Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km2 (chiếm 71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (chiếm 29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quý đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha (chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất
nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2. Đất trồng trọt toàn thế giới chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: Đất có năng suất cao: 14%;
trung bình 28% và thấp: 28%.
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 – 85 triệu người.
Như vậy với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và chuyển quyền sử dụng đât diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức.
2.3.2. Sơ lược tình hình chuyền QSDĐ trong cả nước
Sơ lược về tình hình chuyển quyền sử dụng đất của một số tình TP Hà Nội: Hà Nội là thủ đô đồng thời là thành phố đứng đầu Viêt Nam có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Vì thế công tác quản lý và SDĐ đai rất được chú trọng và quan tâm. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo thành phố, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hà Nội tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và SDĐ đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn thành phố, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất Đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn thành phố diễn ra sôi động hơn. Theo báo cáo tổng kết công tác Tài nguyên & Môi trường năm 2012, tổng
số hồ sơ đăng ký chuyển QSDĐ là 21126 hồ sơ và tất cả hồ sơ đều đã được giải quyết xong và cấp giấy chứng nhận QSDĐ
* Tỉnh Thái Nguyên:
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía Bắc, so với các tỉnh khác sự phát triển của Thái Nguyên vẫn chưa thực sự tương xứng với những tiềm năng của vùng. Trong những năm qua do ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nên tình hình chuyển QSDĐ của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong giai đoạn 2012-2014 thị trường bất động sản nói chung, tình hình chuyển QSDĐ nói riêng cũng diễn ra rất chậm nhất là các thành phố lớn. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung hiện nay, việc SDĐ để phát triển kinh tế đang ngày một gia tăng. Đất đai sử dụng ngày một nhiều và ngày càng được các cấp các ngành quan tâm. Công tác chuyển QSDĐ ở tỉnh Thái Nguyên nói chung có sự biến động lớn. Người dân đã tham gia vào việc chuyển quyền tương đối nhiều, nhưng chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp QSDĐ.
* Tỉnh Lạng Sơn
Những năm gần đây tỉnh Lạng Sơn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của tỉnh ủy, HĐND-UBND, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh đã nỗ lực, cố gắng phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sỏ trên địa bàn tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó phải kể đến công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn tỉnh, từ khi Luật Đất Đai 2003 ra đời được áp dụng và có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất Đai quy định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn tỉnh diễn râ sôi nổi hơn.
2.3.3. Sơ lược tình hình chuyền QSDĐ tại tỉnh Hòa Bình
Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 4662,5 Km2 chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 nhằm xây dựng Hòa Bình trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực phía Đông và Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, là một cực quan trọng trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện vai trò động lực và giao thương với Quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng Sông Hồng đối với cả nước và quốc tế; phấn đấu đến năm 2020 thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan, công tác quản lý đất đai của tỉnh đã được tiến hành đồng bộ, toàn diện, từng bước đi vào nề nếp.
Đặc biệt đối với công tác chuyển QSD đất trên địa bàn luôn được quan tâm, chỉ đạo của các cấp đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật đất đai.
2.3.4. Sơ lược tình hình chuyền QSDĐ tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình Huyện Lạc Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 581 km2 đã được đo đạc bản đồ địa chính theo lưới tọa độ quốc gia với tỷ lệ 1/2000; 1/1000; 1/500 đây là điều kiện thuận lợi cho từng địa phương, đơn vị thực hiện công tác
quản lý đất đai có hệ thống, chặt chẽ và ổn định. Huyện có 29 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 28 xã. Hàng năm dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và hiệu quả. Trong đó phải kể đến công tác chuyển QSD đất diễn ra trên địa bàn huyện, từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSD đất. Ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định các quy định mới của Luật Đất đai qui định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSD đất trên địa bàn huyện diễn ra sôi động hơn.
Phần 3