Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. PHÂN TÍCH HỆ THỰC VẬT Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN
4.1.3. Các loài thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng
Đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng đang được rất nhiều nhà khoa học sinh học quan tâm đến trong những năm gần đây. Đối với VQG Xuân Sơn, du cư và khai thác không hợp lý dẫn đến tình trạng phá hoại
rừng diễn ra một cách nghiêm trọng, làm gia tăng diện tích đất trống, đồi trọc, phá hủy và làm thất thoát nặng nề các nguồn tài nguyên thực vật, kéo theo sự mất cân bằng về sinh thái. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các nguồn gen quý đã trở thành một vấn đề cấp thiết trong công cuộc phát triển kinh tế của nước ta.
Để góp phần giải quyết các vấn đề kể trên, việc nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt đánh giá nguồn gen có ích và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong quá trình đánh giá mức độ đe dọa của các loài trong hệ thực vật để có chính sách ưu tiên bảo vệ có hiệu quả, chúng tôi căn cứ vào Sách đỏ Việt Nam 2007 (phần thực vật) [8] và dựa vào 8 cấp tiêu chuẩn đánh giá mức độ quý, hiếm của các loài động thực vật của tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (I.U.C.N) [104] thông qua ngày 30/4 năm 1994 để phân loại:
Cấp EX - Tuyệt chủng (Extinct)
Cấp EW Tuyệt chủng ngoài Tự nhiên (Extinct in the wild) Cấp CR Rất nguy cấp (Critically endangered)
Cáp EN Nguy cấp (Endangered) Cấp VU Sẽ nguy cấp (Vulnerable)
Cấp LR Ít nguy cấp (Lower risk) Cấp DD Thiếu dữ liệu (Data dificient)
Cấp NE Không đánh giá (Not evaluated)
Trên cơ sở bảng danh lục và cuốn Sách đỏ Việt Nam và qua kết quả phân tích hệ thực vật, chúng tôi đã xác định được trong VQG Xuân Sơn có 47 loài thực vật quý hiếm (Phụ lục 2). Trong đó:
+ Số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong Sách đỏ Việt Nam là 47 loài, trong đó 14 loài ở mức nguy cấp (EN), 32 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 1 loài ít nguy cấp (LR).
+ Số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong danh sách đỏ Thế giới là 17 loài, trong đó có 4 loài ở mức nguy cấp (EN), 11 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU), 1 loài ít nguy cấp (LR), 1 loài thiếu dữ liệu (DD).
+ Trong tổng số 47 loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, có 5 loài: Trai lý (Garcinia fagraeoides); Gù hương (Cinnamomum balansae ); Nghiến (E. tonkinense); Thiết đinh (Markhamia stipulata) và Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia) có tên trong danh sách nhóm IIA ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Tất cả có 47 loài ghi nhận ở VQG Xuân Sơn đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, chiếm 3,81% tổng số loài của khu hệ. Tính đến vai trò bảo tồn của hệ thực vật Xuân Sơn so với toàn quốc, nơi đây chiếm tới gần 10% tổng số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, do đó hệ thực vật Xuân Sơn là nơi lưu giữ rất nhiều vốn gen quý hiếm của Việt Nam, cần có những chính sách, biện pháp cụ thể để bảo tồn chúng.
Tổng số 47 loài thực vật quý hiếm trong thành phần thực vật tại VQG Xuân Sơn thuộc 34 họ. Trong đó, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 1 họ chiếm 2,94% (Họ Ráng Polypodiaceae) với một loài Tắc kè đá (Drynaria bonii C.Chr). Ngành Thông (Pinophyta) có 2 họ (chiếm 5,88%) với 2 loài (chiếm 4,25%), trong đó có loài Pơmu (Fokienia hodginsii) ở mức nguy cấp (EN), còn loài Tuế lược (Cycas pectinata) ở mức sẽ nguy cấp (VU). Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 31 họ với 44 loài quý hiếm, trong đó Lớp Hành (Liliopsida) có 7 họ (chiếm 20,59%) với 8 loài quý hiếm (chiếm 17,02%).
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có nhiều họ (24 họ, chiếm 70,59%) và nhiều loài quý hiếm nhất (36 loài, chiếm 76,59%) trong tổng số các loài quý hiếm có tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn (bảng 4.6, hình 4.1).
Bảng 4.6. Ba ngành thực vật có số loài đe dọa tuyệt chủng Polypodiophyta Pinophyta Magnoliophyta
Cộng Magnoliopsida Liliopsida
Số họ 1 2 24 7 34
Số loài 1 2 36 8 47
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Taxon Polypodiophyta Pinophyta Magnoliopsida Liliopsida Số loài
Họ Loài
Hình 4.1. Sự phân bố các taxon có số loài quý hiếm