Vấn đề nên hay không nên ban hành lu ật (pháp lệnh) về hình phạt tử hình?

Một phần của tài liệu hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 67 - 71)

Chương III: THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG-THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN

3.2. Một số kiến nghị liên quan đến hình phạt tử hình

3.2.5 Vấn đề nên hay không nên ban hành lu ật (pháp lệnh) về hình phạt tử hình?

Kể từ khi được ban hành cho đến nay, Bộ luật Hình sự đã trải qua biết bao thay đổi theo hướng tăng lên rồi lại giảm xuống số lượng điều luật có áp dụng hình phạt tử hình, không có một luật hay pháp lệnh nào hướng dẫn việc áp dụng cũng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

68 như thi hành hình phạt tử hình ngoại trừ Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Công văn 127. Đứng trước tình hình như vậy thì vần đề đặt ra là có nên hay không nên ban hành luật hoặc pháp lệnh về hình phạt tử hình. Nhìn chung, có hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này:

Quan điểm thứ nhất cho rằng không cần ban hành luật hoặc pháp lệnh về hình phạt tử hình. Những người theo quan điểm này lập luận, mặc dù chưa có một văn bản có giá trị pháp lý cao nào để hướng dẫn thi hành chi tiết cho việc áp dụng cũng như thi hành hình phạt tử hình, nhưng thông qua thực tiễn xét xử của Tòa án, ngành Tòa án đã đúc kết được những kinh nghiệm vô cùng quý giá về việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trong công tác xét xử và thi hành án. Việc ban hành ra một văn bản mới sẽ xáo trộn những gì đã ổn định từ lâu là điều không cần thiết và phải giải quyết những vấn đề khác có liên quan như: cơ cấu tổ chức, nhân sự…gặp khó khăn.

Ngoài ra, những người theo điểm này còn cho rằng, trước đây khi chưa có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về vấn đề này thì thực tiễn xét xử cũng đã hình thành rồi qua việc áp dụng hình phạt tử hình đối với những kẻ phản Cách mạng, tham ô tài sản Nhà nước…Khi Bộ luật Hình sự ra đời, tất cả phần quy định chung cũng như phần quy định về các tội phạm cụ thể khá chi tiết.

Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự đã dành hẳn một chương riêng quy định cho việc thi hành hình phạt tử hình. Quy định như vậy là đã đầy đủ và có thể triển khai thực hiện được. Ngoài ra, các Tòa án địa phương luôn được đặt dưới sự kiểm ra, giám sát của các cơ quan hữu quan và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tối cao. Vì vậy, nếu có sai lầm xảy ra thì không phải là không khắc phục được. Thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trong những năm qua, từ lúc ban hành Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, thì có thể khẳng định một điều là chưa có sai lầm nào xảy ra nghiêm trọng, những sai lầm nhỏ trong việc định tội, lượng hình luôn được các cấp xét xử xem xét lại theo một trình tự thủ tục rất nghiêm ngặt.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng, nên ban hành luật (có thể là pháp lệnh cũng thể hiện đầy đủ cơ sở pháp lý) về việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình.

Những người theo quan điểm này cho rằng, muốn cho một quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc trên thực tế thì quy định đó phải được ghi nhận trong một văn bản có giá trị pháp lý cao. Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai này bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ tính chất đặc biệt của hình phạt tử hình là rất nghiêm khắc, nó tước bỏ mạng sống của người phạm tội và nếu thi hành xong mới phát hiện sai lầm thì không thể khắc phục được. Vì vậy, việc quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề này là hết sức cần thiết. Có thể nói rằng, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như vậy là khá chi tiết và có thể thi hành được nhưng chưa thể hiện được cơ sở pháp lý rõ ràng cho tất cả các đối tượng có liên quan khi áp dụng và thi hành loại hình phạt nghiêm khắc này. Mặc dù thực tiễn xét xử đóng một vai trò quan trọng cho ngành Tòa án nhưng không thể vì thế mà quá xem nhẹ sự quy định trong luật về hình phạt tử hình.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

69 Thứ hai, nước ta là một nước theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa với đầy đủ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là nhân đạo, dân chủ, bình đẳng…thì chúng ta không thể lấy kinh nghiệm xét xử hoặc kinh nghiệm thi hành án trước đây mà áp dụng cho các trường hợp tương tự sau này. Một xã hội càng văn minh, càng dân chủ thì các quy định phải được thể hiện rõ trong luật. Từ đó, các đối tượng có liên quan chỉ cần căn cứ vào luật đã được ban hành mà thi hành, nếu ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Quy định như vậy sẽ làm cho việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình tạo thành một thể thống nhất từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối chứ không quy định tản mạn như hiện nay và hướng dẫn thi hành bằng những văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý không cao.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường cũng cố và tiến lên xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tất cả mọi cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc. Khi đã ban hành luật về hình phạt tử hình càng rõ ràng bao nhiêu thì càng tạo nên sự thuận tiện bấy nhiêu cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ chiếu vào luật mà thi hành cho đúng.

Nhìn chung, những quy định hiện tại trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự là khá đầy đủ nhưng chưa phản ánh toàn diện được một cơ chế vận hành của việc áp dụng và thi hành hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc quy định có liên quan đến tử hình đã tương đối đầy đủ nhưng theo quan điểm của chúng tôi, nên ban hành pháp lệnh về hình phạt tử hình. Về cơ cấu, pháp lệnh gồm hai phần cơ bản sau:

Phần thứ nhất: Những quy định về việc áp dụng hình phạt tử hình

Trong phần này, sẽ trình bày khái niệm hình phạt tử hình, lý do áp dụng hình phạt tử hình, mục đích áp dụng hình phạt tử hình, căn cứ áp dụng, nguyên tắc áp dụng, phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, những trường hợp không được áp dụng hình phạt tử hình.

Phần thứ hai: Những quy định về thi hành hình phạt tử hình.

Những quy định chung: Trong phần này, trình bày khái niệm về thi hành hình phạt tử hình, mục đích của việc thi hành, căn cứ để thi hành, các nguyên tắc và quy trình tổ chức thi hành, cơ quan quản lý việc thi hành, các cơ quan tổ chức khác có liên quan.

Những quy định cụ thể về thi hành hình phạt tử hình: Phần này gồm những nội dung sau:

1. Thủ tục thi hành

2. Cách thức thi hành và xử lý những vấn đề liên quan khi thi hành án 3. Cơ quan có nhiệm vụ thi hành

4. Những trường hợp hoãn thi hành 5. Trách nhiệm của các cơ quan thi hành

Nếu việc ban hành ra được một pháp lệnh mà nó thể hiện đầy đủ tất cả những nội dung cần thiết với một trình độ lập pháp cao thì sẽ tạo nên một sự thống

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

70 nhất cho các cơ quan tiến hành tố tụng cũng và những chủ thể khác có liên quan.

Ngoài ra, nó cũng sẽ thể hiện được xu thế chung của thế giới tiến bộ ngày nay là:

tất cả các vấn đề quan trọng đều có luật định, Nhà nước và công dân chỉ căn cứ vào luật mà thi hành.

Tóm lại, những kiến nghị trên đây xuất phát từ thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt tử hình mà pháp luật chưa dự liệu. Với phần kiến nghị này, chúng tôi mong muốn đóng góp một số kiến thức nhỏ cho quá trình xây dựng pháp luật hình sự nước nhà trong giai đoạn sắp tới.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

71

Một phần của tài liệu hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)