Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai
4.2.1. Thực trạng quản lý
4.2.1.1. Ban hành các văn bản về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện
- Trước khi có Luật Đất đai năm 2003, việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về quản lý, sử dụng đất đã được UBND xã quan tâm, Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001 cũng như các văn bản dưới Luật, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn đi vào nề nếp.
- Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện đã thực hiện và ban hành nhiều văn bản để thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ vì vậy việc quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn, đất đai
được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đem lại hiệu quả cao.
4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính Thực hiện chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về lập hồ sơ địa giới hành chính và giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính. UBND xã thực hiện chỉ đạo của tỉnh và của huyện nay đã có bộ hồ sơ địa giới hành chính xã. Địa giới hành chính xã đã được xác định trên thực địa và bản đồ. Cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp xã Như Cố, xã Yên Đĩnh.
- Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên.
Đã quản lý tốt mốc địa giới hành chính trên địa bàn xã, hàng năm tổ chức kiểm tra, phát dọn, quản lý bảo vệ mốc theo quy định.
4.2.1.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Nhìn chung trong những năm qua, việc khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đã được UBND xã thực hiện khá tốt, như: Điều tra đất đang sử dụng của các tổ chức thuộc diện Nhà nước giao đất, cho thuê đất, (theo chỉ thị 245/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ); kiểm tra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đánh giá đất đai theo hướng địa chất công trình..., góp phần quan trọng trong việc thực thi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Diện tích đã đo đạc lập bản đồ địa chính:
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 891,86 ha.
+ Diện tích đất lâm nghiệp là 2.587,992 ha.
+ Diện tích đất ở là 79,38 ha.
4.2.1.4. Công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Hàng năm phòng Tài nguyên và Môi trường giao cho cán bộ địa chính xã theo dõi diễn biến đất đai ở xã và báo cáo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp kiểm tra, chỉnh lý bản đồ địa chính và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở xã. Tuy nhiên công tác kiểm tra kết quả, theo dõi diễn biến tình hình sử dụng đất khó khăn, việc cập nhật thông tin về sử dụng đất đôi khi còn chưa kịp thời, tuy vậy việc theo dõi diễn biến đất được làm cụ thể rõ ràng làm căn cứ để xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Quy hoạch sử dụng đất của xã được xây dựng, đã tiến hành lập xong. Do thời điểm điều tra, lập quy hoạch công tác dự tính, dự báo chưa đáp ứng được với việc phát triển kinh tế của một số ngành. Do đó định hướng về sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, chưa thực sự phát huy được tiềm năng của đất đai và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. Trước tình hình đó UBND xã xây dựng phương án lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã phù hợp với sự phát triển của huyện và của tỉnh trong giai đoạn tới.
4.2.1.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm phát triển đầu tư phát triển và kinh doanh, bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho các ngành.
Công tác thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích và không đúng thẩm quyền được thực hiện thường xuyên.
4.2.1.6. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Được sự chỉ đạo của UBND huyện, xã đã tiến hành lập hồ sơ kê khai
và đăng ký để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng.
Tính đến ngày 31/12/2009 số giấy chứng nhận của xã đã cấp: Đất sản xuất nông nghiệp 768 hộ, đất ở 870 hộ.
Xã Quảng Chu đã lập đủ hồ sơ địa chính về các loại đất và quản lý tại xã do cán bộ địa chính xã quản lý.
4.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên muôn của sở Tài nguyên và Môi trường và phòng Tài nguyên môi trường huyện, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn xã được triển khai khá tốt. Đất đai đó được thống kê hàng năm và kiểm kê thực hiện 5 năm một lần theo quy định của ngành. Hệ thống sổ sách thống kê, đăng ký đất đai, theo dõi biến động đất đai của xã đã được lập đầy đủ và quản lý, khai thác sử dụng theo đúng quy định.
4.2.1.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai.
Nhìn chung công tác quản lý tài chính của xã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiên việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND xã tổ chức thu thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế chuyển mục đích sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành.
Phối hợp với ngân hàng giải quyết tốt cho các đối tương vay vốn đầu tư sản xuất, các đối tượng vay vốn để xóa đói giảm nghèo để có điều kiện phát triển kinh tế.
4.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Quảng Chu là một xã miền núi nên công tác quản lý, phát triển thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm trước công tác quản lý Nhà nước về giá đất nhìn chung còn nhiều vấn đề bất cập, chưa
đạt hiệu quả cao do chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung - cầu trên thị trường. Đến nay, các tổ chức tư vấn về giá đất, bất động sản trên địa bàn huyện chưa được thành lập; cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản với vai trò quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy đã được UBND xã thực hiện khá tốt trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.
4.2.1.10. Quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Nhìn chung công tác quản lý, giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND xã quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất... góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như công tác lập quy hoạch sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này.
4.2.1.11. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm.
Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... như kiểm tra cơ sở khai thác đá, cát sạn, vệ sinh môi trường... Điều này góp phần nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
4.2.1.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
được thực hiện khá tốt, đã xử lý kịp thời, dứt điểm và cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn, các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai. Việc phòng ban chức năng đã tiếp nhận công dân định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân cũng như tổ chức thi hành quyết định nên đã hạn chế được những vi phạm trong sử dụng đất như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm đất đai... giải quyết cơ bản tình trạng khiếu nại kéo dài.
4.2.1.13. Việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Thời lý trước Luật Đất đai 2003 thì việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong trong tổ chức quản lý bộ máy Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác này có những chuyển biến tích cực khi triển khai thực hiện cơ chế “ Một Cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về đất đai.