Vấn đề hoãn thi hành án tử hình

Một phần của tài liệu hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 61 - 71)

Chương III: THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG-THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN

3.2. Một số kiến nghị liên quan đến hình phạt tử hình

3.2.2 Vấn đề hoãn thi hành án tử hình

Khoản 5 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định "Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo với Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao". Như vậy vấn đề hoãn thi hành án tử hình được đặt ra khi Hội đồng thi hành án tử hình đã quyết định thi hành án tử hình ngày nào, ở đâu, nhưng do sự phát sinh một số tình tiết đặc biệt nên Hội đồng thi hành án phải hoãn thi hành án và báo cáo với Chánh án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Nếu sau khi những tình tiết này đã được giải quyết xong mà không có thay đổi gì khác về nội dụng vụ án thì việc thi hành án lại được tiến hành như ban đầu. Nhiệm vụ xem xét những "tình tiết đặc biệt" để lấy đó làm căn cứ cho việc hoãn thi hành án tử hình hoàn toàn phụ thuộc vào Hội đồng thi hành án và quyết định có hoãn thi hành án hay không là tùy thuộc vào Hội đồng thi hành án. Tuy nhiên, thế nào là trường hợp có "tình tiết đặc biệt" thì cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể.

Tham khảo pháp luật thi hành án hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho thấy, nước này có quy định rất cụ thể về việc hoãn thi hành án tử hình. Điều 341 Giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề chấp hành luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 8-9-1998 quy định: Tòa án nhân dân cấp dưới sau khi nhận lệnh thi hành án tử hình, nếu phát hiện có một trong các tình tiết dưới đây, phải ngừng thi hành và lập tức báo cáo với Tòa án nhân dân đã phê chuẩn tử hình để Tòa án nhân dân đã phê chuẩn tử hình ra quyết định(1):

1. Trước khi thi hành, phát hiện việc phán quyết có khả năng sai lầm

2. Trước khi thi hành, tội phạm khai báo sự thật phạm tội quan trọng hoặc có biểu hiện lập công lớn khác, có thể cần thay đổi phán quyết

3. Tội phạm đang mang thai.

Ở Việt Nam, trước đây tại khoản 5 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đã quy định: "Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao". Trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2000 thì quy định: Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo với Chánh án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nhìn chung, sự thay đổi này chỉ là thay đổi về trình tự tố tụng mà thôi, vẫn chưa có sự lý giải thế nào là "tình tiết đặc biệt". Theo sự quan sát của chúng tôi, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về yếu tố "tình tiết đặc biệt"

mà Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định. Qua tổng hợp những quy định của pháp luật liên quan và qua thực tiễn xét xử, chúng tôi nhận thấy trong những trường hợp sau đây Hội đồng thi hành án sẽ hoãn thi hành án:

Thứ nhất, Hội đồng thi hành án phát hiện người bị thi hành án là phụ nữ có thay hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Trước khi thi hành án đối với phụ nữ thì Hội đồng thi hành án phải kiểm tra xem người bị thi hành án có phải là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không. Nếu Hội đồng thi hành án phát hiện người bị thi hành án là

(1) Xem: Sổ tay kiểm sát viên hình sự Trung Quốc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội 2000 tr.140-141.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

62 phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà do yếu tố khách quan trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng không biết được, thì không được thi hành án tử hình đối với họ. Trong trường hợp này, Hội đồng thi hành án phải báo cáo với Chánh án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Quy định này đã được thể hiện trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2000. Tuy nhiên, theo chúng tôi việc đặt quy định này tại khoản 4 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự là chưa hợp lý. Nên chuyển quy định này sang khoản 5 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự (những trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình) thì hợp lý hơn.

Thứ hai, người bị kết án tự thú về việc đã thực hiện một tội phạm nghiêm trong khác và Hội đồng thi hành án thấy cần thiết phải được điều tra có kết luận.

Khi người bị kết án tự thú về việc đã thực hiện một tội phạm nghiêm trọng trước hoặc sau khi xét xử so với tội phạm hiện tại có áp dụng hình phạt tử hình thì Hội đồng thi hành án có thể hoãn thi hành án để điều tra có kết luận. Mục đích của việc làm này là tìm ra những kẻ phạm tội khác có liên quan trong vụ phạm tội mà người bị kết án đã tự thú, đảm bảo nguyên tắc: mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, cũng không để lọt tội phạm. Tuy nhiên cũng nên chú ý rằng, không phải mọi trường hợp tự thú thì đều được Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án mà chỉ khi nào Hội đồng thi hành án nhận thấy cần thiết phải điều tra có kết luận bởi tính chất quan trọng cũng như quy mô của vụ phạm tội mà người bị kết án tự thú thì Hội đồng thi hành án mới cho hoãn thi hành án.

Thứ ba, người bị kết án tố giác người khác phạm tội mà việc điều tra tội phạm đó cần phải có mặt của người bị kết án.

Do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau mà trong quá trình xét xử, có thể bị cáo chưa khai hết những người có liên quan. Vì vậy, trong giai đoạn thi hành án, rất có thể người bị kết án sẽ tố giác những người phạm tội khác. Thực tiễn xét xử đã có trường hợp Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án, vì người bị kết án khai ra đồng phạm khác như trường hợp đối với Siêng Phêng bị kết án tử hình về tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam.

Do Siêng Phêng khai nên cơ quan điều tra đã khám phá ra đường dây buôn lậu ma túy do Vũ Xuân Trường tổ chức cùng nhiều tên khác. Trong thực tế, hầu như khi người bị thi hành án tố giác thì Hội đồng thi hành án thi hành án đều xem xét, nếu việc điều tra nhất thiết phải có mặt người bị kết án thì Hội đồng thi hành án sẽ hoãn thi hành. Việc áp dụng trong thực tế nếu đã được quy định rõ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án cũng như khuyến khích người bị kết án tố giác những người phạm tội khác. Nó góp phần quan trọng để đảm bảo tính công minh của pháp luật.

Thứ tư, người bị kết án kêu oan và đưa ra những tình tiết mới có căn cứ.

Những tình tiết mới ở đây được hiểu là những tình tiết có giá trị chững minh cho sự kết luận sai của các cơ quan tiến hành tố tụng hay những tình tiết này chứng tỏ rằng người bị kết án không hề phạm tội mà Tòa án đã tuyên. Chú ý, những tình tiết này phải có giá trị chứng minh cho sự oan sai của người bị kết án, nếu nó

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

63 không có giá trị chững minh thì cũng không được áp dụng. Chúng tôi xin nêu một vụ án đã xảy ra trong thực tế để minh họa cho vấn đề này:

Huỳnh Văn Nam bị kết án tử hình về tội cướp tài sản và giết người. Qua tám năm, anh ta không hề làm đơn xin Chủ tịch nước ân giảm mà một mực kêu oan. Huỳnh Văn Nam đã đưa ra những cơ sở minh oan khá chặt chẽ như: về chiếc áo sơ mi trắng sọc xanh, một trong những cơ sở đầu tiên để bị nghi vấn, Nam cho rằng anh không hề mặc nó trong ngày xảy ra vụ án. Nhân chứng Luông nói tối hôm ấy thấy Nam mặc áo vàng cũ. Còn Phương khai khi gây án Nam mặc áo trắng sọc ngà cũ. Trong khi đó áo mà cơ quan điều tra thu được trên người Nam là áo trắng sọc xanh. Về vết máu dính trên áo ấy, cơ quan điều tra không xác định được là máu của ai nhưng vẫn suy đoán của nạn nhân vì nó có dạng phun phù hợp với hiện trường-dưới góc dừa nơi nạn nhân chết cũng có máu phun. Nam cho rằng, có thể là máu của vợ bởi lẽ trước vụ án ít lâu, anh đã bế vợ vào nhà, sau khi bị bố đánh chảy máu đầu. Điều này có nhân chứng xác nhận. Về chiếc cúc thu được tại hiện trường cùng loại với cúc trên áo trắng sọc xanh. Nam cho rằng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên vì cúc áo của anh là loại thông dụng. Về con dao, theo hồ sơ vụ án là dao Thái Lan dài 22cm, sắc, lưỡi Inox, cán nhựa màu vàng cũng là loại thông dụng…Huỳnh Văn Nam nhấn mạnh: nhà chỉ có dao Inox của Mỹ, cán bằng gỗ, đánh vẹc-ni…

Những lời kêu oan cùng những tình tiết mà Huỳnh Văn Nam đưa ra đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và cả Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị. Tuy nhiên, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xử giám đốc thẩm (lần thứ nhất) và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xử giám đốc thẩm (lần thứ hai) vẫn giữ nguyên án tử hình đối với Huỳnh Văn Nam.

Bản án dẫu đã qua cấp cao nhất của Tòa án xét xử nhưng vẫn chưa thuyết phục lòng người và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cử đoàn giám sát để làm rõ vụ án này.

Theo quan điểm của chúng tôi, bốn trường hợp nêu trên đây nên được quy định vào khoản 5 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự là phù hợp nhất. Khoản 5 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự sẽ được quy định như sau:

Điều 229 (…)

5. Trong những trường hợp sau đây thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

a. Trong trường hợp Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án là phụ nữ có những điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật Hình sự b. Người bị kết án tự thú về việc đã thực hiện một tội phạm nghiêm

trọng khác và Hội đồng thi hành án thấy cần phải điều tra có kết luận c. Người bị kết án tố giác người khác phạm tội mà việc điều tra tội

phạm đó cần phải có mặt của người bị kết án

d. Người bị kết án kêu oan và đưa ra những tình tiết mới mà Hội đồng thi hành án xét thấy có căn cứ.

Về nguyên tắc chung, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét ngay báo cáo của Hội đồng thi hành án tử hình để có quyết định cụ thể là quyết định thi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

64 hành án tử hình có căn cứ pháp luật hay không. Ngoài ra cũng cần phải xem xét trường hợp: nếu trong thời gian hoãn thi hành án mà người bị kết án có quyết tâm hối cải trở thành người lương thiện thì sẽ giải quyết như thế nào? Chẳng hạn ở Trung Quốc quy định rằng, nếu chưa thấy cần thiết phải thi hành án tử hình ngay đối với những người bị kết án tử hình thì đồng thời với việc tuyên án tử hình có thể tuyên hoãn tử hình sau hai năm, và buộc phải cải tạo lao động để theo dõi thái độ của họ trong thời gian đó (Điều 43 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm1980). Quy định này thể hiện sự tiến bộ và nhân đạo sâu sắc.

3.2.3. Về hình thức thi hành án tử hình

Hình thức thi hành án tử hình ở nước ta hiện nay là xử bắn, đây cũng là hình thức được nhiều nước trên thế áp dụng. Theo số liệu của tổ chức Ân xá quốc tế, có 86 nước áp dụng hình thức thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn. Ngoài ra còn có sáu hình thức thi hành án tử hình khác được áp dụng trên thế giới hiện nay.

Đó là: treo cổ (78 nước), ném đá đến chết (Xu đăng và một số nước Hồi giáo), chém đầu (Ả rập Xê-Út), cho ngồi ghế điện (Hoa Kỳ), tiêm thuốc độc (Hoa Kỳ, Philippines, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), cho ngửi khí độc (Hoa Kỳ)(1)

Pháp luật thi hành án hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép lựa chọn các hình thức thi hành án tử hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hình thức xử bắn và tiêm thuốc. Điều 344 Giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề chấp hành luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 8-9-1998 quy định: Việc tử hình được thi hành bằng cách xử bắn hoặc tiêm thuốc. Nếu chọn phương pháp tiêm thuốc để thi hành án tử hình, thì phải thi hành tại nơi chỉ định hoặc trong trại giam. Trước khi tiêm, bị án được buộc chặt trên giường, hai tay duỗi thẳng. Mỗi bị án có hai người tiêm với hai xi-lanh giống nhau nhưng chỉ có một xi-lanh có thuốc độc để tránh tâm lý "mình đã giết người" với những người trực tiếp tiêm. Loại thuốc độc được dùng là loại thuốc độc ức chế, gây xung động thần kinh. Sau khi tiêm thuốc, khoảng 6 đến 13 phút thì bị án chết. Do thuốc độc được trộn lẫn với thuốc ngủ nên bị án chết từ từ không gây đau đớn. Nếu chọn phương pháp khác, ngoài xử bắn, tiêm thuốc ra, để thi hành án tử hình thì trước đó phải báo cáo xin Tòa án nhân dân tối cao phê chuẩn(2)

Ở nước ta, việc thi hành án tử hình được quy định bằn hình thức xử bắn.

Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay chưa được pháp luật quy định cụ thể nên các nơi thực hiện không thống nhất với nhau. Trong quá trình tiếp xúc với một số cán bộ trong Hội đồng thi hành án tử hình ở một số nơi chúng tôi thấy quy trình này được thực hiện như sau:

Sau khi được đưa đến pháp trường, người bị thi hành án được trói vào một cây cọc. Chủ tịch Hội đồng thi hành án đọc tóm tắt quá trình phạm tội của người bị thi hành án; đọc quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước nếu người này có làm đơn xin ân giảm gửi lên Chủ tịch nước, quyết định thi hành án và quyết định thành lập Hội đồng thi hành

(1) Xem: A.X.Mikhlin, Hình phạt cao nhất, lịch sử, hiện tại và tương lai. Nxb Sự Nghiệp, Matxcơva 2000,tr 141-143 (tiếng Nga).

(2) Xem: Sổ tay kiểm sát viên hình sự Trung Quốc, tập 2, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội 2000, tr142.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

65 án (mặc dù tất cả các quyết định này đều được tống đạt đến người bị kết án ở giai đoạn trong trại tạm giam).

Cơ quan Công an trước đó đã cử một đội bắn, thông thường thì đội bắn này gồm sáu người bắn súng dài và một người bắn súng ngắn (bắn phát ân huệ). Sáu chiến sĩ công an bắn súng dài sẽ bắn một loạt (mỗi người một viên) theo lệnh của người đội trưởng. Sau khi bắn một loạt xong, người đội trưởng sẽ dùng súng ngắn đặt vào thái dương của người bị thi hành án để bắn phát ân huệ. Khi phát súng ân huệ đã được bắn xong, bác sĩ pháp y sẽ kiểm tra xem người bị thi hành án đã chết hay chưa. Nếu đã chết, bác sĩ pháp y ký vào biên bản xác nhận là người bị thi hành án đã chết. Xác người bị thi hành án được đặt vào một cái nguyệt đã được đào trước đó tại pháp trường.

Vấn đề đặt ra là khi bắn xong mà người bị thi hành án không chết thì sẽ giải quyết như thế nào? Có ý kiến cho rằng, nếu người bị thi hành án không chết sau lần đầu thì không nên thi hành nữa. Tuy nhiên trên thực tế, nếu sau khi bắn loạt đầu tiên và phát ân huệ mà người bị thi hành án không chết thì thông thường, quy trình này sẽ được lặp lại như ban đầu. Theo chúng tôi, những quy định về cách bắn và đội bắn nên được quy định rõ trong luật hoặc các văn bản có giá trị pháp lý khác nhằm tạo sự thống nhất chung khi thi hành hình phạt đặc biệt nghiêm khắc này. Vài ý kiến của chúng tôi về vấn đề này như sau:

Về đội bắn và cách bắn. Theo chúng tôi, nên quy định đội bắn gồm năm người bắn súng dài và một người bắn súng ngắn (đội trưởng) là hợp lý. Trong đó, năm người bắn súng dài sẽ bắn một loạt, sau đó người đội trưởng sẽ bắn phát ân huệ bằng súng ngắn. Trong năm người bắn súng dài thì nên để cho một trong năm súng không có đạn hoặc đạn giả (không để cho người bắn biết). Mục đích của việc làm này là tạo tâm lý tốt cho người bắn, họ sẽ ít nhiều còn hy vọng rằng mình không phải là kẻ tước đi mạng sống của người khác, cho dù đó là một tử tội.

Về cách hành quyết thì nên quy định lại. Thực tiễn thi hành nếu sau loạt đầu mà người bị thi hành án không chết, thì tiến hành loạt thứ hai cho đến khi chết là không hợp lý. Nếu thi hành theo cơ chế này thì bộc lộ rất nhiều điểm không phù hợp. Người ta cho rằng đó là việc trừng trị hai lần về một tội (nguyên tắc không trừng trị hai lần về một tội được hầu hết các nước áp dụng sẽ bị phá vỡ). Thực tế cho thấy rằng, không có người bị thi hành án nào còn sống sót sau loạt bắn đầu tiên và phát ân huệ. Tuy nhiên, để tạo sự thống nhất cao khi thi hành hình phạt đặc biệt nghiêm khắc này thì những quy định rõ ràng về vấn đề đội bắn và cách bắn là hết sức cần thiết.

Ngoài ra, việc thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn có nhược điểm là rất tốn kém, và gây ức chế về mặt tâm lý cho đội bắn. Tuy rằng người bị thi hành án tử hình đáng tội phải chết theo quy định của pháp luật nhưng hình thức thi hành làm thế nào để vừa có tính chất nhân đạo thể hiện qua cái chết nhẹ nhàng, không gây đau đớn, chết nhanh nhất, vừa để cho thi thể của người bị thi hành án được toàn vẹn. Vì vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, theo chúng tôi, pháp luật thi hành án hình sự nước ta nên tham khảo, bổ sung thêm hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)