Tác dụng tăng lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân hóa học và thử độc tính cấp, tác dụng tăng lực của cây sâm cau (curculigo orchioides gaertn , hypoxidaceae) (Trang 55 - 102)

4.2. VỀ ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG TĂNG LỰC

4.2.2. Tác dụng tăng lực

4.2.2.1. Lựa chọn đường dùng và liều dùng thuốc

Thân rễ sâm cau được các đồng bào dân tộc sử dụng chữa nam giới liệt dương [7], [8], [16]... dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu với liều 3 – 9 g dược liệu khô/ngày cho người lớn, tương đương 0,06 - 0,18 g dược liệu/kg thể trọng/ngày (tính trung bình người lớn nặng 50 kg) [17]. Trong nghiên cứu này, mẫu thử được bào chế dưới dạng cao đặc đƣợc bào chế từ dịch chiết ethanol thân rễ sâm cau. Tiến hành ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thực nghiệm để tính liều dùng ở chuột nhắt trắng là 0,60 – 1,80 g/kg thể trọng (theo hệ số 10). Trong nghiên cứu đánh giá tác dụng tăng lực trên mô hình Rotarod, phân đoạn cao ethanol chúng tôi tiến hành thử trên 2 mức liều là 0,2 g/kg thể trọng chuột và 0,5 g/kg thể trọng chuột, nhằm đánh

47

giá tác dụng tăng lực của cao đặc đƣợc bào chế từ dịch chiết ethanol sâm cau có phụ thuộc vào liều dùng hay không.

4.2.2.2. Tác dụng của cao ethanol thân rễ sâm cau đối với chuột trên mô hình trụ quay ROTAROD

Rotarod là test đánh giá sức chịu đựng, đánh giá tác dụng tăng cường thể lực chống đỡ lại sự quay liên tục của trụ quay. Kết quả nghiên cứu trên mô hình trụ quay Rotarod cho thấy, cao đặc đƣợc bào chế từ dịch chiết ethanol sâm cau khi uống liên tục trong 14 ngày, ở mức liều 0,5 g/kg TT có tác dụng tăng lực cho chuột nhắt trắng.

Ở cả hai mức liều, thời gian bám trung bình trên trụ quay của chuột đều tăng có ý nghĩa thống kê so với thời điểm khi chƣa dùng thuốc của cùng lô thí nghiệm (p <

0,05). Tỷ lệ % thời gian bám của chuột ở các lô uống CĐ (liều 0,2 g/kg và 0,5 g/kg) so với tỷ lệ này của lô chứng tăng theo thời gian: ở ngày thứ 7 là 64,8% và 47,5% ở ngày thứ 14 là 104,4% và 135,1%; tuy nhiên chỉ có lô uống CĐ liều cao (0,5g/kg) ở ngày thứ 14 là tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,05). Nhƣ vậy tác dụng tăng lực CĐ là phụ thuộc vào liều dùng và thời gian sử dụng (liều cao 0,5 g/kg và sau 2 tuần dùng thuốc).

Ở lô chứng (uống nước cất) thời gian bám trung bình trên trụ quay của chuột cũng có xu hướng tăng lên tuy nhiên chưa đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này cho thấy sau một thời gian làm quen và luyện tập trên mô hình trụ quay Rotarod làm cho chuột tăng độ bền bỉ, độ khéo léo, tăng sức chịu đựng của chuột.

Trọng lƣợng chuột của các lô thí nghiệm ở các thời điểm 7 ngày và 14 ngày đều tăng so với ngày 0 đạt ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và mức độ tăng giữa các lô là tương đương nhau, tuy nhiên không có sự khác nhau về trọng lượng trong cùng một thời điểm của các lô khác nhau (p > 0,05). Như vậy, CĐ không ảnh hưởng tới sự tăng trọng lƣợng chuột so với lô chứng mà chỉ làm tăng độ dẻo dai của chuột. Nói cách khác, cao đặc bào chế từ dịch chiết ethanol sâm cau có tác dụng tăng lực trên chuột trắng trong mô hình trụ quay Rotarod.

Theo tác giả Võ Văn Chi [7] và tác giả Đỗ Tất Lợi [13] sử dụng thân rễ sâm cau trị chứng liệt dương, bất lực, thần kinh suy nhược, vận động khó khăn… Như vậy kết quả thực nghiệm đã chứng minh cao ethanol sâm cau có tác dụng tăng lực, phù hợp

48

với kinh nghiệm dân gian sử dụng cây sâm cau nhƣ một loại thuốc bổ, trị các bệnh: liệt dương, chân tay đau mỏi, đau lưng…[15].

Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đánh giá độc tính cấp mà chƣa đánh giá độc tính bán trường diễn, độc tính trường diễn của dược liệu sâm cau Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Bao H.Z. (2011) đã cho thấy dịch chiết ethanol Curculigo orchioides Trung Quốc gây ra những biến đổi về chỉ số hóa sinh gan, thận, biến đổi bệnh lý trên tinh hoàn, buồng trứng chuột khi sử dụng mức liều cao và dài ngày [21]. Vì vậy, không nên sử dụng dƣợc liệu sâm cau ở mức liều cao và trong khoảng thời gian dài, điều này hoàn toàn phù hợp với tác giả Võ Văn Chi [8]: tiên mao dùng nhiều gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức.

49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về thành phần hóa học thân rễ sâm cau, nhóm nghiên cứu đã đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Các kết quả chính đạt đƣợc là:

1. Tên khoa học của mẫu nghiên cứu là Curculigo orchioides Gaertn., họ Hypoxidaceae

2. Trong thân rễ sâm cau có hợp chất phenolic, saponin, alcaloid, phytosterol, đường khử tự do, chất béo.

3. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học 3 chất trong dƣợc liệu thân rễ sâm cau là:

orcinol glucosid, curculigoside và orcinol-1-O-(6’-O-acetyl)-α-D-glucopyranosid.

Trong đó hợp chất orcinol-1-O-(6’-O-acetyl)-α-D-glucopyranosid lần đầu tiên phân lập đƣợc trong chi Curculigo Gaertn. nói chung và ở loài Curculigo orchioides Gaertn.

nói riêng.

4. Ở mức liều 347 g DL khô/kg thể trọng chuột nhắt trắng, cao đặc ethanol thân rễ sâm cau không gây chết chuột ở tất cả các lô thí nghiệm.

5. Ở mức liều 0,5 g/kg thể trọng chuột và sau 14 ngày dùng thuốc, cao đặc bào chế từ dịch chiết ethanol sâm cau thể hiện tác dụng tăng lực trên chuột nhắt trắng trong mô hình trụ quay Rotarod.

KIẾN NGHỊ

Kết quả của đề tài đã đáp ứng đƣợc các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ là bước đầu, các kết quả trên chỉ là những hiểu biết về TPHH và tác dụng tăng lực của dƣợc liệu thân rễ sâm cau. Vì vậy, chúng tôi xin đƣa ra đề xuất:

+ Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn thành phần hóa học của Curculigo orchioides Gaertn. (phân lập, xác định hàm lƣợng) của các hợp chất phenolic, alcaloid…

+ Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ tác dụng tăng lực của dƣợc liệu sâm cau thể hiện rõ trong phân đoạn nào. Từ đó có định hướng chiết xuất, phân lập thành phần gây ra tác dụng tăng lực này.

+ Nghiên cứu tác dụng sinh học của dƣợc liệu sâm cau, của các hợp chất phân lập đƣợc từ sâm cau để có thể nghiên cứu, phát triển thuốc từ dƣợc liệu này trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, tr.68-69

2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXB Y học HN, tr 198 – 199, 342-343, 371-403

3. Trần Quốc Bình, Dương Minh Sơn (2011), “ Khảo sát tính an toàn của trà tiên mao trên bệnh nhân bị rối loạn cương dương qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng”, Tạp chí Thông Tin Y Dược, số 4, 37-40

4. Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Bài giảng Dược liệu tập I, 126-143

5. Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Thực tập Dược liệu (Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hóa học), Tài liệu nội bộ

6. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học

7. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 1028 – 1029 8. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, NXB Khoa học & Kỹ thuật, tr 137-144, 827-829

9. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học, 10-11 10. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, NXB Y học Hà Nội

11. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, quyển III, tr.502-503

12. Nguyễn Thị Phương Lan (2001), “Góp phần nghiên cứu cây Sâm cau, Curculigo orchioides Gaertn., Hypoxidaceae”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dƣợc Hà Nội, Hà Nội.

13. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 910 14. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại học Quôc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 8.

15. Dương Minh Sơn, Lê Quang Tuấn, Nguyễn Thị Hằng (2007), “Nghiên cứu độc tính cấp diễn và bán trường diễn của trà thuốc tiên mao”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 335, số 6, 36-39

16. Viện Dƣợc liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học & Kỹ thuật, tr 693-696

17. Viện Dƣợc liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược, NXB KH&KT

Tiếng Anh

18. Asif M., Kumar A. (2010), Acute toxicity study and in-vivo anti-inflammatory activity of different fractions of Curculigo orchioides Gaertn. rhizome in albino Wistar rats, Iranian Journal of Pharmaceutical Science, 6(3), 191-198

19. Asif M. (2012), “A review on Phytochemical and ethnopharmacological activities of Curculigo orchioides”, Mahidol University Journal of Pharmaceutical Sciences 39 (3-4), 1-10

20. Bafna A.R., Mishra S.H.(2005), “In vitro antioxidant activity of methanol extract of rhizomes of Curculigo orchioides Gaertn”, ARS Pharmaceutical 46, 125-138

21. Bafna A.R., Mishra S.H.(2006), “Immunostimulatory effect of methanol extract of Curculigo orchioides on immunosuppressed mice”, J Ethnopharmacol., 104, 1-4 22. Bao H.z., zhao J.N. et al.(2011), “Research on long-term toxicity of ethanol extracts of Curculigo orchioides Gaertn”, Zhong Yao Yao Li Yu Lin Chuang 27, 70- 73

23. Chauhan N.S., Rao et al.(2007), “Effect of Curculigo orchioides rhizomes on sexual behavior of male rats”, Fitoterapia 78, 530-534

24. Chauhan N.S. et al (2010), “Curculigo orchioides: the black gold with numerous health benefits”, Journal of Chinese Integrative Medicine, Vol.8(7), 613 – 623.

25. Flora of China (2000), Vol.24, 271 - 273

26. Da-Xu F.D. et al. (2004), “Curculigoside C, a new Phenolic glucoside from Rhizomes of Curculigo orchioides”, Acta Botanica Sinica, 46(5), 621-624

27. Garg S.N., Misra L.N., Agarwal S.K. (1989), “Corchioside A, an orcinol glycoside from Curculigo orchioides”, Phytochemistry 28(6), 1771-1772

28. Ge J.F., Gao W.C. et al. (2013), Orcinol glucoside produces antidepressant effects by blocking the behavioural and neuronal deficits caused by chronic stress, European Neuropsychopharmacology, 24(1), 172-180

29. Gupta M., Achari B., Pal B.C. (2005), “Glucosides from Curculigo orchioides”, Phytochemistry, 66(6), 659-663

30. Hong B.N., You Y.O., Kang T.H.(2011), “Curculigo orchioides, natural compounds for the treatment of noise-induced hearing loss in mice”, Archives of Pharmacal Research 34, 653-659

31. Jiao L. et al (2009), Antiosteoporotic activity of phenolic compounds from Curculigo orchioides, Phytomedicine 16, 874 – 881

32. Jens Hasskarl (2006), Drug Discovery and Evaluation, 2 edition, Springer.

580 -581

33. Lakshmi V., Pandey K., Puri A., Saxena R.P., Saxena K.C.(2003), “Immuno- stimulant principles from Curculigo orchioides”, Journal of Ethnopharmacology 89, 181-184

34. Lee S.Y. et al (2009), “The effect of curculigoside on the expression of matrix metalloproteinase-1 in cultured human skin fibroblasts”, Archives of Pharmacal Research 32, 1433-1439

35. Madhavan V., Joshi R., Murali A., Yoganarasimhan S.N.(2007), “Anti-diabetic activity of Curculigo orchioides root tuber”, Pharm Biol 45(1), 18-21

36. Mehta B.K., Bokadia M.M., Mehta S.C.(1980), “Study of root oil: component fatty acids of Curculigo orchioides roots”, Indian Drugs 18, 109-110

37. Mehta B.K., Dubey A. et al.(1983), “4-acetyl-2-methoxy-5-methyltriacontane, a new aliphatic long-chain methoxy-ketone from Curculigo orchioides roots”, Indian Journal of Chemistry 22B(3), 282-283

38. Misra T.N., Shingh R.S., Tripathi D.M. (1984), “Aliphatic compounds from Curculigo orchioides rhizomes”, Phytochemistry 23(10), 2369-2371

39. Misra T.N. et al (1990), “Curculigol, a cycloartane triterpene alcohol from Curculigo orchioides”, Phytochemistry 29, 929-931

40. Misra T.N., Shingh R.S., Upadhyay J., Tripathi D.M. (1984), “Aliphatic hydroxyl- ketones from Curculigo orchioides rhizomes”, Phytochemistry 23(8), 1643-1645 41. Nagesh K.S., Shanthamma C.(2009), “Antibacterial activity of Curculigo orchioides rhizome extract on pathogenic bacteria”, African Journal of Microbiology Research 3, 5-9

42. Nie Y., Dong X. et al. (2013), “Medicinal plants of genus Curculigo: Traditional uses and a phytochemical and ethnopharmacological review”, J Ethnopharmacol., 147(3), 547 – 563

43. Pandit P., Singh A., Bafna A.R., Kadam P.V., Patil M.J.(2008), “Evaluation of antiasthmatic activity of Curculigo orchioides Gaertn rhizomes”, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, 70(4), 440-444

44. Porwal M., Batra A., Mehta B.K.(1988), “Some new compounds from the rhizome of Curculigo orchioides Gaertn”, Indian Journal of Chemistry 27B, 856-857

45. Rajesh M.G., Paul B., Lath M.S.(2000), “Efficacy of Kamilari in alcoholic liver cirrhosis”, Antiseptic 97(9), 320-321

46. Rao R., Ali N., Reddy M. N. (1978), “Occurrence of both sapogenins and alkaloid lycorine in Curculigo orchioides”, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences 40(3), 104-105

47. Rao K.S., Mishra S.H.(1996), “Studies on Curculigo orchioides Gaertn. for anti- inflammatory and hepatoprotective activities”, Indian Drugs 33(1), 20-25

48. Rao K.S., Mishra S.H.(1996), “Effect of rhizomes of Curculigo orchioides Gaertn on drug induced hepatoxicity”, Indian Drugs 33(9), 458-461

49. Saba Irshad, J.Singh, S.P.Jain, S.P.S.Khanuja(2006), “Curculigo orchioides Gaertn.(Kali Musali). An endangered medicinal plant of commercial value”, Natural Product Radiance Vol.5(5), 369-372

50. Shen Q. et al (2013), Curculigoside promotes osteogenic differentiation of bone marrow stromal cells from ovariectomized rats, Journal of Pharmacy and Pharmacology, 65, 1005 - 1013

51. Sharma M. et al (1975), “Observations on oxytocic activity of a flavones glycoside isolated from Curculigo orchioides”, J Res Indian Med 10(3), 104-106

52. Theng K.B., Korpenwar A.N. (2014), “Preliminary phytochemical and physicochemical analysis of Curculigo orchioides Gaertn. root tuber, International Journal of Bioassays, 3373-3375

53. Tian Z. et al. (2012), Neuroprotective effects of curculigoside against NMDA- induced neuronal excitoxicity in vitro, Food and Chemical Toxicology, (50), 4010 - 4015

54. Tiwari, R.D., Misra, G. (1976), “Strutural studies of the constitutents of the rhizomes of Curculigo orchioides”, Planta Medica 29, 291-294

55. Valls J., Richard T., Larronde F., Leblais V., Muller B., Delaunay J.C., Monti J.P., Ramawat K.G., Mérillon J.M. (2006), “ Two new benzylbenzoate glucosides from Curculigo orchioides”, Fitoterapia 77(6), 416-419

56. Venukumar M.R., Latha M.S.(2002), “Antioxidant activity of Curculigo orchioides in carbon tetrachloride-induced hepatopathy in rats”, Indian J. Clin.

Biochem 17(2),80-87

57. Venukumar M.R., Latha M.S.(2002), “Hepatoprotective effect of the methanolic extract of Curculigo orchioides in CCl4-treated male rats”, Indian J. Pharmacol 34(4), 269-275

58. Vijayanarayana K., Rodrigues R.S. et al.(2007), “Evaluation of estrogenic activity of alcoholic extract of rhizomes of Curculigo orchioides”, Journal of Ethnopharmacology 114, 241-245

59. Wang Y.K., Hong Y.J. et al (2010), “Curculigoside attenuates human umbilical vein endothelial cell injury induced by H2O2”, Journal of Ethnopharmacology 132, 233-239

60. Wu Q., Fu D.X., Hou A.J., Lei G.Q. et al.(2005), “Antioxidative phenols and phenolic glycosides from Curculigo orchioides”, Chemical and Pharmaceutical Bulletin 53, 1065-1067

61. Wu X. Y. et al (2012), Ameliorative effects of Curculigoside from Curculigo orchioides Gaertn. on learning and memory in aged rats, Molecules, 17, 10108 – 10118

62. Xu J.P., Xu R.S. (1992), “Phenyl glycosides from Curculigo orchioides”, Yao Xue Xue Bao 27, 353-357, in Chinese

63. Xu J.P., Xu R.S.(1992), “Cycloartane type sapogenins and their glycosides from Curculigo orchioides”, Phytochem 31, 2455-2458

64. Xu J.P., Xu R.S., Li X.Y.(1992), “Glycosides of cyclooctane saponins from Curculigo orchioides”, Phytochemistry 31, 233-236

65. Zhen-Hui Wang, Jian Huang et al. (2013), “Phenolic glycosides from Curculigo orchioides Gaertn.”, Fitoterapia 86, 64-69

66. Zhi Fei Cao et al. (2013), Multiple biological functions and pharmacological effects of lycorin, Science China Chemisstry, 56(10), 1382 – 1391

67. Zhu C. C. et al (2010), Chemical Constituents from Rhizomes of Curculigo breviscapa, Bull. Korean Chem. Soc., 31(1), 224-226

68. Zuo A. X., Shen Y., Zhang X.M., Jiang, Z.Y., Zhou J., Lu J., Chen J.J.(2010),

“Four new trace phenolic glycosides from Curculigo orchioides”, Journal Asian Natural Products Research 12, 43-50

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu Phụ lục 2 Phổ của chất SC1

Phụ lục 3 Phổ của chất SC2 Phụ lục 4 Phổ của chất SC3 Phụ lục 5 Khối lƣợng chuột

Phụ lục 6 Thời gian bám của chuột trên trụ quay

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2: PHỔ CỦA CHẤT SC1 - MS

- 1 H-NMR - 13 C-NMR - DEPT - IR

PHỤ LỤC 3: PHỔ CỦA CHẤT SC2 - MS

- 1 H-NMR - 13 C-NMR - DEPT - IR

PHỤ LỤC 4: PHỔ CỦA CHẤT SC3 - MS

- 1 H-NMR - 13 C-NMR - DEPT - IR

PHỤ LỤC 5: KHỐI LƢỢNG CHUỘT

Khối lƣợng Lô 1

(nước cất)

Lô 2

(sâm cau 0,2 g/kg)

Lô 3

(sâm cau 0,5 g/kg)

STT m0 m7 m14 m0 m7 m14 m0 m7 m14 1 20,0 21,0 22,0 1 22,0 23,0 24,0 1 22,1 24,3 26,3 2 21,4 22,7 24,0 2 22,0 22,5 25,0 2 21,6 22,3 23,5 3 22,1 22,8 24,0 3 18,4 19,4 23,0 3 21,8 24,6 26,4 4 21,1 21,5 24,0 4 21,0 23,4 26,0 4 21,0 22,8 23,5 5 18,4 22,4 24,0 5 19,7 23,0 24,0 5 19,3 20,2 22,3 6 18,8 21,4 25,0 6 19,8 22,6 23,0 6 19,6 20,9 21,4 7 20,3 21,5 23,7 7 18,0 18,5 20,0 7 19,1 22,7 23,8 8 20,5 18,8 19,0 8 18,7 19,9 21,0 8 19,8 21,6 24,5 9 18,2 19,0 20,1 9 19,2 19,8 21,0 9 18,2 19,1 20,1 10 19,7 24,2 26,5 10 19,5 20,4 22,0 10 18,2 21,9 23,6 11 18,3 20,2 24,0 11 18,2 18,9 20,0 11 18,5 20,2 16,8 12 18,6 21,0 22,8 12 20,1 22,3 23,0 12 20,6 22,7 24,6 13 18,6 20,7 23,6 13 19,8 22,2 23,0 13 22,0 23,5 24,7 14 18,6 19,4 20,5 14 20,8 20,5 23,0 14 21,4 23,4 25,9 15 19,0 21,5 23,0 15 18,0 19,8 22,0 15 20,2 24,4 27,2 16 18,6 18,9 20,6 16 20,0 22,0 24,0 16 20,0 22,1 25,3 17 18,5 19,7 21,1 17 21,9 23,6 25,0 17 17,8 20,5 23,9 18 18,0 20,6 24,0 18 19,1 20,3 21,6 (m0, m7, m14: khối lượng chuột ở ngày 0, ngày 7, ngày 14)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phân hóa học và thử độc tính cấp, tác dụng tăng lực của cây sâm cau (curculigo orchioides gaertn , hypoxidaceae) (Trang 55 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)