Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn THỊ TRẤN HƯƠNG sơn HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 40 - 45)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

4.4.1. Hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển, đây cũng là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp…

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của xã tôi đã tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra và vùng sản xuất.

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được xác định:

- Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của xã.

- Xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

4.4.1.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm

Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất.

Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất...

Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính dược thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.7. Hiệu quả kinhtế của các loại cây trồng chính (tính bình quân cho 1 ha)

Đơn vị tính: 1.000đồng

STT Cây trồng

Giá trị sản xuất

(GO)

Chi phí trực tiếp

(Ic)

Thu nhập hỗnhợp

(NVA)

Hiệu quả sử dụng

vốn (lần)

Giá trị ngày công

lao động

1 Lúa xuân 45.170 24.190 17.982 1,85 125,970

2 Lúa mùa 47.130 25.750 19.382 1,9 120,490

3 Ngô xuân 40.480 23.257 14.225 1,8 106,780

4 Ngô vụ mùa 41.500 23.740 14.808 1,78 104,060

5 Ngô đông 40.200 22.156 13.844 1,7 96,900

6 Lạc xuân 35.302 22.600 10.312 1,5 62,500

8 Lạc đông 33.706 21.625 8.281 1,38 45,409

9 Rau (bắp cải) 52.200 24.960 23.040 2,20 155,552

10 Vải 95.168 61.018 32.150 2.5 190,753

11 Bưởi 57.530 26.988 25.542 2.1 146,871

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)

Bảng 4.8. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (Tính bình quân/1ha)

Chỉ tiêu

Mức

Giá trị sản xuất(GO)

(1000đ)

Chi phí trực tiếp(IC) (1000đ)

Thu nhập hỗn hợp

(1000đ)

Hiệu quả đồng vốn

(lần)

Cônglao động (1000đ/ ngày

công) RC (rất cao) >150.000 >100.000 >60.000 >5,5 >250

C (cao) 100.000- 150.000

70.000- 100.000

40.000-

60.000 3,5-5,5 150-250 TB(trung bình) 50.000-

100.000

50.000- 70.000

30.000-

40.000 2,1-3,5 85-150 T (thấp) 10.000-

50.000

30.000- 50.000

20.000-

30.000 1,90-2,1 40-85 RT(rất thấp) <10.000 <30.000 <20.000 <1,90 <40

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

Loại

LUT Kiểu sử dụng đất

Giá trị sản xuất

(GO)

Chi phí trực tiếp

(Ic)

Thu nhập hỗn hợp

(NVA)

Hiệu quả sử dụng

vốn

GT ngày công LĐ

1000đ Mức 1000đ Mức 1000đ Mức Lần Mức 1000đ Mức

LUT1

LX-LM - Ngô đông 132.78 C 72.096 C 51.208 C 5.45 C 143.36 TB LX –LM – Lạc đông 126.006 C 71.565 C 45.645 C 5.13 C 191.569 C LX - LM- Rau đông 144.50 C 74.9 C 60.404 RC 5.95 RB 302.012 RC LUT2 LX - LM 92.3 TB 49.94 T 37.364 TB 3.75 C 146.46 TB LUT3 Lạc xuân - LM 82.432 TB 48.35 T 29.694 T 3.35 TB 82.99 T

Ngô xuân – Lúa mùa 87.61 TB 49.007 T 33.607 TB 3.7 C 127.27 TB LUT4 Lúa Mùa 47.13 T 25.75 RT 19.382 RT 1.9 T 120.49 TB LUT5 Ngô xuân -Ngô mùa 81.98 TB 46.997 T 29.058 T 3.58 C 110.84 TB Ngô mùa Rau đông 93.7 TB 48.217 T 37.848 TB 3.98 C 159.58 C LUT6 Vải, Bưởi 152.698 RC 88.006 C 57.692 C 4.6 C 217.624 C

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Giá trị bình quân của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên các kiểu sử dụng đất đối với đất canh tác trồng cây hàng năm được thể hiện trong bảng 2.3

Qua bảng 2.3 ta thấy:

- LUT 2L - M: LUT này có hiệu quả kinh tế cao nhưng chỉ được áp dụng chủ yếu ở vùng 2 và một số ít ở vùng 3. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao nhất là Lúa xuân - lúa mùa - rau đông, với thu nhập hỗn hợp là 60.404 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 302.012 nghìn đồng.

- Tuy nhiên, cây rau có mức đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, rủi ro lớn do nhu cầu thị trường không ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và sâu bệnh. Những năm thời tiết thuận lợi, cây trồng cho năng suất cao thì giá sản phẩm thấp, thị trường tiêu thụ hạn chế nên hình thức thâm canh rau trên quy mô lớn không phát triển.

- LUT 2L: Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại xã. LUT 2L phổ biến trên toàn thị trấn, được trồng với diện tích cao nhất, được người nông dân chấp nhận vì ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi.

Thu nhập hỗn hợp trên 1 ha đạt 37.361 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 146.46 nghìn đồng/công.

- LUT 1L - 1M: Lạc xuân - Lúa mùa là công thức luân canh cho hiệu quả kinh tế cao với thu nhập hỗn hợp là 29.694 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động đạt 82.99 nghìn đồng/công. Do đó, kiểu luân canh này ít được áp dụng nhiều vì không đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- LUT 1L: Thu nhập hỗn hợp là 19.382 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 120.49 nghìn đồng/công. Đây là LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất,. Kiểu sử dụng đất này chỉ trồng 1 vụ lúa mùa, được trồng chủ yếu ở vùng 1 do địa hình cao, chế độ tưới nhờ nước trời, hiệu quả kinh tế rất thấp, diện tích canh tác 1 lúa giảm đi đáng kể.

- LUT chuyên rau, màu: Loại hình sử dụng đất này phân bố hầu hết đồng đều ở các vùng, đất đai thích hợp cho trồng màu. Hiệu quả kinh tế có sự phân cấp rõ rệt giữa các kiểu sử dụng đất, từ rất thấp đến trung bình và cao.

+ Kiểu sử dụng đất phổ biến nhất trong LUT này là ngô mùa - ngô đông, tuy nhiên diện tích được áp dụng vào trồng lại chiếm rất ít, do đó hiệu quả kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

+ Ngô mùa và rau đông là kiểu sử dụng có thu nhập hỗn hợp cao đạt 159.58nghìn đồng/công.

+ Kiểu sử dụng Lúa xuân Lúa mùa lạc đông cũng được phổ biến vì đem hiệu quả kinh tế cao với thu nhập 191.569 nghìn đồng

Với các kiểu sử dụng của cây chuyên màu chỉ chỉ là cây trồng đảm bảo ổn định đời sống, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, chưa được xác định là cây làm giàu.

Qua phân tích trên, có thể thấy loại hình sử dụng đất tại thị trấn Hương Sơn khá đa dạng, cây trồng hàng năm chủ yếu vẫn là lúa và ngô. LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là 2 lúa và 2 lúa - 1 màu, LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhất là 1 lúa.

Ngoài ra, diện tích trồng cây CNNN chiếm diện tích khá lớn, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

4.4.1.2. Hiệu quả kinh tế cây ăn quả

LUT trồng cây ăn quả tại thị trấn Hương Sơn được phân bố rộng rãi nhưng quy mô nhỏ lẻ, không hình thành vườn chuyên canh cây ăn quả, chủ yếu là vườn tạp.

Hiệu quả kinh tế cây ăn quả được thể hiện qua bảng 2.3.

Qua bảng 2.3. ta thấy, giá trị sản xuất của cây ăn quả cao bình quân trên 237.624nghìn/công .Hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng hàng năm là do các chi phí không bao gồm các khoản đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Cây ăn quả cho thu nhập hỗn hợp là từ 172-228 triệu đồng/ha, giá trị ngày công cao đạt 237.624 nghìn đồng/công.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn THỊ TRẤN HƯƠNG sơn HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)