Các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 43 - 54)

Chương II: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế

2.2.2. Các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại

Hầu hết các nước trên thế giới có tổ chức trọng tài phát triển đều kiểm soát ở một mức độ nhất định đối với hoạt động của trọng tài trong phạm vi lãnh thổ của mình. Các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia đều quy định sự cần thiết phải tuân thủ một chuẩn mực tối thiểu về tính khách quan và công bằng đối với hoạt động của trọng tài, cho dù đó là của trọng tài trong nước hay của trọng tài nước ngoài (đây là biểu hiện của sự hội nhập pháp lý trong lĩnh vực kinh tế với các chuẩn mực pháp lý – kinh tế thế giới).

Các quốc gia, ở mức độ nhất định đều xem xét việc không công nhận quyết định của trọng tài bằng con đường tòa án. Các căn cứ không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài ở các quốc gia có thể có những điểm khác nhau nhất định. Tuy nhiên, trong nổ lực chung của cộng đồng, thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế (đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương), sự xích lại giữa các quốc gia về vấn đề này đang là một xu hướng tất yếu. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chính là việc đảm bảo cho họat động hiệu quả và có uy tín của trọng tài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa các cá nhân và pháp nhân không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi toàn cầu.

Ta thấy rằng vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trong tài ở một số quốc gia tuy có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung các điều kiện về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài ở các quốc gia thường bao gồm các điều kiện sau đây: Giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài ; thẩm quyền của trọng tài; sự đảm bảo các quyền tố tụng của các bên; trật tự công cộng; thời hạn; quyền miễn trừ của quốc gia.

2.2.2.1. Vấn đề xác định giá tr pháp lý ca tha thun trng tài:

Với tính chất là một điều kiện để xét công nhận và thi hành quyết định của trọng tài có thể lấy Quyết định số 01/QĐ ngày 21 tháng 9 năm 2001 của Toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về việc công nhận và thi hành Quyết định của Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông ngày 12 tháng 4 năm 2001 làm ví dụ thực tiễn. Quyết định của Toà kinh tế trên có phần nêu rõ:

“…đến phiên toà hôm nay, phía Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Khách sạn Hà Nội cũng không thắc mắc hay đưa ra được chứng cứ hợp pháp khẳng định Ông Lôi Anh Tài hoặc Công ty Kurihara Kogyo không đủ năng lực ký kết thoả thuận trọng tài

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

theo pháp luật Xinh-ga-po để toà án xem xét không công nhận Quyết định của Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông – theo Điều 16 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài”.18

Như vậyđiều kiện về giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài phải được coi làđiều kiện bắt buộc bởi thoả thuận trọng tài không hợp pháp thì không thể có quyết định trọng tài hợp pháp. Trong đó tính hợp pháp thoả thuận trọng tài cần được xác định trên cơ sở pháp luật, nơi trọng tài đưa ra quyết định. Bởi vậy, trong pháp luật và chế định trọng tài cần có các quy định rõ về vấn đề này.

2.2.2.2. Xác định thm quyn ca trng tài:

Thẩm quyền của trọng tài ở các quốc gia dựa trên hai cơ sở: trong lĩnh vực mà pháp luật cho phép và trong thỏa thuận trọng tài. Nếu trọng tài (Hội đồng trọng tài từ trọng tài thường trực hoặc trọng tài sự vụ) không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì mọi hành vi của nó (bao gồm cả quyết định mà nó đưa ra) đều vô hiệu. Bởi vậy, việc trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được coi là một căn cứ xác đáng để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Điều này được thừa nhận trong pháp luật của các quốc gia có chế định trọng tài phát triển. Về vấn đề này, theo Công ước quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa các nước với kiều dân của nước khác năm 1965 (mục b khoản 1 Điều 52) quy định mỗi bên đều có thể đề nghị hủy bỏ quyết định của trọng tài nếu có cơ sở cho rằng trọng tài đã vượt quá thẩm quyền của mình một cách rõ ràng. Điều này cũng được ghi nhận trong Luật mẫu. Theo điều 36 luật mẫu (đoạn 3 mục a khoản 2), quyết định của trọng tài có thể bị toàn án hủy bỏ nếu quyết định về tranh chấp không được đề cập trong thỏa thuận trọng tài, hoặc vượt quáđiều trong thỏa thuận, hoặc đối tượng tranh chấp theo pháp luật không thể giải quyết bằng trọng tài. Như vậy, việc trọng tài vi phạm thẩm quyền có thể xảy ra ở các trường hợp khác nhau như: trọng tài không có thẩm quyền, trọng tài vượt quá thẩm quyền, trọng tài không giải quyết hết các vấn đề mà các bên yêu cầu.

Thứ nhất, đối với trường hợp khi trọng tài không có thẩm quyền, các căn cứ về việc này có thể là do trọng tài vượt quá thẩm quyền, hoặc trong thỏa thuận trọng tài các bên không chọn trọng tài hoặc thỏa thuận đó ghi nhận việc chọn trọng tài nhưng thỏa thuận lại bị vô hiệu (ví dụ do các bên không có tư cách pháp lý hoặc hình thức thoả thuận trọng tài không phù hợp với yêu cầu của pháp luật). Trong trường hợp như vậy, toàn án sẽ không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài (cho dù quyết định đó cần được thi hành ở quốc gia nơi quyết định được đưa ra hay ở một quốc gia khác nơi cần được công nhận và thi hành quyết định). Tuy nhiên, trường hợp nào trọng tài bị coi

18 Nguyễn Trung Tín- Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại tại Việt Nam- NXB Tư Pháp Hà Nội 2002

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

là không có thẩm quyền lại được giải quyết ở mỗi quốc gia không giống nhau. Ví dụ, các điều kiện để một thoả thuận trọng tài được coi là hợp pháp được ghi nhận trong pháp luật của các quốc gia có thể khác nhau. Do vậy, quyết định của trọng tài có thể không được công nhận và thi hành ở quốc gia này vì lý do trọng tài không có thẩm quyền, nhưng lại có thể được công nhận và thi hành ở quốc gia khác vì lý do trọng tài có thẩm quyền.

Thứ hai, đối với trường hợp trọng tài vượt quá thẩm quyền, đó là trường hợp, khi giải quyết vụ việc, trọng tài có thể giải quyết không chỉ vấn đề mà các bên yêu cầu, mà còn cả vấn đề mà các bên không yêu cầu. Trong trường hợp này người ta nói rằng trọng tài đã vượt quá thẩm quyền. Theo Luật mẫu (Điều 36), một quyết định trọng tài có thể bị bác bỏ nếu bên yêu cầu chứng minh rằng quyết định đề cập tới tranh chấp mà không được các bên có ý định nhờ tới trọng tài giải quyết, hay không nằm trong phạm vi những điều khoản được đệ trình lên trọng tài giải quyết hoặc quyết định đó bao gồm cả quyết định về những vấn đề không nằm trong nội dung thoả thuận trọng tài. Tuy nhiên, cũng theo Luật mẫu (Điều 36), nếu quyết định của trọng tài về những vấn đề được các bên yêu cầu trọng tài giải quyết có thể tách được khỏi những vấn đề không được các bên đệ trình, thì những phần quyết định nào có những nội dung không được các bên yêu cầu mới bị bác bỏ. Việc quy định vấn đề không công nhận quyết định của trọng tài khi quyết định đề cặp tới vấn đề không được các bên yêu cầu giải quyết là một việc làm phù hợp với chế định trọng tài. Nếu công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong trường hợp đó thì có nghĩa là ý chí chọn trọng tài của các bên không được tôn trọng.

Trong điều kiện đó, chính toà án đã vi phạm các quy định của pháp luật về chế định trọng tài. Ngoài ra, việc quy định công nhận và thi hành phần quyết định của trọng tài liên quan tới các vấn đề được các bên đệ trình, nếu có thể tách được các vấn đề không được các bên đệ trình với các vấn đề được các bên đệ trình cũng là phù hợp với chế định trọng tài. Bởi nếu trong trường hợp ngược lại (không công nhận quyết định của trọng tài nói chung) thì khi đó hoạt động của trọng tài sẽ không thể đạt hiệu quả mong muốn. Sự sơ suất của trọng tài cũng như của toà án (do nhiều nguyên nhân khác nhau) là khó tránh khỏi. Do đó, việc loại trừ các sơ suất nói trên là một vấn đề cần đặt ra. Song, chắc chắn sẽ là tốt hơn khi vừa tìm cách loại trừ các sơ suất đó, vừa đảm bảo thực hiện những thành quả mà hoạt động của trọng tài đạt được. Làm như vậy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực mà các sơ suất có thể gây ra. Nói cách khác, giải quyết sự việc theo chiều hướng làm cho những phần công việc mà trọng tài thực hiện đúng thẩm quyền của mình không bị ảnh hưởng bởi những công việc mà trọng tài đã vượt quá thẩm quyền.

Thứ ba, đối với trường hợp, quyết định của trọng tài chỉ đề cập tới một số vấn đề trong tổng số vấn đề mà các bên yêu cầu. Về trường hợp này, có hai quan điểm trái ngược nhau: quan điểm ủng hộ việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài và quan điểm từ chối công nhận và cho thi hành quyết định đó. Những người ủng hộ quan

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

điểm thứ nhất cho rằng trường hợp này quyết định của trọng tài được coi là hợp pháp đối với phần được các bên yêu cầu, vì các vấn đề đó đãđược các bên thoả thuận đưa ra trọng tài và trọng tài có thẩm quyền đưa ra quyết định về những vấn đề như vậy. Những người ủng hộ quan điểm thứ hai thì cho rằng quyết định của trọng tài cần mang tính tổng thể, bởi sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài chỉ về một vấn đề trong số tổng thể các vấn đề mà các bên yêu cầu sẽ không đáp ứng ý chí chung của các bên khi chọn trọng tài giải quyết tranh chấp. Điều quan trọng ở đây là cần phải xem xét nội dung những vấn đề được trọng tài giải quyết. Bởi vì, có những trường hợp xảy ra trong thực tế là những vấn đề không được đề cập nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đến mức nếu như nó được đề cập tới thì toàn bộ quyết định có thể bị thay đổi, thậm chí theo chiều lệch (bên thắng kiện sẽ trở thành bên thua kiện). Trong những trường hợp như vậy sẽ là hợp lý khi bên phải thi hành các quyết định như vậy phản đối sự công nhận và thi hành. Điều này được đề cập trong pháp luật một số quốc gia nhưng không được đề cập trong Luật mẫu và trong Công ước New York năm 1958.

Vịêc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại trong nước và trọng tài thương mại nước ngoài, ngoài những quan điểm giống nhau về thẩm quyền trọng tài còn có những điểm khác nhau cơ bản là: đối với quyết định của trọng tài thương mại trong nước, toà án có thẩm quyền thường căn cứ vào pháp luật của quốc gia mình, còn đối với quyết định của trọng tài nước ngoài, toà án không chỉ căn cứ vào pháp luật của quốc gia mình mà còn căn cứ vào pháp luật của quốc gia nơi có trọng tài giải quyết tranh chấp.

Điều kiện về thẩm quyền của trọng tài cũng cần được coi làđiều kiện tiên quyết, bởi nếu trọng tài không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền, thì quyết định của trọng tài chắc chắn sẽ không bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên. Tuy nhiên, pháp luật không thể phủ nhận quyết định của trong tài trong mọi trường hợp khi có sự vi phạm thẩm quyền. Vì vậy, pháp luật về chế định trọng tài cần có quy định rõ ràng, chi tiết, bởi nếu không, không những không làm giảm bớt được các trường hợp vi phạm, mà còn không thể xét công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trên thực tế.

2.2.2.3. Vấn đề liên quan thành phn trng tài và t tng trng tài:

Việc không tuân thủ thủ tục về tố tụng trọng tài phải được coi là một tiêu chí để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại. Bởi vì, đây là một vấn đề quan trọng của chế định trọng tài.

Về nguyên tắc, thành phần trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn trên cơ sở pháp luật. Trong trường hợp các bên không thoả thuận hoặc không thoả thuận được, thành phần trọng tài được xác định trên cơ sở quy tắc tố tụng của trọng tài mà các bên lựa chọn, Ví dụ, theo quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) quy định:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

“Toà án trọng tài không tự mình giải quyết các tranh chấp. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, toà án trọng tài sẽ chỉ định hoặc xác nhận việc chỉ định các trọng tài viên trên cở sở những quy định của Điều này”.19

Như vậy, nếu trọng tài xét xử vụ việc và ra quyết định trong bối cảnh vi phạm các quy định về thành phần trọng tài khi đó có nghĩa là ý chí của các bên trong việc hình thành trọng tài không được tôn trọng.

Những vấn đề về việc không công nhận quyết định trọng tài dựa trên cơ sở trọng tài không tuân thủ những chuẩn mực nhất định về thủ tục tố tụng phức tạp hơn so với các vấn đề liên quan tới thẩm quyền như đã trình bày ở trên. Những thủ tục trọng tài về cơ bản là những thủ tục nhằm đảm bảo sự công bằng trong xét xử, đảm bảo cho các bên thực hiện một cách công bằng và đầy đủ quyền tố tụng của mình. Đây là một nguyên tắc có được sự nhất trí chung. Tuy nhiên, trên thực tế việc đảm bảo thực thi nguyên tắc này như thế nào thì không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ, liệu pháp luật có đảm bảo các quyền sau: cho phép các bên tham dự bất kỳ phiên họp xem xét các chứng cứ; cho phép các bên có quyền cử đại diện vàđược người đại diện đó trợ giúp trong quá trình xét xử…

Việc khôngđảm bảo các quyền trên được xem là cơ sở để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Pháp luật của các quốc gia xem xét các vấn đề về thủ tục không giống nhau. Theo pháp luật các quốc gia thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa, việc các bên không được đảm bảo các quyền được có cơ hội đầy đủ và cần thiết để trình bày lý lẽ cũa mình (quyền này được coi là quyền tự bảo vệ cơ bản) là căn cứ để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Theo pháp luật của Anh, việc sai sót trong thủ tục trọng tài (ví dụ, trọng tài viên nhận hối lộ…) là một lý do để toà án bác bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài. Theo Luật mẫu (Điều 36), những chuẩn mực và thủ tục ở đây được hiểu là khi bên phải thi hành quyết định đã không được thông báo hợp thức về việc chỉ định một trọng tài viên hoặc về việc tiến hành tố tụng trọng tài, hoặc về một lý do nào khác, bên đó không thể thực hiện được các quyền của mình.

Thực tiễn điều chỉnh pháp luật cho thấy thủ tục tố tụng trọng tài có nhiều sự khác nhau, song một trọng tài cụ thể bao giờ cũng tiến hành xét xử theo một thủ tục tố tụng xác định. Bởi vậy, nếu chính trọng tài không tuân thủ các thủ tục tố tụng đó thì quyết định của trọng tài cần bị từ chối công nhận và thi hành. Cách giải quyết như vậy sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả của chế định trọng tài nói chung và của hoạt động xét xử của trọng tài nói riêng.

Về việc xem xét sự vi phạm thủ tục tố tụng của trọng tài như một điều kiện để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Quyết định sơ thẩm số 02/ST ngày 18 tháng 11 năm1997 của Toà kinh tế Toàn án nhân dân Thành phố Hà Nội và Quyết

19 Điều 2- Quy tắc tố tụng của trọng tài quốc tế ICC

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mại quốc tế (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)