PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình cơ bản của xã Bình Chân
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Bình Chân
* Ngành nông nghiệp
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả, giá trị gia tăng trên một hécta đất nông nghiệp, tăng thu nhập của người nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển hài hoà giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Trồng trọt được xác định là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp. Trong thời kỳ 2010 - 2020 tập trung đầu tư vào việc đưa giống mới, kĩ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, sản lượng và giá trị sản phẩm. Đồng thời tiếp tục chuyển đổi đa dạng hoá cây trồng, đưa những cây giống mới vào cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Mục tiêu phát triển của ngành chăn nuôi đến năm 2020 chủ yếu là đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò, heo, nhím, hươu, đàn gia cầm, thành lập các trang trại chăn nuôi tập tung tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu
chăn nuôi. Đa dạng hóa các hình thức nuôi trồng thủy sản, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tổ chức tốt khâu dịch vụ bao tiêu sản phẩm chăn nuôi.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi của xã mấy năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, đem lại thu nhập cao cho người dân, bắt đầu chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
* Ngành công nghiệp
Trên địa bàn xã theo dọc trực đường giao thông xã đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất kinh danh hộ gia đình nhỏ lẻ như: sửa chữa cơ khi, đồ dân dung, việt liệu xây dựng,… với một xã miền núi thì tính chất công nghiệp còn xa lạ với người dân.
* Ngành thương mại, dịch vụ
Trong những năm gần đây nghành thương mại và dich vụ dần được quan tâm và đầu tư như: hàng hóa, xây dựng,… đặc biệt hơn là sự quan tâm của huyện cũng như tỉnh về việc tổ chức lễ hội Đình Cổi đã thu hút được rất nhiều du khách thập phương đến tham gia lễ hội và thắp hương.
* Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
- Trụ sở làm việc hành chính: Diện tích khuôn viên: 1300 m2 gồm.
+ Nhà làm việc 2 tầng xây kiên cố, diện tích xây dựng: 350m2. + Trung tâm học cộng đồng, nhà sàn diện tích: 135 m2.
- Các công trình giáo dục
+ Trường THCS được xây dựng với diện tích là 5700m2 , gồm 10 phòng học nhà cấp III các phòng học chất lượng tốt và 207 em học sinh.
+ Trường tiểu học xây dựng trên diện tích đất 4650m2, gồm 8 phòng học nhà cấp IIIvà 226 em học sinh.
+ Trường mầm non được xây dựng trên diện tích là 2200m2 , gồm 7 phòng học nhà xây cấp 4 và 228 cháu.
- Công trình y tế: Được xây dựng trên trục đường liên xã, có diện tích là 1300 m2 cơ sở vật chất đã xuống cấp, phòng khám, phòng chữa bệnh, trang thiết bị chưa đủ, chưa đạt chuẩn, cần đầu tư xây dựng mới.
- Bưu điện văn hóa: Hiện xã có 01 điểm bưu điện văn hóa với diện tích 100 m2, song hoạt động kém có hiệu quả, xã chưa có điểm truy cập Internét công cộng những các thôn, xóm trên địa bàn đã có nhiều cơ quan đơn vị, hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet do công ty viễn thông Quân đội Viettel.
- Hiện trạng giao thông: Tổng số Km đường giao thông trong xã gồm đường liên xã: 6,6 km, đường trục thôn, liên thôn: 22 km, đường nội thôn:
15km, đường nội đồng 23 km
- Hệ thống cấp điện: 100% số gia đình trong xã đã có điện lưới.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt
+ Nước sinh hoạt: Do đặc thự là xã miền núi nên về tổng thể nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho toàn xã được lấy từ các giếng khơi, giếng khoan do người dân tự làm, chất lượng nước tốt và công trình nước sinh hoạt tự chảy.
+ Nước thải: Hiện nay trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải, phương thức thoát nước thải hiện nay là xử lý cục bộ tại các hộ gia đình, một phần theo các mương tưới chảy đi và cũng lại 1 phần theo dạng tự thẩm thấu
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm
- Dân số: Đầu năm 2010 xã có 665 hộ, 3280 khẩu. Dân số tính toán đến năm 2020 khoảng 4150 người.
- Lao động: Lao động trong xã chủ yều làm nông nghiệp, lao động thương mại, lao động khác. Dân số trong độ tuổi lao động 2175 người chiếm khoảng 66,3% dân số xã.