethanol [42]. Thông thường khi uống sâm cau ở liều khuyến cáo không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay độc tính nào. Tuy nhiên nếu uống nhiều trong khoảng thời gian dài có thể xuất hiện một số tác dụng nhƣ ra mồ hôi lạnh, tê cóng chân tay. Vì vậy, chỉ sử dụng ở mức liều mà đã chắc chắn tính an toàn của chế phẩm. Chống chỉ định với những người âm hư, những người bị nhiễm lạnh do các tác nhân ngoại cảnh [42]
Nghiên cứu về độc tính của C. orchioides tại Việt Nam còn ít và đa số các nghiên cứu đều thực hiện với dạng trà tan Tiên mao 3 g/gói, do khoa Dƣợc bệnh viện YHCT Trung ương sản xuất. “Nghiên cứu độc tính cấp diễn và bán trường diễn của trà thuốc Tiên mao” do Dương Minh Sơn và cộng sự thực hiện (2007) trên chuột nhắt trắng chủng Swiss và trên thỏ. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp trên 5 nhóm chuột trong 7 ngày với mức liều tăng dần từ 10 g/kg tới 30 g/kg là đa số các chuột chỉ giảm hoạt động, nằm và ngủ trong 2 - 3 giờ, sau đó tất cả đều hoạt động và ăn uống bình thường, không có chuột nào chết. Do đó nghiên cứu vẫn chưa xác định được liều LD50 bằng đường uống. Kết quả thử độc tính bán trường diễn trên thỏ với mức liều uống 9 g/3 lần/ngày, theo dõi trong 6 tuần, chƣa thấy có các dấu hiệu thay đổi về các thành phần máu và chức năng gan, thận có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị [15]
Kết quả “Khảo sát tính an toàn của trà Tiên mao trên bệnh nhân bị rối loạn cương dương” của Trần Quốc Bình và Dương Minh Sơn thực hiện (2011) trên 31 bệnh nhân bị mắc bệnh rối loạn cương dương tại Khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ƣơng trong 3 tháng cho thấy uống trà tiên mao với liều 9 g chia 3 lần/ngày
15
không gây ra các tác dụng không mong muốn, không làm thay đổi các chỉ số cận lâm sàng, huyết học, sinh hóa [3].
1.2.3.2. Tác dụng sinh học Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu in vitro của Bafna và Mishra (2005) đã thấy cao methanol của thân rễ Curculigo orchioides có hiệu quả rất tốt trong việc dọn các gốc tự do nhóm superoxid, có tác dụng trung bình đối với các gốc tự do DPPH, nitric oxid và có tác dụng ức chế quá trình peroxid lipid [20]. Theo Wu và cộng sự, các hợp chất phenolic là yếu tố chính tạo nên tác dụng chống oxy hóa của C. orchioides [60].
Bằng những thực nghiệm của mình Wang đã chỉ ra các curculigoside cản trở tác dụng phá hủy tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người của H2O2 đồng thời cũng làm giảm quá trình apoptosis tế bào. Apoptosis là một chu trình hoạt động của sự lão hóa, chết tế bào, sự tích lũy H2O2 trong tế bào chính là tác nhân châm ngòi cho quá trình apoptosis.
Các curculigoside ức chế hoạt động của caspase-3 (một protease tham gia vào quá trình phân hủy DNA) và protein p53 mRNA (đây là hai yếu tố đƣợc coi là chìa khóa khởi động quá trình apoptosis tế bào) nên có tác dụng ức chế quá trình apoptosis [59]
Các curculigoside còn tác động lên protein ở tế bào da người: làm tăng biểu hiện của protein procollagen type I và làm giảm biểu hiện của protein MMP-1, điều này cho thấy các curculigoside có thể có tác dụng tốt trong điều trị sự lão hóa da người [34]
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2001) cũng đã cho thấy tác dụng chống oxy hóa in vitro của polyphenol chiết từ thân rễ sâm cau khá cao (64,1%) [12]
Tác dụng bảo vệ, chống độc cho gan
Qua các nghiên cứu của Rao và cộng sự (1996) đã cho thấy tác dụng chống nhiễm trùng và bảo vệ gan của C. orchioides. Nhóm tác giả đã chỉ ra tác dụng bảo vệ, chống độc cho gan là do sâm cau có tác dụng đối kháng với một số chất có khả năng gây độc cho gan nhƣ rifampicin.. [47], [48]. Các curculigenin A và curculigol đã đƣợc nghiên cứu và sàng lọc thấy có tác dụng chống độc cho gan do chúng đối kháng với tác dụng của thioacetamid và galactosomin [16]
16
Nghiên cứu của Venukurma và Latha (2002) thực hiện trên chuột cống đã đƣợc tiêm CCl4, sau đó cho dùng cao đặc chiết từ thân rễ C. orchioides cho thấy: cao methanol có tác dụng làm tăng lƣợng tiêu thụ thức ăn và làm chuột tăng cân đồng thời làm giảm tới mức bình thường nồng độ của AST, ALT, ALP, GGT, lipid, triglycerid, cholesterol trong huyết thanh [57]. Ngoài việc chỉ ra tác dụng đối kháng của cao methanol với một số chất gây độc ở gan nhƣ paracetamol, rifampicin, CCl4, Venukurma còn chỉ ra cơ chế bảo vệ gan của cao methanol cũng tương tự như Silymarin là thông qua các tác dụng: chống oxy hóa nên có thể vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại; ổn định màng tế bào gan và ngăn chặn chất độc từ ngoài nhiễm vào trong tế bào gan; tăng cường tổng hợp rRNA, giúp sự tổng hợp protein nhằm thúc đẩy phục hồi các tế bào gan bị tổn thương và kích thích sự phát triển các tế bào gan mới; ức chế sự biến đổi gan thành tổ chức xơ, giảm sự hình thành các sợi collagen đƣa đến xơ gan.
Ngoài ra, cao chiết methanol còn chứa một số enzym chống oxy hóa nhƣ glutathion transferase [49], [56].
Rajesh và cộng sự (2000) cũng nghiên cứu về Kamilari - một sản phẩm của Ayurvedic có chứa thành phần là C. orchioides, có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị xơ gan do rƣợu [45]
Tác dụng điều hòa miễn dịch
Nghiên cứu của Bafna và cộng sự chỉ ra rằng cao methanol của thân rễ C.
orchioides có tác dụng làm tăng số lƣợng bạch cầu, tăng lƣợng kháng thể dịch thể ở những chuột đƣợc điều trị ức chế miễn dịch bằng cyclophosphamid. Điều này cho thấy cao methanol của thân rễ sâm cau có tác dụng kích thích miễn dịch bằng cả hai cơ chế miễn dịch là thông qua trung gian tế bào và thông qua kháng thể dịch thể [21]. Các glucosid phenolic từ sâm cau đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều hòa miễn dịch cơ thể do chúng có tác dụng làm tăng hàm lƣợng kháng thể dịch thể [33].
Lacaille - Dubois và Wagner cũng nghiên cứu tác dụng sinh học của các curculigosaponin - cycloartan loại saponin triterpen từ thân rễ sâm cau, kết quả cho thấy các curculigosaponin kích thích sự tăng sinh của tế bào lympho ở lách chuột nhắt trắng, tác dụng của curculigosaponin trên kháng thể vẫn chƣa rõ rệt [42]. Các curculigosaponin C và F thúc đẩy sự tăng sinh tế bào lympho ở lách chuột nhắt trắng,
17
còn curculigosaponin G làm tăng trọng lƣợng tuyến ức in vivo ở chuột nhắt trắng [16], [49]. Ngoài ra, lycorin – alcaloid có trong sâm cau cũng đã đƣợc chứng minh là có tác dụng kích thích tế bào lympho T in vitro và in vivo.
Hoạt tính tăng cường chức năng sinh lý
Cao ethanol của thân rễ Curculigo orchioides có tác dụng kích thích sinh dục đáng kể ở thỏ đực, làm tăng lƣợng glycogen, tăng độ ẩm ở tử cung của chuột cái trưởng thành, tăng nồng độ hormon FSH, LH và hormon testosteron trên chuột cống [58]; tác dụng làm tăng số lần, tăng tần suất giao phối trên động vật. Điều này đã gợi ý cho các nhà nghiên cứu có thể dùng thân rễ sâm cau nhƣ một vị thuốc để điều trị chứng rối loạn cương dương [23], [42]. Đã thử nghiệm trên nam giới có các chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chết, tinh trùng kém chuyển động và tinh trùng yếu bài thuốc gồm sâm cau và hai vị dược liệu khác uống với sữa và đường trong 3 tháng. Kết quả có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống của tinh trùng sau một tháng điều trị. Ở tháng thứ hai có sự tăng về số lƣợng và khả năng chuyển động của tinh trùng, đồng thời số lượng tinh trùng non giảm. Sau 3 tháng điều trị, tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới [16].
Tác dụng chống loãng xương
Cao ethanol của thân rễ C. orchioides có tác dụng chống loãng xương thông qua việc kích thích sự tăng sinh nguyên bào xương tạo cốt bào, thúc đẩy hoạt động của ALP, đồng thời làm giảm vùng tế bào hủy xương tại hố tiêu xương.
Curculigoside trong dịch chiết ethanol có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động của các phosphatase kiềm và làm tăng canxi lắng đọng trong xương; làm giảm nồng độ của các ROS và lipid peroxid; thúc đẩy hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong tế bào tạo xương. Ngoài ra, các phenolic glycoside này còn kích thích sự phát triển và làm tăng biểu hiện của các yếu tố nhƣ: VEGF, tyrosine kinase-1 và một số các đích sinh học khác trong điều trị các bệnh xương chuyển hóa thường gặp như tế bào MC3T3-E1.
Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết dầu từ thân rễ C. orchioides có tác dụng kháng lại một số chủng vi khuẩn nhƣ Bacillus anthracis, Bacillus subtilis, Salmonella pullorum, Salmonella
18
newport, Staphylococcus aureus và một số chủng nấm nhƣ Fusarium moniliforme, Fusarium solani, Aspergillus flavus, Cladosporium spp. [24]
Dịch chiết nước của C. orchioides có tác dụng chống lại tác dụng gây bệnh của một số chủng tụ cầu Gram (+) nhƣ: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis; các chủng Gram (-) nhƣ: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhimurium và có tác dụng chống nhiễm trùng nhƣ một thuốc kháng khuẩn [41]
Tác dụng kháng histamin
Cao ethanol của thân rễ sâm cau có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập ở chuột lang do histamin gây ra. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, cao ethanol có tác dụng bảo vệ chống lại cơn co thắt khí quản trên chuột lang, các phản xạ thụ động ở chân chuột cống và chứng giữ nguyên tƣ thế gây ra bởi haloperidol trên chuột nhắt.
Các tiêu chí này phần nào cho thấy hiệu quả của cao ethanol của thân rễ sâm cau trong việc điều trị hen [16], [43].
Tác dụng kháng tiểu đường
Dịch chiết nước và cao ethanol sâm cau đều có tác dụng chống tăng đường huyết trong điều kiện bình thường và trong điều kiện tăng đường huyết do alloxan trên chuột cống. Tác dụng hạ đường huyết phụ thuộc liều của cao ethanol đã được so sánh với glimepirid - thuốc điều trị tiểu đường đường uống, liều 500 àg/kg [35].
Tác dụng trợ đẻ
Sharma và cộng sự (1975) đã quan sát, nghiên cứu tác dụng trợ đẻ của các hợp chất flavon glycosid từ sâm cau [51]. Các thử nghiệm trên chuột cống, chuột lang và thỏ đã cho thấy hợp chất flavon glycosid có tác dụng kích thích, co bóp tử cung mạnh, vì vậy có tác dụng hỗ trợ trong quá trình sinh đẻ của phụ nữ [49]
Hoạt tính chống ung thư:
Dịch chiết sâm cau đã đƣợc Singh & Gupta (2008) phát hiện có tác dụng ức chế dòng tế bào ung thƣ MCF-7.
Tác dụng chống viêm:
Dode và cộng sự đã chỉ ra tác dụng chống viêm của thành phần gel trong thân rễ sâm cau bằng mô hình nghiên cứu chống viêm thực nghiệm là mô hình gây phù bàn
19
chân chuột bằng carragenin [42]. Rễ sâm cau thử nghiệm trên chuột nhắt dưới dạng cao ethanol thấy có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormon sinh dục nam và kích thích miễn dịch [16], [42].
Một số nghiên cứu khác cho thấy, sâm cau có tác dụng làm giảm ngƣỡng nghe, cải thiện chức năng trung tâm thính giác, tổ chức ốc tai của chuột, vì vậy mà sâm cau có thể đƣợc sử dụng nhƣ một sản phẩm tự nhiên điều trị chứng giảm thính lực do tiếng ồn ở chuột [30]