3.1. Công tác xây dựng đề án, triển khai, chuyển giao công nghệ
Xây dựng “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” và “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015” thông qua tổ chức Hội thảo, nhằm lấy ý kiến các nhà khoa học để xây dựng
“Dự án Công nghệ cao trong Nông nghiệp”. Hội nghị đã có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp tham gia và đã đưa ra những vấn đề quan tâm cấp thiết trong vấn đề cây nông nghiệp, thủy sản và môi trường, dịch bệnh,… Từ đó đề xuất các mục tiêu, nội dung nghiên cứu cho Đề án và hiện đang được xây dựng các nội dung chi tiết để thực hiện các thủ tục trình cho Bộ KHCN trong quý I năm 2012.
Lễ ký thỏa thuận hợp tác KHCN với UBND Tỉnh
Quảng Ninh
Xây dựng đề án “ hòng thí nghiệm chuyên ngành - ilot Hóa Dược”. Đã đạt được sự thống nhất về nguyên tắc với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng chương trình Hóa Dược nhằm xây dựng đề án phòng thí nghiệm chuyên ngành - ilot Hóa Dược.
Xây dựng các đề xuất đề tài của Viện KHCNVN cho “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển giai đoạn 2011-2015”.
Tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác khoa học và công nghệ giữa Viện KHCNVN và UBND tỉnh Quảng Ninh. Xây dựng phương án cho chuẩn bị thành lập đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện KHCNVN tại tỉnh Quảng Ninh. Ký kết hợp tác với Đại học Tây nguyên để mở rộng hợp tác của Viện KHCNVN trong đào tạo nguồn nhân lực cao cho các tỉnh Tây Nguyên.
39
Năm 2011, Viện đã cùng các địa phương đã ký hợp tác trao đổi các thông tin, thống nhất một số nguyên tắc làm việc cũng như củng cố, thúc đẩy việc hợp tác khoa học - công nghệ với các địa phương.
3.2. Các dự án hợp tác Bộ, ngành, địa phương, Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Viện KHCNVN
Năm 2011, Viện KHCNVN phê duyệt 2 dự án mở mới và 1 dự án thực hiện tiếp (năm thứ 2) với tổng kinh phí cấp là: 1.200 triệu đồng, trong đó cấp cho 2 dự án thực hiện năm thứ nhất (2011) với tổng kinh phí là 850 triệu đồng và cấp cho các dự án năm thứ hai (từ 2010) là 350 triệu đồng.
Năm 2011, Viện KHCNVN đã phê duyệt 6 đề tài Bộ, ngành, địa phương thực hiện năm 2011 với kinh phí là 3.500 triệu đồng và 8 đề tài thực hiện năm thứ hai (từ 2010) với kinh phí là 2.255 triệu đồng. Tổng kinh phí Viện KHCNVN cấp năm 2011 là 4.055 triệu đồng.
*Đánh giá chung:
Các đề tài hợp tác với địa phương đã nghiệm thu đạt kết quả tốt, được địa phương đánh giá cao. Đề tài hợp tác với Tổng Cục kỹ thuật - Bộ Công An do Viện Công nghệ Sinh học chủ trì: “Ứng dụng công nghệ bảo tồn tinh dịch và thụ tinh nhân tạo chó để nhân giống và bảo tồn một số giống chó nghiệp vụ của ngành Công an”. Đề tài đã giải quyết được vấn đề nan giải đối với tình trạng sinh sản kém của đàn chó giống nghiệp vụ thuộc Bộ Công an. Bảo tồn và phát triển 3 giống chó nghiệp vụ (Berger, Labradoor, Coker) có khả năng phục vụ chiến đấu, phát hiện chất nổ và chất ma túy.
Quy trình công nghệ này có thể mở rộng và phát triển để xây dựng Trung tâm bảo tồn và nhân giống chó phục vụ công tác An ninh, Quốc phòng, Hải quan và Kiểm lâm ở Việt Nam.
Phần lớn các dự án, đề tài đều thực hiện đúng tiến độ và bám sát nội dung theo đề cương phê duyệt. Năm 2011 số đề xuất dự án thử nghiệm và số dự án được xem xét phê duyệt đã tăng lên so với các năm trước.
Kết quả thực hiện của một số dự án sản xuất thử nghiệm đã nghiệm thu và đang thực hiện triển khai chế tạo sản phẩm ứng dụng rất tốt. Ví dụ: dự án do Viện Khoa học vật liệu ứng dụng chủ trì: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón Urea Super Phosphat (USP) phục vụ nông nghiệp” đã sản xuất 687 tấn sản phẩm là phân bón USP với doanh thu: 4.728 triệu đồng từ bán sản phẩm. Do nhu cầu xã hội lớn nên sau khi nghiệm thu dự kiến sẽ chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. Dự án
40
“Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất tủ điều khiển khử khuẩn dụng cụ y tế bằng khí ozone phục vụ cho y tế” cũng được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và thiết bị được đưa vào thử nghiệm tại Bệnh viện Hữu nghị, bệnh viện 354; chủ nhiệm dự án đã được cấp giấy phép hành nghề của Bộ Y tế trong nghiên cứu, sản xuất và lưu hành các thiết bị y tế đến năm 2016. Đây cũng năm trong hướng ưu tiên mà Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến sẽ mở mới chương trình Trang thiết bị Y tế.
Sản phẩm Tủ khử khuẩn dụng cụ y tế được ứng dụng thử nghiệm tại khoa gây mê hồi sức Bệnh viện
Hữu nghị
Tủ khử khuẩn trưng bày tại Hội chợ quốc tế
Nhìn chung các Dự án SXTN và đề tài hợp tác với bộ, ngành, địa phương xuất phát từ nhu cầu thực tế cấp bách của bộ ngành địa phương nên có tính thực tiễn cao và có thể triển khai rộng, có ứng dụng với tỷ lệ cao và có đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kinh phí đề tài các đơn vị đấu thầu được với các bộ ngành trong 3 năm 2009 – 2011
41
Năm 2011, tổng kinh phí các đề tài của các đơn vị thuộc Viện KHCNVN tự tham gia ký kết và đấu thầu với các Bộ, ngành, địa phương là 23.492 triệu đồng.
3.3. Các hợp đồng dịch vụ Khoa học – Kỹ thuật
Trong năm 2011, các đơn vị trực thuộc đã thực hiện trên 1.132 hợp đồng kinh tế với các đơn vị bên ngoài với tổng kinh phí hơn 213 tỷ đồng, trong đó kinh phí thực hiện năm 2011 là 121 tỷ đồng (số liệu năm 2010: 1100 hợp đồng kinh tế, kinh phí 113 tỷ đồng). Các đơn vị thực hiện kinh phí hợp đồng lớn cho năm 2011 là Viện Cơ học và Tin học ứng dụng (20,6 tỷ đồng), Viện Công nghệ môi trường (20 tỷ đồng), Viện Khoa học năng lượng (14,1 tỷ đồng), Viện Khoa học vật liệu (8,8 tỷ đồng).
Đây cũng là những đơn vị luôn dẫn đầu về tổng kinh phí thực hiện hợp đồng trong những năm gần đây.
3.4. Công tác sở hữu trí tuệ
Năm 2011, số lượng đăng ký Sở hữu trí tuệ của Viện tăng lên so với năm trước về cả số lượng cũng như chất lượng, cụ thể đã được cấp 07 bảo hộ sáng chế, 04 Giải pháp hữu ích, 01 nhãn hiệu hàng hóa và 01 đăng ký kiểu dáng. Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên có 04 sáng chế được bảo hộ.
Tập huấn về sở hữu trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ
Nhằm thúc đẩy công tác sở hữu trí tuệ, Viện KHCNVN đã tổ chức hai hội nghị tập huấn “Quyền sở hữu khoa học và công nghệ trong nghiên cứu khoa học”
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đại diện cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc. Qua đây, các cán bộ nghiên cứu hiểu rõ thêm về lợi ích của việc đăng ký Sáng chế, Giải pháp hữu ích, những phương pháp tra cứu và khai thác nguồn dữ liệu trên các kho patent. Từ đó, vận dụng và phát huy hữu ích vào những nghiên cứu kế
42
cận, vừa có thể kế thừa những thành quả sẵn có, vừa tránh được những nghiên cứu trùng lặp, không cần thiết.
3.5. Các doanh nghiệp và đơn vị hoạt động theo nghị định 35/HĐBT Các doanh nghiệp Nhà nước:
Đã thực hiện xong việc bàn giao về vốn, tài sản, người lao động từ Công ty Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch - Newtatco cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch - Newtatco.
Đôn đốc các doanh nghiệp đã chuyển đổi trong năm 2010 tiến hành các bước tiếp theo để đăng ký hoạt động theo loại hình công ty mới.
Các đơn vị đang làm thủ tục chuyển giao cho người lao động là Công ty Sinh hóa và Phát triển công nghệ mới, Công ty phát triển công nghệ, Công ty xây dựng và phát triển công nghệ mới, Công ty Giám định và chuyển giao công nghệ và 3 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục phá sản: Công ty Điện tử ELECO, Công ty Ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới, Công ty Điện tử và Quang học ELOPY.
Các đơn vị hoạt động theo nghị định 35/HĐBT (Đơn vị 35)
Viện chủ trương chuyển đổi các đơn vị 35 thành: doanh nghiệp khoa học công nghệ; công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc tổ chức khoa học cấp phòng theo từng đơn vị cụ thể.
Một số đơn vị 35 đã triển khai tốt các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu. Ví dụ Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ hóa học (thuộc Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên) là đơn vị đạt số doanh thu lớn là: 18.800 triệu đồng từ nhiều kết quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và triển khai ứng dụng. Đơn vị cũng đã có 03 sáng chế và giải pháp hữu ích và có một số sản phẩm ứng dụng thành công như: Chất keo tụ làm trong nước, công nghệ và thiết bị xử lý nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp, đệm vị sinh, chất phụ gia bê tông v.v...