Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất và chống chịu bệnh của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đán thành phố thái nguyên (Trang 26 - 30)

PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Theo hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, đàn gia cầm ước tính đến 31/12/2011 có khoảng 325 triệu con tăng 2,8% so với cùng kỳ; sản lượng thịt của gia cầm khoảng 708 nghìn tấn, tăng 15%; sản lượng trứng đạt 6,43 tỷ quả, tăng 8%, cả nước có 6,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm và thủy cầm (Báo cáo tại Hội nghị chuyên về chăn nuôi)

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học để chọn ra những giống gia cầm nhập nội, năng suất chất lượng cao như gà công nghiệp, gà chăn thả, vịt siêu thịt, vịt siêu trứng, ngan Pháp, chim bồ câu Pháp, đà điểu; đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

18

Các giống gà lông màu được nhập nội trong thời gian gần đây là: Gà Tam Hoàng, gà Sasso, gà Kabir, gà Ai Cập, gà Lương Phượng…

Phùng Đức Tiến và cs (2007) [22] bước đầu nghiên cứu khả năng sản xuất bốn dòng gà Sasso ông bà (X40, X04, S30, A01) tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương cho biết, gà ông bà Sasso có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 95,12 - 100% (giai đoạn con, dò, hậu bị); khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi dòng X40 đạt 2802,35g; dòng X04 đạt 2318,96g; dòng S30 đạt 2563,13g; dòng A01 đạt 2152,0g; tiêu thụ thức ăn/con giai đoạn (0-20 tuần tuổi) tương ứng là: 10376g, 9729g, 9651g và 9871g; năng suất trứng/mái/11 tuần đẻ của mái X04 là 39,29 quả. Năng suất trứng/mái/13 tuần đẻ của mái A01 là 55,93 quả; tỷ lệ trứng có phôi/10 lô ấp đạt 79,73 - 94,93%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt từ 59,12 - 79,23%.

Khi nghiên cứu gà ông bà Sasso nhập từ Pháp, Nguyễn Huy Đạt và cs (2003) [3] cho biết, gà ông bà Sasso của 4 dòng A, B, C có màu lông đỏ nhạt, thân hình cân đối, ngực rộng, đùi phát triển, mào đơn, da và chân màu vàng. Dòng D có màu lông trắng, mào đơn, thân hình săn chắc, da và chân màu vàng. Cả 4 dòng có tỷ lệ nuôi sống cao từ 99,7-100% ở giai đoạn gà con 3 tuần tuổi, từ 4-21 tuần tuổi đạt 87,6- 96,3% và giai đoạn gà đẻ đạt 97,7-98,3%. Khối lượng cơ thể 21 tuần tuổi dao động từ 2352 - 3050g/con ở dòng mái và 2544 - 3012g/con ở dòng trống.

Đoàn Xuân Trúc và cs (2004) [24] đã nghiên cứu về khả năng sản xuất của gà ông bà và bố mẹ Sasso nhập từ Pháp nuôi tại Xí nghiệp gà giống Tam Đảo - Vĩnh Phúc và cho thấy gà ông bà, bố mẹ Sasso có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu tại Việt Nam: dễ nuôi, ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống cao (giai đoạn hậu bị đạt từ 93 - 95%), hao hụt trong giai đoạn sinh sản thấp. Gà ông bà Sasso có khả năng sinh sản tốt, năng suất trứng đạt 150,93 quả/mái/64 tuần ở dòng B và 202 quả/mái/68 tuần ở dòng D. Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở tương ứng là: 94,3 - 95,1%, 82,6 - 85,2%. Tiêu tốnthức ăn/10 trứng là 3,51 kg ở dòng mái B và 2,37 kg ở dòng mái D. Gà bố mẹ Sasso cho năng suất trứng đến 68 tuần tuổi đạt 211,51 quả/mái, tỷ lệ trứng có phôi đạt 93,9%, tỷ lệ nở đạt 84,2%.

19

Nguyễn Thị Hải và cs (2009) [5] cho biết: Gà bố mẹ TĐ34 cho năng suất trứng đến 68 tuần tuổi đạt 197,33 quả/mái; tỷ lệ trứng giống: 94,37%; tỷ lệ trứng có phôi/ trứng ấp: 94,48 % và gà con loại 1/ tổng trứng ấp: 83,27%; tiêu tốn thức ăn/

10 quả trứng giống: 2,89 kg.

2.3.2. Tình hình nghiên cu ngoài nước

Trong những năm gần đây, xu hướng chăn nuôi gia cầm trên thế giới có sự thay đổi. Chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp đang giảm mạnh tại các nước Phương Tây do hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội.

Tại các nước có nền kinh tế phát triển như Pháp, Israel, Trung Quốc … ngoài việc tạo ra các giống gà công nghiệp cao sản hướng thịt, hướng trứng, người ta còn chú ý đến việc nghiên cứu để tạo ra những giống gà lông màu có chất lượng thịt thơm ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Các giống gà lông màu như Sasso (Pháp), Lương Phượng và Tam Hoàng (Trung Quốc), Kabir (Israel), ISA màu (Pháp)….

Năm 1978, hãng Sasso ở Pháp tiến hành nhân giống, chọn lọc, lai tạo ra giống gà Sasso gồm 18 dòng gà trống và 6 dòng gà mái với mục đích sử dụng khác nhau.

Giống gà này có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon và đặc biệt có thể nuôi theo phương thức nuôi nhốt, bán nuôi nhốt và thả vườn đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, gà Sasso được hơn 30 nước trên thế giới ưa chuộng, trong đó được nuôi nhiều ở Pháp, Anh, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Malaysia, Philippine, Croatia... Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về giống gà này.

Gà Sasso SA31 được hãng Sasso chọn tạo vào năm 1985, có lông màu đỏ hoặc nâu đỏ, có sức chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt, thích nghi với môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Do gà SA31 mang gen lặn hoàn toàn về màu sắc lông, nên toàn bộ số gà broiler sản xuất ra đều mang đặc điểm ngoại hình của dòng bố (về màu da chân, màu lông, có lông cổ hay không có lông cổ).

20

Hiện nay, Hãng đưa ra sản xuất 23 dòng gà trống với mục đích sử dụng khác nhau: dòng nhẹ cân hoặc nặng cân; lông đỏ, đen, xám hoặc trắng; da vàng hoặc trắng, chân đen, xám hoặc vàng; trụi cổ hay có lông cổ. Các dòng sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:

Dòng lớn chậm: lông màu vàng (T44, T44NI, T88); màu trắng (T55, T55N, Malvoisine, Sussex); các màu khác (Gris cendre, T55Npb, T77N). Các dòng lớn chậm chỉ có khối lượng cơ thể từ 1,75 - 2,5 kg ở 84 ngày tuổi.

Dòng trung bình: lông màu vàng (X44 khối lượng cơ thể lúc 63 ngày tuổi từ 2,25 - 2,7 kg; dòng XL44 có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi từ 2,15 - 2,55 kg;

dòng XL44N có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi từ 1,9 - 2,55 kg). Dòng có lông màu trắng là X55 có khối lượng cơ thể đạt 2,2 - 2,65 kg ở 56 ngày tuổi.

Dòng lớn nhanh: gồm các dòng C có lông màu vàng (C44 và C88N), các dòng này có khối lượng cơ thể từ 2,3 - 2,76 kg ở 56 ngày tuổi.

Về dòng mái, hãng Sasso có 6 dòng (SA51N, SA51, SA51A, SA31, SA31A và SA31L) nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng: lùn hoặc chắc khỏe, nặng cân hoặc nhẹ cân, tự phân biệt tính biệt hoặc không. Trong đó có 2 dòng được sử dụng rộng rãi hiện nay là 2 dòng mái SA31 và SA51.

Tại Philippine, Bộ Nông nghiệp đã khuyến cáo để nâng cao hiệu quả và chất lượng thịt gà thương phẩm Sasso, có thể sử dụng các biện pháp sau:

Gà Sasso được chăn thả tự do trên những đồng cỏ, gà có thể ăn cỏ, hạt ngô, hạt thóc, lá cây và những thành phần tự nhiên khác. Gà Sasso được nuôi thả tự do có hàm lượng cholesterol và hàm lượng mỡ thấp.

Muốn gà sinh trưởng nhanh thì sử dụng chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và protein: 3050 - 3150 Kcal/kg và 24 - 22% protein. Để có phẩm chất thịt tốt nhất thì phải giảm bớt tăng khối lượng với mức năng lượng và protein thấp như sau: 2800 - 2950 Kcal/kg và 22 - 16% protein.

21

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất và chống chịu bệnh của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đán thành phố thái nguyên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)