Chương II: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1. Khái quát chung về trọng tài trong thương mại quốc tế
2.1.2. Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế
2.1.2.1. Trọng tài quy chế ( hay còn gọi là trọng tài thường trực)
Trọng tài thường trực là thể loại trọng tài có tổ chức hoạt động một cách thường xuyên trên cơ sở điều lệ và quy tắc tố tụng riêng của mình. Phần lớn các tổ chức trọng tài này được thành lập bên cạnh phòng thương mại của các nước. Phương thức hoạt động của trọng tài thường trực là tiến hành xét xử theo quy tắc tố tụng của họ đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử của tổ chức này.
Các trung tâm trọng tài thương mại quốc tế có các đặc trưng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ mang sắc thái riêng trong pháp luật trọng tài ở một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái lan. Nhưng nhìn chung các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thành lập bởi Nhà nước. Và hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, phán quyết của trọng tài viên duy nhất
9 Tập bài giảng Luật thương mại quốc tế- Trường Đại học Cần thơ- Khoa luât 2002.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hoặc Hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra quyết định.
Là tổ chức phi chính phủ nhưng trung tâm trọng tài vẫn luôn đặc dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước quản lý trong việc cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài. Nhà nước hỗ trợ đối với hoạt động: Hỗ trợ chỉ định, thay đổi trọng tài viên, hỗ thợ trong việc xem xét lại quyết định của hội đồng trọng tài, hỗ trợ trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; hỗ trợ trong việc hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài; cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài…
Thứ hai: Các trung tâm trọng tài là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp. Do vậy nó có tư cách pháp nhân và tồn tại độc lập với các trung tâm trọng tài khác.
Thứ ba: Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư kí trung tâm trọng tài do Chủ tịch trung tâm trọng tài cử. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Các thành viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc được chỉ định.
Thứ tư: Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng.
Là một tổ chức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Bên cạnh chất lượng các trọng tài viên, sự đơn giản và linh hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của mỗi trung tâm trọng tài đối với khách hàng. Bởi vậy mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm trọng tài trên cơ sở không trái pháp luật quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay bản quy tắc trọng tài UNCITRAL do Ủy ban về luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (thông qua năm 1976) hay bản quy tắc trọng tài của phòng thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ năm 1988 và một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín (London, Brussell…) thường được coi là cơ sở, khuôn mẫu cho việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài.
Thứ năm: Hoạt động xét xử của trọng tài thường trực được tiến hành bởi trọng tài viên của trung tâm.
Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm, việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trung tâm trọng tài. Vì vậy hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm. Đặc điểm này có sự khác biệt so với giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài Ad-hoc.
Nét đặc trưng của trọng tài thường trực có hình thức tổ chức, trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Có thể nói phần lớn các tổ chức trọng tài lớn có uy tín trên thế giới điều được thành lập theo mô hình này. Mỗi tổ chức trọng tài quy chế đều đưa ra một bản quy tắc tố tụng hướng dẫn trình tự tiến hành tố tụng. Các tổ chức trọng tài này được gọi dưới các tên như Tòa án trọng tài (ví dụ: tòa án trọng tài quốc tế của phòng thương mại quốc tế ICC). Đây là tổ chức trọng tài quốc tế hàng đầu thế giới, được thành lập năm 1923 và có trụ sở chính ở Pari. Hàng năm, tố tụng trọng tài ICC diễn ra ở 35 quốc gia khác nhau, tòa án ICC không thực sự là một tòa án.
Các trọng tài viên được các bên chỉ định giải quyết tranh chấp được chuyển cho trọng tài ICC, vai trò của hơn 80 thành viên của tòa án trọng tài ICC đến từ 70 quốc gia khác nhau là giám sát tố tụng trọng tài. Đặc trưng quan trọng và duy nhất của tòa án trọng tài ICC là được quyền xem xét kỹ lưỡng và chấp thuận phán quyết trọng tài do các trọng tài viên soạn thảo. Cơ chế kiểm soát chất lượng này là một nhân tố quan trọng của hệ thống trọng tài ICC. Ban thư ký của ICC gồm 40 nhân viên thường trực trong đó có 25 luật sư được chia thành nhóm giám sát các vụ kiện. Chỉ riêng trong năm 2000 ICC giải quyết khoảng 550 vụ liên quan tới các bên đến từ 100 quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó tòa án trọng tài thường trực còn được phổ biến ở nhiều quốc gia khác như: Tòa án trọng tài quốc tế London (London Count of International Arbitration- LCIA) đây là tổ chức trọng tài thường trực lâu đời nhất, chức năng cơ bản của LCIA là chỉ định ủy ban trọng tài, quyết định khước từ trọng tài viên và kiểm soát chi phí. LCIA không xem xét kỹ phán quyết trọng tài, tính đến cuối năm 1999 mỗi năm LCIA giải quyết khoảng 70 vụ.
Tòa án trọng tài thương mại quốc tế bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Liên Bang Nga (International Commercial Arbiration Court at the Russian Federation Chamber of Commerche and Industry- ICAC) đóng trụ sở tại Matxcova, là một tổ chức trọng tài thường trực nổi tiếng có nhiều năm kinh nghiệm. Năm 1998 ICAC giải quyết 415 vụ liên quan tới các bên từ 59 quốc gia, mô hình tòa án trọng tài còn phổ biến ở nhiều nước trong đó có tòa án tư pháp và trọng tài thường trực OHADA (The OHADA Permanent of Justice and Arbitration). Vào năm 1993, 16 nước Trung và Tây phi đã phê chuẩn hiệp ước OHADA quy định một khung pháp lý thống nhất cho luật kinh doanh ở khu vực một trong số các tổ chức của hiệp ước là tòa án tư pháp và trọng tài thường trực ở Abidjan, bờ biển Ngà. Năm 1998 đạo luật OHADA và quy tắc tố tụng trọng tài của tòa án thường trực có hiệu lực trong thẩm quyền hành chính của mình, tòa án giám sát tố tụng trọng tài tranh chấp do các bên chuyển tới, tòa án cũng xem xét kỷ bản thảo phán quyết trọng tài. Mặc dù các hoạt động trọng tài của tòa chỉ bắt đầu từ năm 2001, người ta
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hy vọng tòa sẽ giữ vai trò hàng đầu trong lĩnh vực và giám sát giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Trung và Tây Phi. Bên cạnh đó, trọng tài thường trực còn tồn tại dưới hình thức trọng tài hay hiệp hội trọng tài. Ví dụ: Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế khu vực Cairo(Cairo Regional Centre for International Commericial Arbitration- CRCICA), Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ AAA…. Ngoài các trọng tài ở các quốc gia còn có các tổ chức trọng tài khu vực như trung tâm trọng tài khu vực được thành lập vào năm 1978 dưới sự bảo trợ của ủy ban tư vấn pháp luật Á-Phi, cùng với sự giúp đỡ của chính phủ Malaysia trung tâm trọng tài khu vực Kuala lumpur (Kuala Lumpur Regional for Arbitration- KLRCA) tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp thương mại trong khu vực. Trung tâm áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL năm 1976 với sự sửa đổi nhất định, đạo luật trọng tài của Malaysia không cho phép các Tòa án Malaysia giám sát trọng tài quốc tế được tiến hành theo quy tắc của trung tâm. Trung tâm cung cấp phòng xét xử, phòng cho trọng tài viên nghỉ ngơi, thư viện, giúp đở các nghiệp vụ thư ký và cung cấp dịch vụ ăn uống. Năm 2000 trung tâm giải quyết khoảng 35 vụ đây là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp vì lợi ích của các bên tham gia thương mại, đầu tư vào khu vực và trong khu vực.
Tại một số quốc gia, tổ chức trọng tài thương mại quốc tế được tổ chức dưới hình thức một tổ chức nằm bên cạnh phòng thương mại. Ví dụ: Viện trọng tài thương mại Stockholm Thụy Điển (Arbitration Institute of the Stockholm Chamber of Commerce- SCC), Ủy ban trọng tài thương mại Thái Lan…bản quy tắc tố tụng của Viện trọng tài thương mại Stoc-khôm (Viện SCC) quy định ủy ban trọng tài gồm ba trọng tài viên trong đó mỗi bên chỉ định một trọng tài viên, còn một trọng tài viên do cơ quan trọng tài chỉ định. Viện trọng tài này được thành lập năm 1917 và là một thực thể độc lập trong phòng thương mại Stoc-khôm. Vào những năm 1970, viện này được Mỹ và Liên Xô công nhận như một trung tâm trung lập giải quyết tranh chấp thương mại Đông –Tây. Từ đó trở đi, viện SCC mở rộng các dịch vụ và giải quyết tranh chấp giữa các bên đến từ 40 quốc gia khác nhau. Trong năm 1999 viện SCC đã giải quyết được 135 vụ.
Ngoài ra trọng tài quy chế cũng có thể được tổ chức dưới dạng công ty, hiệp hội như cơ quan trọng tài quy chế Singapo, trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Australia, tổ chức trọng tài của phòng thương mại quốc tế, Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (International Center for Dispute Resolution of the American Arbitration Association- AAA) là một tổ chức trọng tài khá nổi tiếng được thành lập năm1926. Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ cung cấp rất nhiều các dịch vụ kể cả giáo dục và đào tạo. Riêng tại Mỹ năm 1999, AAA giải quyết hơn 140000 tranh chấp thông qua các quy tắc cụ thể hóa cho tranh chấp trong từng lĩnh vực cụ thể như lao động, bảo hiểm, xây dựng, thương mại, chứng khoán…Năm 1966, AAA thành lập trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế ở New York. Trung tâm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
này hiện nay giám sát tất cả các vụ kiện quốc tế được chuyển đến AAA. Quy tắc tố tụng trọng tàiquốc tế AAA sửa đổi năm 2000 điều chỉnh tố tụng trọng tài của các tranh chấp được chuyển đến AAA. Năm 1999 trung tâm giải quyết hơn 450 vụ.
Về cơ cấu tổ chức, mỗi tổ chức trọng tài quy chế gồm 1 bộ phận thường trực hoặc ban thư ký làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính và giám sát việc áp dụng quy tắc tố tụng. Các trọng tài viên tham gia các tổ chức này là các luật sư, các chuyên gia giỏi giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư pháp, thương mại, bảo hiểm, tài chính, đầu tư…trọng tài thường trực có quy chế tổ chức và hoạt động định sẵn, các bên tranh chấp không có quyền tham gia xây dựng sửa đổi.
Việc xét xử của trọng tài được tiến hành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, địa điểm tiến hành tố tụng có thể là nước bị đơn, nước nguyên đơn hoặc một nước thứ ba nào đó. Trên thực tế việc lựa chọn địa điểm tiến hành tố tụng còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các bên trong các hợp đồng thương mại quốc tế, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có thể áp dụng một quy tắc có tính tập quán là việc xét xử được tiến hành tại tổ chức trọng tài nơi bị đơn. Bản quy tắc tố tụng của Hiệp hội trọng tài Hoa kỳ quy định thư kí của ủy ban có quyền chỉ định địa điểm tố tụng trong vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập ủy ban trọng tài, nếu các bên không thỏa thuận được địa điểm này hoặc tổ chức trọng tài sẽ lấy trụ sở chính của nó làm địa điểm xét xử cho vụ tranh chấp đó. Nói chung về quy tắc tố tụng (trình tự, thủ tục, giải quyết tranh chấp) trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng của mình. Đối với một số tổ chức trọng tài thường trực, khi các bên lựa chọn tổ chức trọng tài này thì các bên chọn quy tắc tố tụng của tổ chức đó, đối với một số tổ chức khác các bên có thể chọn quy tắc tố tụng của trọng tài thường trực khác.
Ngày nay giới kinh doanh thường lựa chọn hình thức trọng tài quy chế để giải quyết tranh chấp bởi lẻ nó có những đặc trưng mà hình thức giải quyết tranh chấp khác không có được. Tuy nhiên với mỗi cách thức giải quyết đều có những ưu, nhược điểm khác nhau nên vẫn có một số tranh chấp vẫn được các thương gia lựa chọn trọng tài Ad- hoc để giải quyết vụ việc.