Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng và thi hành hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 54 - 58)

Chương III: THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG-THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN

3.1. Thực tiễn việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam

3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng và thi hành hình phạt tử hình

Từ khi được ban hành năm 1985 và được thay thế vào năm 1999 cho đến nay, Bộ luật Hình sự đã phát huy được vai trò tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm cho mọi người được sống trong môi trường lành mạnh mang tính nhân văn cao.

Thời gian qua, hoạt động xét xử của Tòa án nhìn chung, luôn đảm bảo được nguyên tắc đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đối với các vụ án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà trong đó có người bị kết án tử hình thường được các cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc rất kỹ lưỡng và xem xét một cách đầy đủ các tình tiết có liên quan. Qua đó đã điều tra, truy tố, xét xử một cách kịp thời, nghiêm minh những hành vi phạm tội, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

55 Qua thực tiễn, đối chiếu với các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình chúng tôi nhận thấy việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình thời gian qua có những mặt thuận lợi và khó khăn sau:

3.1.2.1 Về mặt thuận lợi

Thứ nhất, việc Bộ luật Hình sự quy định chi tiết từng tội phạm và khung hình phạt cụ thể để áp dụng hình phạt tử hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án khi áp dụng hình phạt này.

Những quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự về tội phạm và hình phạt đã giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng mà trước hết là Tòa án, có thể hiểu đúng tinh thần của từng điều luật. Trên cơ sở đó, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và những tình tiết khác có liên quan, Tòa án sẽ đưa ra những phán quyết thấu tình đạt lý. Thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy, việc quy định các mức hình phạt linh hoạt áp dụng cho từng tội đã tạo nên sự linh hoạt cho cơ quan xét xử nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ví dụ cụ thể như khoản 1 Điều 84 Bộ luật Hình sự quy định:

"Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình". Quy định như vậy đã tạo điều kiện cho Tòa án có thể dễ dàng lựa chọn mức hình phạt phù hợp với tội phạm đó. Khi một người phạm tội thuộc khoản 1 điều này mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì Tòa án có thể áp dụng mức hình phạt 12 năm hoặc thậm chí thấp hơn, ngược lại nếu có nhiều tình tiết tăng nặng thì Tòa án có thể áp dụng mức hình phạt cao nhất là tử hình, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Thứ hai, những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình đảm bảo cho bản án đem ra thi hành được đúng với sự thật khách quan của vụ án.

Trước đây, cho đến năm 1960, bản án tử hình vẫn được thi hành một vài ngày sau khi tuyên án. Hiện nay với quy định của pháp luật thì mọi bản án tử hình đều được xem xét lại một cách cẩn thận. Việc làm này đã hạn chế được những sai sót (oan án) cho người bị kết án.

Xuất phát từ tính chất nghiêm khắc của hình phạt tử hình là tước đi mạng sống của một con người, trong khi tình trạng kiến thức pháp luật cũng như trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán của các Tòa án địa phương còn nhiều hạn chế nên những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình là hết sức cần thiết để Tòa án tối cao kiểm tra lại chất lượng xét xử của Tòa án cấp dưới. Việc làm này còn đảm bảo được nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.

Thực tế cho thấy, hầu hết các quan, tổ chức, các nhân có liên quan đều tuân thủ nghiêm ngặt thủ tục này. Thêm vào đó, cơ chế kiểm tra xét xử và kiểm tra công tác thi hành án cũng luôn được chú trọng nên nhìn chung, sẽ nhanh chóng kịp thời sửa chữa, uốn nắn những sai lầm của Tòa án cấp dưới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử hình sự cũng như công tác thi hành án hình sự,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

56 đặc biệt là đối với hình phạt tử hình. Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo của Tòa án nhân dân tối cao, Ban Thanh tra của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã tiến hành hoạt động kiểm tra công tác xét xử của Tòa án địa phương và Tòa án phúc thẩm rất thường xuyên. Đặc biệt, những bản án được tuyên có áp dụng hình phạt tử hình đã có hiệu lực pháp luật đều được Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao thẩm định lại để giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị.

Những cơ chế như trên sẽ đảm bảo cho việc áp dụng cũng như thi hành hình phạt tử hình có cơ sở thống nhất và cũng từ cơ chế này sẽ kịp thời khắc phục những sai sót xảy ra đối với Tòa án các cấp, đảm bảo cho bản án được đem ra thi hành đúng với sự thật khách quan của vụ án. Mặc dù vậy nhưng yêu cầu chung đặt ra hiện nay là trong từng khâu nhất định của quá trình tố tụng đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về thủ tục này.

Từ những thuận lợi trên, việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trong thời gian qua đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân, gián tiếp hướng con người tuân thủ những nguyên tắc chung trong xã hội.

Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự. Việc áp dụng và thi hành hình phạt này sẽ góp phần quan trọng trong việc loại trừ những phần tử nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội khi khả năng cải tạo, giáo dục họ không còn nữa. Qua cơ chế truy cứu trách nhiệm hình sự những người phạm tội cụ thể, tiếp theo là quy trình xét xử và thi hành án tử hình thì chúng ta không thể không công nhận là hình phạt tử hình có tác dụng giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật cũng như những quy tắc của đời sống xã hội.

Qua đó nâng cao khả năng phòng ngừa và chống tội phạm trong quần chúng nhân dân.

3.1.2.2 Những khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi và tích cực như trên thì trong thời gian qua, việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình còn gặp những khó khăn, hạn chế sau:

Thứ nhất, do hình phạt tử hình sẽ tước đi mạng sống của một con người (dù người đó là kẻ phạm tội) nên không thể hiện được tính nhân đạo chung mà thế giới đang kêu gọi.

Ngày nay, xu thế chung của thế giới là giảm bớt những tội danh có quy định hình phạt tử hình và sẽ tiến tới loại bỏ hình phạt nghiêm khắc này do bản chất tàn ác của nó. Đứng trên phương diện nhân đạo mà nói thì hình phạt tử hình rõ ràng là không nên tồn tại trong hệ thống hình phạt vì nó buộc một con người phải chấm dứt sự sống, bị loại trừ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội. Hơn nữa, đối với nước ta, do vừa phải trải qua chiến tranh nên công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh vẫn đang tiếp diễn, việc người thân mất đi trong chiến tranh đã là mất mát quá lớn, nếu ngày nay những người trong gia đình họ phạm tội và bị tuyên án tử hình sau đó

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

57 đem ra thi hành thì phản ứng của xã hội sẽ như thế nào khi biết rằng quyền sống là quyền thiêng liêng nhất của mỗi con người đã được Công ước quốc tế ghi nhận.

Thứ hai, do hình phạt tử hình sẽ tước đi quyền sống của một con người và khi thi hành xong nếu có sai lầm thì không thể nào khắc phục được, nên các cơ quan bảo vệ pháp luật còn e dè, đôi khi thận trọng quá mức cần thiết trong việc áp dụng hình phạt này.

Thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy, trong một khung hình phạt của một tội danh nào đó có quy định cả hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình thì khi xét xử Hội đồng xét xử thường áp dụng mức hình phạt là tù chung thân. Việc làm này không phản ánh được tính chất tương xứng giữa loại hình phạt được áp dụng so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Nó không đảm bảo tính nghiêm khắc của hình phạt. Qua đó, sẽ không trừng trị thích đáng người phạm tội đáng lẽ ra phải chịu hình phạt cao hơn. Điều này tạo kẽ hở cho những người phạm tội tiếp tục phạm tội, dẫn đến trong xã hội không có trật tự kỷ cương, ý thức xem thường pháp luật là phổ biến.

Thêm vào đó, đối với những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây tác hại lớn đến đời sống xã hội…thay vì phải cách ly vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội thì cơ quan có thẩm quyền lại áp dụng mức hình phạt nhẹ hơn. Điều này sẽ dẫn đến bất ổn định trong xã hội, tạo nên sự mất tin tưởng vào cơ quan bảo vệ pháp luật, mất tin tưởng vào pháp luật. Nếu những điều này xảy ra thường xuyên thì rất nguy hiểm cho xã hội.

Thứ ba, thời hạn từ lúc bản án có hiệu lực pháp luật đến lúc đem ra thi hành trên thực tế theo chúng tôi là quá lâu.

Thông thường, những vụ phạm tội lớn rất được công luận quan tâm, nhất là những án mà trong đó có những bị can bị truy tố theo những điều khoản có quy định hình phạt tử hình. Khi Tòa án tuyên bao nhiêu bị cáo bị tử hình cũng rất được quan tâm (đặc biệt là các vụ án giết người, hiếp dâm, tham nhũng, buôn lậu…).

Đối với đa số vụ án, mọi người đều cho rằng, việc Tòa án áp dụng hình phạt tử hình là hợp tình, hợp lý, việc áp dụng bất kỳ một hình phạt nào khác cũng không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Công luận yêu cầu những bản án tử hình này phải đem ra thi hành ngay mới thể hiện được sự trừng trị nghiêm khắc đối với chính bản thân người phạm tội, ngoài ra còn nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của những người khác, những người chưa phạm tội, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, do tình hình thực tế hiện nay, biên chế của các cơ quan bảo vệ pháp luật luôn thiếu từ khâu điều tra cho đến thi hành án nên khó có thể đảm bảo được thời hạn luật định. Mặt khác, do hình phạt tử hình quá nghiêm khắc nên các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc áp dụng và thi hành hình phạt này trở nên thận trọng rất nhiều làm cho quy trình này càng kéo dài thêm.

Thứ tư, còn thiếu nhiều quy định và hướng dẫn của pháp luật làm cơ sở cho việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình.

Đất nước ta đi vào công cuộc xây dựng trong một thời gian ngắn, việc ban hành các chính sách quản lý cũng như chính sách xây dựng đất nước còn nhiều thiếu sót nhất định. Nền pháp luật nước ta còn nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

58 trong đó có các quy định về pháp luật hình sự, đặc biệt là các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình. Mặc dù đã được quy định cụ thể ở các Điều 35 Bộ luật Hình sự, Điều 228, Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng việc áp dụng và thi hành hình phạt này trên thực tế còn gặp không ít khó khăn. Những vấn đề như: hoãn thi hành hình phạt tử hình, vấn đề cho người thân nhận xác của người bị kết án…vẫn chưa được quy định và hưỡng dẫn cụ thể. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì đòi hỏi chung đặt ra cho pháp luật hình sự nói chung và những quy định về hình phạt tử hình nói riêng đều phải chặt chẽ và cụ thể. Những quy định này phải phản ánh đầy đủ tất cả mọi vấn đề liên quan để thuận tiện cho việc áp dụng cũng như thi hành hình phạt tử hình, không được áp dụng tương tự pháp luật hay để tập quán chỉ đạo được. Pháp luật hình sự liên quan đến hình phạt tử hình phải cụ thể hóa những vấn đề mà xã hội quan tâm trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)