Đặc điểm về cú pháp

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nguyễn tuân trong các bài viết về văn học nghệ thuật (Trang 30 - 40)

Đọc văn phê bình của Nguyễn Tuân, ngời đọc không cảm thấy khô

khan triết lý mà ngợc lại, luôn thấy thú vị. Đó là do ông đã kết hợp nhiều thủ

pháp nghệ thuật khi diễn tả. Không chỉ có vốn từ phong phú, văn phê bình của Nguyễn Tuân còn hấp dẫn bởi việc tổ chức câu văn.

Nguyễn Tuân có nhiều sáng tạo ở cấp độ câu. Dờng nh trong tiếng Việt có bao nhiêu kiểu cấu trúc thì có thể thấy bấy nhiêu kiểu trong văn ông.

Nguyễn Tuân đặc biệt thích viết những câu phức hợp, nhiều thành phần, trổ nhiều "cành nhánh", tạo ấn tợng lập thể, gợi liên tởng nhiều chiều, tránh cái cảm giác đơn điệu, đơn giản, phẳng lẹt. Mỹ cảm của Nguyễn Tuân còn bộc lộ rõ trong quan niệm của ông về tiết tấu câu văn. Ưa viết những câu văn có nhịp

điệu, vì thế ông rất ghét những câu văn trúc trắc mà ông gọi là mắc "chứng tê thấp": "Ngời làm nghề viết phải tạo ra đợc những câu văn có khớp xơng, biết co duỗi nhịp nhàng chứ đừng bắt ngời đọc thởng thức những câu tê thấp". Ng- ợc lại ông cũng bị dị ứng với âm điệu du dơng biền ngẫu mà ông đích danh gọi là "con hoang của thể phú", mặc dầu trong một số truyện đầu, ông đã

không tránh khỏi ảnh hởng của nó.

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, tuỳ theo từng phong cách mà ngời ta dùng câu văn cho phù hợp. Trong văn học, để phục vụ ý đồ nghệ thuật của mình, nhà văn thờng sử dụng những câu văn theo kiểu khác nhau. Việc sử dụng các câu một cách có nghệ thuật đợc gọi là biện pháp tu từ cú pháp.

2.2.1. Câu đơn đặc biệt

Theo ngôn ngữ học, câu đơn đặc biệt là câu đơn "có cấu tạo là một trung tâm cú pháp chính có ý nghĩa khái quát chỉ sự tồn tại hiển hiện của sự vật và sự kiện, hiện tợng" [9, 312]. Có hai loại câu đơn đặc biệt là câu đơn đặc biệt danh từ và câu đơn đặc biệt vị từ.

Nguyễn Tuân là ngời rất có ý thức trong việc sử dụng câu chữ, thay đổi cách diễn đạt. Khi viết, ông luôn băn khoăn là phải viết thế nào cho hay và thể hiện ý mình, viết thế nào để cho ngời đọc cảm nhận đợc. Chúng tôi đã thống kê trong các bài viết Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, số câu đặc biệt chiếm tỉ lệ trung bình là 21% tổng số câu.

Thực ra, hành văn cũng gắn với quan niệm của mỗi ngời. Với Nguyễn Tuân, hành văn không chỉ để liên kết chủ đề, không đơn thuần là ngữ pháp mà chính là quan niệm về văn gắn với quan niệm về đời. Hành văn là sống, là sáng tạo. Câu văn luôn mang vẻ tâm hồn của con ngời, có t thế ứng xử của con ngời. Là tác phẩm phê bình, thể hiện quan niệm của mình về văn học nghệ thuật với một thái độ khách quan, với quan điểm chỉ bình chứ không phê, thể hiện phong cách của mình nên việc Nguyễn Tuân sử dụng hàng loạt những câu đặc biệt trong tác phẩm là điều không có gì khó hiểu. ở bất cứ bài nào trong Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật cũng có sử dụng câu đặc biệt.

Việc sử dụng câu đặc biệt của Nguyễn Tuân làm cho nhịp điệu câu văn thêm nhịp nhàng, bình thản:

"Đọc lại bằng mắt, đọc lại bằng tai".

"Và sáng cũng có những nguồn sáng khác nhau : sáng của dầu cá, của dầu lạc, của dầu than đá, dầu ô-liu của điện bóng tròn và của điện ống dài màu sáng xanh " [14, 638].…

"Nhận xét những tác phẩm hội hoạ của Phan Chánh, toàn thấy những

đầu đề giản dị, êm ái bình lặng" [14, 33].

"Nhiều ngời đã xem đã rơi châu đã khóc"; "nay là cửa hàng, cái lỗ bán vé tàu bay, tàu bò, ban này, ban nọ" [14, 65].

Lại có khi, Nguyễn Tuân dùng hàng loạt câu đặc biệt sau một lời nhận xét đánh giá về một hiện tợng nào đó, chẳng hạn:

"Xem tranh của hoạ sĩ Phan Chánh toàn thấy những đầu đề giản dị, dễ chịu, một cảm giác hoàn toàn thanh thản, êm ái. Một cô gái quê rửa chân. Một ngời đàn bà cũ kỹ xin âm dơng, khấn đài. Một cảnh chim bồ câu có một cô bé ngây thơ cho ăn. Một sớm mai ngời nhà quê gồng gánh quẫy đi chợ. Một gã

mục đồng cỡi bò trong rừng hững nắng Với bao nhiêu màu xanh nhẹ nhõm… cho ta một cảm giác th nhàn" [14, 35].

Lại có khi Nguyễn Tuân dùng câu đơn đặt biệt để liệt kê những sự vật, sự việc, hiện tợng nh:

"Trong hơng hoả thừa hởng đây, lẫn vào vô số âm thanh từ diệu, thấy nh hiển hiện lên không biết bao nhiêu mồ hôi và máu huyết của đời ông bà khai rừng, vỡ cõi, vỡ ruộng, giữ nớc, chống giặc, tiến tới đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó" [14, 624].

"ở con vật (nhất là con vật để ăn thịt) thì không gọi là phổi, thận, máu, huyết mà gọi là "bấc", "bồ dục", "tiết" (hoặc son, hồng, hoa) [14, 627].

Nhiều trờng hợp, câu đơn đặc biệt đợc tạo thành từ một thành phần của câu đơn bình thờng.

"Có khi ngời ta thờng tự an ủi rằng kẻ nghèo thờng làm thơ hay. Tầm bậy. Đây là những câu tiêu cực của những kẻ nguỵ cảnh ngộ" [14, 106].

"Tôi đã viết sách trong những trờng hợp của thằng thúc, của miễn cỡng.

Không thể hay đợc" [14, 105].

"Những vai Đình Tam xút vào "bem" tôi có chữa lại nhiều lần. Xin tô

đậm nó lên" [14, 185].

Việc tách thành phần câu ra thành câu độc lập nhằm tạo ấn tợng mạnh mẽ cho ngời đọc về sự vật, sự việc nào đó. Loại này, ta đã gặp trong văn phê bình của một số cây bút nh Hoài Thanh, Xuân Diệu nh… ng không nhiều và đa dạng nh trong văn phê bình của Nguyễn Tuân. Trong văn phê bình của mình, Nguyễn Tuân đã biết dùng câu đặc biệt để buộc ngời đọc xoáy vào tâm điểm cần chú ý, cần nhấn mạnh. Có những đoạn Nguyễn Tuân dùng liên tiếp những câu đặc biệt:

"Nhìn những trang viết dở của Bác Tố trên bàn, trong ngời thấy đứng

đắn trở lại. Và ngồi vào bàn trớc tờ giấy trắng vừa ngáp vừa nhìn ông bạn vong niên ngon giấc sau khi đã viết một số trang kia. Cho đến khi toàn quốc

đánh Pháp, thấy vui và tin quá. ở rừng căn cứ, mỗi lần có dịp đi "hạ sơn" về trung du và Yên Thế để đón bác Tố "lên" họp lại càng thấy vui" [14, 699].

"Trong mớ tập tục cũ, còn gì nghiêm cẩn, trang trọng và kiêng cữ bằng những quan hệ xã giao vào ngày tết đầu năm. Không ai chúc nhau một điều gì. Và càng những ngời không ra gì về đức tài lại càng đem những cái đó ra mà tặng nhau một cách xa xỉ om sòm" [14, 472].

"Nhng có phải lần này ông Tản Đà đợc cầm một số tiền to đâu. Từ năm xửa, năm xa, có ngời hiệp khách ở Nam Kỳ đã biếu ông Tản Đà một số tiền lớn hơn thế. Những nghìn đồng" [14, 40].

Câu văn của Nguyễn Tuân đợc xem là câu văn "ngoài nhà trờng". Điều

đó thể hiện sự sáng tạo của ông. Đối với phê bình văn học nghệ thuật, ngời viết luôn bày tỏ quan điểm, thái độ của mình trớc một vấn đề nào đó một cách khách quan. Vì vậy, câu văn phê bình không bị gò bó về khuôn mẫu, nó đợc tạo nên từ cảm xúc, cảm hứng của ngời viết. Với Nguyễn Tuân, ông không chỉ giàu có về vốn từ vựng mà ông còn có những cấu trúc câu phong phú. Phê bình là chủ quan, do vậy rất hợp với Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân có thể viết

đợc những câu đặc biệt cực ngắn (chỉ một từ) hoặc những câu dài thể hiện sự tuôn trào cảm xúc. Câu văn đặc biệt nh một phơng thức để diễn đạt cách nhìn, cách cảm về văn chơng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Tài năng của ông thể hiện ở chỗ biết vận dụng thế mạnh ấy vào lĩnh vực phê bình và vì thế tạo đợc sự hấp dẫn, đồng tình từ phía ngời đọc. Nếu nh ai đó thờng nghĩ văn phê bình là khô khan là trừu tợng, khó hiểu điều đó không đúng với văn phê bình của Nguyễn Tuân. Văn của ông mới đọc thấy khó, nhng càng đọc càng thấy hay, càng thấy hấp dẫn, thấy muốn đọc nhiều lần. Nguyễn Tuân đã khẳng định và chinh phục đợc những độc giả khó tính yêu văn chơng.

2.2.2. Câu đơn chỉ có kết cấu C-V

Đây là loại câu đơn bình thờng chỉ có hai thành phần cơ bản là chủ ngữ

và vị ngữ.

Trong Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, chúng tôi đã thống kê câu đơn chỉ có một kết cấu C-V có tỷ lệ là 16% trong tổng số các kiểu câu.

Câu đơn chỉ có một kết cấu C- V thờng đóng vai trò nh một câu trần thuật, là loại câu đơn giản và phổ biến nhất trong cấu trúc câu tiếng Việt. Đọc Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, số lợng kiểu câu này tơng đối nhiều, Nguyễn Tuân đã sử dụng nó theo nhiều cách khác nhau và độ dài ngắn của câu không giống nhau.

Có khi câu đơn một kết cấu C-V đợc Nguyễn Tuân dùng chỉ bằng vài từ, chẳng hạn:

"Tên ông đã vợt khỏi phạm vi xứ sở" [14, 32]

"Tiếng nói của ta cũng phải dò theo"; "ấy là sự giàu có"; "Ta không sợ nghÌo n÷a" [14, 627].

Có trờng hợp chỉ có hai từ: "Tú Xơng cời" [14, 633].

ở những trờng hợp nh vậy, nhịp câu ngắn, dễ cảm nhận ý của lời văn.

Nhng dù ở kết cấu đơn giản nhất, Nguyễn Tuân vẫn thể hiện phong cách của mình, vừa phóng túng vừa phức tạp trong ngôn ngữ bằng những câu dài:

"Nhiều định luật, định lý khoa học cổ kim, nhiều sáng chế phát minh

Đông Tây đã bắt nguồn từ trí quan sát của con ngời đứng trớc tự nhiên".

"Tôi đã nghe một anh bạn trẻ tuổi ở ngành địa chất đem khoa học ra mà

đánh giá cái hay của câu thơ tiếng trống vần vò bóng trăng cũ trên mặt thành xa".

"Đấy là cách nhìn của ngời có kiến thức khoa học vật lí, nhìn mặt trăng một cách tinh tế, nhìn mặt trăng qua một lớp không khí đang bị xô dồn bởi nhiều vòng sóng âm phát toả ra từ một nhạc cụ trầm hùng" [14, 637].

Những câu nh thế ta có thể gặp rất nhiều trong văn Nguyễn Tuân.

Là "ngời thợ kim hoàn của chữ", Nguyễn Tuân luôn có ý thức trau chuốt ngôn từ một cách tối đa theo mạch cảm xúc của mình. Dù là ở phơng diện từ ngữ hay ngữ pháp, dù là truyện ngắn, ký, tuỳ bút hay phê bình, Nguyễn Tuân cũng luôn chứng tỏ đợc phong cách riêng của mình.

2.2.3. Câu đơn có kết cấu C -V + thành phần phụ

Đây là kiểu câu ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, còn có các thành phần phụ nh bổ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ, định ngữ mở rộng.

Đúng nh nhận định của nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam về phong cách của Nguyễn Tuân, câu văn của ông rất lạ và độc đáo, ông nh muốn giành cho mình một lối văn riêng mà không giữ nguyên một lối viết nào. Ông không thích những cấu trúc có sẵn. Câu văn của Nguyễn Tuân là những câu văn phi chuẩn mực. Có khi ông viết những câu rất ngắn, khi lại viết những câu rất dài, có lúc ông viết câu bằng phẳng, êm ru, lại có lúc ông lại viết những câu văn cấu trúc gập ghềnh, phải đọc chậm mới hiểu. Về giá trị văn Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan nói: "Chỉ ngời a suy xét đọc văn Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì

văn Tuân không phải là thứ văn cho ngời nông nổi thởng thức" [13, 192].

Đọc Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, chúng tôi đã thống kê số câu chỉ có cụm C - V + thành phần phụ trong các bài viết chiếm tỷ lệ hơn 30%

tổng số câu văn, một tỷ lệ khá cao so với các tiểu loại câu khác mà Nguyễn Tuân sử dụng. Nguyễn Tuân đã sử dụng gần nh tất cả các thành phần phụ của câu, từ trạng ngữ, bổ ngữ, liên ngữ, tình thái ngữ, định ngữ cho đến giải thích ngữ. Có những câu nhà văn Nguyễn Tuân vận dụng tới hai thành phần phụ vào trong c©u.

Các thành phần phụ trong câu văn của Nguyễn Tuân đợc thể hiện từ đơn giản đến phức tạp, trong những câu từ ngắn đến dài. Có những câu viết với cấu trúc đơn giản, chẳng hạn :

"Mà ngời làm văn xuôi càng phải hiểu điều này" .

"Trong hai câu sáu tám đó, tôi nghĩ rằng phải chấm điểm rất nhiều cho

động từ “phong".

"Nhng tôi phải hiểu rằng những câu thơ hay đó phải là kết quả của một vị trí quan sát thiệt là mẫn tuệ tinh tế ở nghệ sĩ về tiếng nói"

"Mà sự quan sát đó lại gắn liền với cả ngời làm khoa học, cả ngời làm nghệ thuật"

"Mùa xuân "thiều quang chín chục" là mùa xuân của ánh sáng, ánh sáng xua tan đi bóng tối"

"Đối với sự chết, ngôn ngữ ta đã có những tiếng dùng và cách nói đại khái nh là thế" [14, 623].

Mỗi thành phần phụ của câu đều có một vai trò và chức năng nhất định trong câu, thể hiện dụng ý của ngời viết. Câu văn gọn gàng là câu văn ngắn về nhịp điệu, đơn giản về cấu trúc. Với Nguyễn Tuân, ông đã đụng đến vấn đề gì

là nói cho đến ngọn đến ngành. Vì thế, câu văn của Nguyễn Tuân không đơn thuần là những câu miêu tả trần thuật đơn giản mà nó nhiều tầng, nhiều lớp theo mạch cảm xúc của ông.

Cũng là một kiểu cấu trúc, Nguyễn Tuân luôn luôn biến hoá cho nó phức tạp, độc đáo và khác ngời. Có những câu Nguyễn Tuân sử dụng tới hai thành phần phụ chẳng hạn:

Liên từ + trạng ngữ + C-V:

"Mà rồi, đến cái phút cuối cùng không đợc chứng sống nữa, thì câu cuối cùng của đời tôi cũng lại cứ nói lên vẫn chỉ bằng cái tiếng nói ruột thịt tủy x-

ơng đó mà thôi"[14, 626].

"Rồi tôi càng thêm nhiều vai quần chúng vì vai chánh tổng" [14, 671]

Câu kết hợp giữa liên từ + giải thích ngữ + C-V.

"quan niệm về chất nhạc của văn xuôi, hãy khá đừng nhầm lẫn nó với cái thể văn xuôi biền ngẫu con của thể phú (cái thứ nhạc biền ngẫu ấy đã

từng phá đám biết bao trang văn xuôi có thể là hay) Câu tình thái ngữ + trạng ngữ + C-V

"Đúng thế, những câu thần kia vẫn mang trong nó một thứ "ma lực", một thứ "quỷ", một thứ "kiên", một thứ "tài" gì tạo nên bởi sự lành nghề, bởi sự thần thông của những ngời thợ cả về tiếng nói Việt Nam" [14, 634]. Hoặc nhiều khi Nguyễn Tuân dùng tới hai trạng ngữ trong một câu:

"Cũng nh nhiều vị, tôi cầm chắc chắn rằng các cụ ta đã làm ra "Chinh phụ ngâm""Kiều" không đợc học vật lý, âm học, quang học nh thế hệ trẻ ngày nay tiến vào khoa học" [14, 636].

Nguyễn Tuân đã nói cái gì thì nói đến chân tơ kẻ tóc, nói đến mức ngời khác không còn có thể bổ sung thêm gì nữa. Việc nghệ sĩ dùng nhiều trạng ngữ giải thích ngữ trong một câu là một điều dễ hiểu. Cũng có trờng hợp, Nguyễn Tuân dùng cả một giải thích ngữ dài nh một kết cấu bình thờng:

"Lòng thành ấy "đã thấu đến trời xanh", trời đây hiểu theo cái nghĩa lồng lộng của một bầu trời sáng lành đang ngân hởng những lời trong lọc, hiểu theo cái nghĩa là cái đỉnh vút của ngôn ngữ, là cách nói ngất trời của Nguyễn Du nhiệm màu nó, góp phần rất nhiều vào cái thần diệu bản sắc của ngôn ngữ Việt Nam" [14, 629].

Hoặc thành phần phụ là một trạng ngữ với số lợng từ ngữ lớn:

"Trong quá trình lao động nghệ thuật, để tìm ra cho đợc cái hình tợng nghệ thuật "phong bì rêu phong niêm lại hơng thơm ngày xa", không rõ Nguyễn Du phải mất bao nhiêu ngày giờ Nguyễn Du độc hại trong chiếc cáng, trong lòng đò, trên lng ngựa và trên những tấm gỗ bộ ngựa cố hữu của gia

đình Việt Nam [14, 635].

Ngời Việt Nam có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", nếu ứng vào văn chơng của Nguyễn Tuân thì quả thật chẳng sai chút nào. Theo Nguyễn Tuân, sự bề bộn, phong phú, phức tạp là dấu hiệu của sự

"ăn nên làm ra". Vì thế câu văn của ông thờng nhiều tầng nhiều nhánh, gợi sự liên tởng đa chiều đồng thời tránh đợc cái cảm giác đơn điệu, đơn giản, phẳng dẹt đối với độc giả. Đây là điều ít thấy ở các nhà văn hay nhà phê bình cùng thêi.

Với câu văn nhiều tầng bậc, nhiều thành phần, Nguyễn Tuân đã góp phần tiếp tục đổi mới lối hành văn của văn xuôi Tiếng Việt. Và cũng với câu nhiều thành phần này mà những trang văn phê bình tởng nh toàn chuyện văn chơng luận bình khô khan của ông lại có thêm sự mềm mại, nhịp nhàng của những trang văn giàu cảm xúc. Kiểu cấu trúc đa dạng đã chứng tỏ sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Tuân. Bằng cách đó, Nguyễn Tuân mới thể hiện đợc cá tính sáng tạo của ông trên những trang viết. Có nhiều ngời không thích cá tính của Nguyễn Tuân ngoài đời nhng vẫn thích đọc văn ông vì họ bị chinh phục bởi cái riêng của ông qua lời văn.

Mai Quốc Liên nhận xét: "Câu văn của Nguyễn Tuân trùng hợp phức

điệu và phức cú diễn tả cho đợc cái quan hệ phức tạp của hiện thực và tâm trạng ( ). Câu văn của Nguyễn Tuân đẹp là do cấu trúc tầng lớp mà bao giờ… cũng trong sáng, cũng đúng, ở đó ông chú ý đến giọng điệu, cách sắp xếp trật tự của các từ để làm rõ mối quan hệ trong sự vật và cảm giác của chính ông"

[8, 118] .

2.2.4. Câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập

Ngoài các kiểu câu đã nói ở phần trên, trong Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật còn có dùng câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập.

2.2.4.1. Câu ghép đẳng lập: là câu ghép mà giữa hai vế câu có quan hệ từ đẳng lập liên kết nh rồi, và, thì, nhng, hay, hoặc, mà

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nguyễn tuân trong các bài viết về văn học nghệ thuật (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w