Sự phân hóa thảm thực vật theo yếu tố địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 113 - 118)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG CỦA THẢM THỰC VẬT VQG XUÂN SƠN

4.3.3. Sự phân hóa thảm thực vật theo yếu tố địa hình

Sự phân hóa thảm thực vật do yếu tố địa hình thể hiện rất rõ trong các thảm thực vật rừng và thảm thực vật cây bụi. Tuy nhiên, các thảm thực vật rừng trên núi đá vôi có sự khác biệt rõ rệt nhất.

Theo vị trí địa hình, các thảm thực vật trên đỉnh núi đá vôi, sườn núi đá vôi và chân núi đá vôi, đặc biệt là trong các thung núi đá có sự khác biệt rất

lớn. Sự khác biệt này chủ yếu do phân hóa về chế độ thổ nhưỡng, chế độ tiểu khí hậu:

- Đỉnh núi đá: Do cấu tạo địa chất nên diện tích phân bố các đỉnh núi đá có khác với các vùng khác. VQG Xuân Sơn có quá trình phong hoá lâu dài nên các đỉnh núi đá tập trung thành dãy chạy dài và sắc nhọn, vùng này có diện tích bề mặt hẹp. Nhìn chung thường là những nơi toàn đá, cự ly hẹp, độ dốc lớn thường từ 300- 400. Bề mặt của những khu vực này thường bị phong hoá và xói rãnh nham nhở.Tuy nhiên, thực vật ở đây mang sắc thái của những vùng rừng núi trung bình có khí hậu ẩm ướt. Thực vật là những quần lạc cây gỗ nhỏ núi cao, có thân hình khẳng khiu, phân cành thấp và cành mọc ngang như các loài thuộc chi Chè đắng (Ilex), Hồng bì (Clausena), Re (Cinnamomum), Thị rừng (Diospiros), Thích (Acer); họ Hoàng đàn (Cupressaceae) như Pơ mu (Fokienia hodginsii), họ Bứa (Clusiaceae) như Trai lý (Garcinia fagraeoides),... Những loài này thường có chiều cao biến động lớn, cấu trúc rừng phức tạp, khó phân chia tầng thứ.

Mặt khác, do ở địa thế cao, gió mạnh, ánh sáng trực xạ nhiều với lớp nền vật chất xương xẩu, khô hạn, sức giữ nước kém đã tạo cho các loài thực vật sống ở đây có những đặc trưng khác biệt như tán lệch, thân vặn vẹo, cong queo, lá dày, vỏ xù xì, gỗ cứng. Trên thân phía ngoài thường được phủ kín từng đám bởi các lớp địa y màu trắng mốc hoặc rêu xanh. Cá biệt cũng có một vài loài mọc vượt lên như Nghiến (E. tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Sồi đĩa (Quercus platycalyx), Pơ mu (Fokienia hodginsii),...

phân bố rời rạc, không hình thành tầng liên tục.

Các ưu hợp thực vật chủ yếu là:

- Thị (Diospyros spp.) + Sồi đĩa (Quercus platycalyx)

- Đỗ quyên (Rhododendron spp.) + Sồi đĩa (Quercus platycalyx) - Nghiến (E. tonkinense) + Sồi (Quercus spp.)

Dưới chân thường là thực vật ưa sáng, chịu hạn như Bo rừng có tai (Blastus auriculatus), Đơn nem (Ardisia spp.), Bồng bồng (Dracena spp.), Quyển bá (Selaginella spp.), Dứa dại bắc (Pandanus tonkinensis),... Chúng thường mọc thành từng đám dày đặc.

Dây leo rất phong phú với thành phần phức tạp, nhưng tuyệt đại đa số là dạng bò leo, kích thước nhỏ như Dây mối (Stephania hernandifolia), Xấu hổ (Mimosa pudica), Dây đồng bì (Ventilago calyculata), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas) và một số loài khác thuộc các chi Milletia, Tetrastigma, Bauhinia...

Thực vật phụ sinh chẳng những bám trênthân cành cây gỗ mà còn sinh sống cả trên các nền đá như Tắc kè đá (Drynaria bonii), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), một số loài lan thuộc họ Lan (Orchidaceae),...

Như vậy, cùng với hoàn cảnh tiểu khí hậu riêng biệt trên các đỉnh sườn, thung lũng làm cho thảm thực vật rừng trên đối tượng này cũng có những sai khác rõ rệt về thành phần, cấu trúc và kiểu sống mang tính đặc thù riêng biệt.

Trong phạm vi hẹp và điều kiện địa hình núi đá vôi thì các nhóm nhân tố đá mẹ, thổ nhưỡng cùng với nhóm nhân tố khí hậu, thủy văn đóng vai trò quan trọng, cùng với các nhân tố khác đã góp phần tạo nên diện mạo của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

+ Sườn núi đá: Thành phần thực vật phân bố trong khu vực này rất phức tạp, nó tuỳ thuộc vào cấu tạo, cách sắp xếp đá của mặt nền và điều kiện khí hậu của vùng. Có nơi sườn dốc thẳng đứng theo các khối đá lớn, thì thực vật ở đây chủ yếu là các loài cây nhỏ, dây leo, có gai chịu hạn như Dây móng bò (Bauhinia spp.), Lục lạc (Crotalaria spp.),... Những nơi sườn thoải, phân bố chủ yếu là các loài cây nhỏ thấp, thân nhỏ, phân cành sớm như Hỏa rô hình tháp (Phlogacanthus pyramygdalis), Thấu lĩnh bắc bộ (Alphonsea tonkinensis), Chân chim hoa trắng (Schefflera leucantha), Chùm bao trung bộ

(Hydnocarpus annamensis),... Các loài cây có kích thước lớn thường mọc rải rác vào các hang hốc, kè đá có chất phong hoá như Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraoides), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chò vẩy (Dysoxylum hainanense), Trường sâng (Pometia pinnata), Trường mật (Paviesia annamensis), Chò xanh (Terminalia mycriocarpa),... Những nơi dốc, cây thường bị vặn thân, lệch tán hoặc thân cong, bạnh vè và rễ nổi nhiều. Những nơi nhiều khe rãnh giữa các kè đá, có lớp đất phong hoá phía dưới dày cây thường có thân thẳng hơn, nhiều cây có đường kính lớn, cá biệt có những cây có đường kính lớn trên 1m như Nghiến, Trường,... Rừng ở đây thường phân tầng rõ rệt.

Điều kiện nhiệt ẩm và địa hình đã có ảnh hưởng trực tiếp tới thổ nhưỡng.

Mặc dù thực vật mang tính chất nhiệt đới vẫn là căn bản, song các thành phần mang tính á nhiệt đới khá nhiều như Thông tre (Podocarpus neriifolius), Pơ mu (Fokiennia hodginsii), Tuế lược (Cycas pectinata),... Những loài á nhiệt đới này đã góp phần làm cho hệ thực vật núi đá thêm đa dạng.

Thực vật thân thảo thường thấy xuất hiện nhiều, một số loài cỏ quyết với thành phần phức tạp trong họ Mạch môn đông (Covallariaceae) như Sâm cau (Peliosanthes teta); họ Mía dò (Costaceae) như Mía dò (Costus speciosus)... và một số loài chịu hạn có thân mọng nước của vùng núi đá như Dứa dại Bắc Bộ (Pandanus tonkinensis)....

Dây leo phong phú và tập trung nhiều ở dạng bò leo, kích thước nhỏ như Kim cang lá mác (Smilax lanceifolia), Cậm kệch (S. bracteata)... Một số loài cũng vươn lên cao trùm lên tán rừng như Thàn mát (Millettia ichthyochtona), Gắm núi (Gnetum montanum),... Thực vật phụ sinh hiếm thấy hơn ở vùng thung lũng.

+ Thung lũng núi đá: Các đứt gẫy trong quá trình tạo nên trước đây đã tạo thành những vùng sụt trũng giữa các dãy núi và dần về sau này đã hình

thành nên các thung lũng. Do sự hoạt động của gió núi nên đây cũng là nơi đổ dồn của các khối khí lạnh, nơi đây không khí có độ ẩm cao, dễ có sương mù và sương muối trong thời kỳ giá lạnh. Do điều kiện đất tốt, ẩm nên thích hợp cho nhiều loài cây phát triển, rừng ở đây thuộc kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường xanh điển hình.

Thành phần thực vật ở khu vực này khá phong phú hơn và phần lớn là các loài ưa ẩm như: Chò đãi (Annamocaya sinensis), Nhội (Bischoffia javanica), Cà lồ bắc bộ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Vàng anh (Saraca dives), Chùm bao trung bộ (Hydnocarpus annamensis), Trường ngân (Amesiodendron chinensis), Chò nâu (Dipteracorpus retutus), Chò chỉ (Parashorea chinensis)... Các loài cây phân bố trong vùng này thường có đường kính và chiều cao rất lớn, thành phần loài phức tạp, số loài cây gỗ lớn thường vượt quá 20 loài trong một ô tiêu chuẩn, với thành phần loài ưu thế không rõ ràng.

So với các vị trí khác như sườn, đỉnh núi đá thì thung lũng núi đá vôi các loài thực vật thân thảo phân bố nhiều nhất, hình thành một tầng phân bố sinh thái của các loài thảm tươi. Thành phần đa số là các loài cỏ quyết ưa ẩm như Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Quyển bá (Selaginnella delicatula), Dong (Phrynium dispermum), Rau má núi (Hydrocottyle nepalensis), Lá khôi (Ardisia sylvestris),... hoặc thực vật chịu hạn có thân mọng nước như Bồng bồng (Dracena spp.), Cốt toát bổ (Drynaria fortunei)…

Các loài thực vật phụ sinh cũng phát triển mạnh mẽ như các loài rêu, địa y, Huyết giác (Dracaena cambodiana), Quyết tổ điểu (Asplenium nidus)...

trên thân cành nhánh cây gỗ hoặc trên mặt đá.

Bên cạnh đó các loài dây leo rất phát triển, với dạng phổ biến là leo cuốn nhiều dây, có các kích thước to nhỏ và hình dạng khác nhau, có nhiều loại kích thước lớn, đường kính tới 20cm, có loại thân tròn, xù xì hay khía rãnh, có loại thân dẹt, nhấp nhô hình sóng (Tetrastiguma) hay thắt nghẹn trên cây chủ.

Do đất đai thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau, nên phần lớn diện tích rừng ở các thung lũng núi đá vôi đã bị khai thác, phát nương làm rẫy.

Như vậy, cùng với hoàn cảnh tiểu khí hậu riêng biệt trên các đỉnh, sườn, thung lũng làm cho thảm thực vật rừng trên đối tượng này cũng có những sai khác rõ rệt về thành phần, cấu trúc và kiểu sống mang tính đặc thù riêng biệt. Trong phạm vi hẹp và điều kiện địa hình núi đá vôi thì nhóm các nhân tố đá mẹ, thổ nhưỡng cùng với nhóm nhân tố khí hậu, thuỷ văn đóng vai trò quan trọng, cùng với các nhân tố khác đã góp phần tạo nên diện mạo của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(264 trang)