Chất liệu văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục

Một phần của tài liệu Tính chất dân tộc của truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) (Trang 40 - 55)

2.2.1. Chất liệu văn học dân gian rất phù hợp với truyện truyền kỳ

Nhà văn nào khi sáng tác nên một tác phẩm đều có dụng ý riêng của mình. Nguyễn Dữ sáng tác nên Truyền kỳ mạn lục không đơn giản chỉ

là để ghi chép lại các truyện từ xa hay nói cách khác không chỉ là bảo tồn vốn văn hoá cổ mà sâu xa hơn là ông muốn bày tỏ thái độ của mình trớc hiện thực đơng thời. Nh thế tại sao nhà văn lại không viết thẳng về các vấn

đề hiện thực cần gì phải dựa vào truyện dân gian? Chúng ta phải tìm về hiện thực xã hội thế kỷ XVI. Đó thực sự là một xã hội thối nát mà quan thì dâm dục tham lam, nhân dân khốn đốn vô cùng. Cuộc sống sống của con ngời mà sự yên lành luôn có thể bị quấy nhiễu bất cứ lúc nào không hay biết.

Vậy nếu chỉ thẳng mặt những hôn quân bạo chúa ấy mà quyền lực trong tay họ thì có đợc hay không? Hay ngay cả tính mạng còn chẳng mong toàn vẹn? Văn học dân gian và các câu truyện kỳ quái đã giúp Nguyễn Dữ có thể bày tỏ cảm xúc phẫn nộ, hay phản kháng trớc những kẻ quyền quyền cao chức trọng mà sức tố cáo vẫn không giảm sút. Nói cách khác, qua các nhân vật phản diện trong tác phẩm dù trong cõi trần hay ở cõi âm, cõi tiên cũng là nhằm lên án phê phán giai cấp thống trị từ trên xuống dới, từ vua đến quan trong triều đình đến bọn cờng hào, ác bá ở nông thôn. Nhà văn gián tiếp phơi bày xã hội thế kỷ XVI. Đó là xã hội vua quan hoang dâm vô độ, lãng phí xa hoa gây đau khổ điêu đứng cho nhân dân. Lê Uy Mục, Lê Tơng Dực... sự tranh dành ngôi thứ, loạn lạc và sát hại liên tiếp xảy ra ở triều Lê.

Sự bất lực và hèn hạ trớc kẻ thù bên ngoài của Mạc Đăng Dung, tình trạng coi vật chất và đồng tiền trên hết làm cho truyền thống đạo đức bị bại hoại.

Đứng trớc tình trạng xã hội cơng thờng đảo lộn Nguyễn Dữ đã phê phán giai cấp thống trị với cái nhìn của nhân dân. ông không bị gò bó theo ý thức hệ phong kiến. Ông hay viết về chuyện tình yêu nam nữ, ca ngợi tình yêu lành mạnh thuỷ chung son sắt, thể hiện nhu cầu tình cảm của nhân dân và đồng thời cũng phê phán những tình cảm bất chính. Chính vì vậy, nhà văn đã dùng những hình thức hoang đờng kỳ quái trong thần thoại, chí quái cũng là để mợn chuyện xa để nói chuyện nay, mợn truyện cõi âm là để nói về cõi dơng, mợn chuyện thần linh ma quái để nói chuyện ngời. Nhà văn có thể tự do phê phán, phê phán táo bạo gay gắt bọn hôn quân bạo chúa và

cũng từ đó có cơ hội đi sâu tìm hiểu khám phá nội tâm con ngời trong xã

hội bất công.

Không có một tình yêu sâu sắc quê hơng đất nớc, không có niềm tự hào về truyền thống dân tộc chắc chắn Nguyễn Dữ đã không chọn văn học dân gian và sử dụng nó trong tác phẩm một cách chân thực và hấp dẫn đến vậy! Văn học dân gian là nét đẹp văn hoá tốt đẹp lu truyền của nhân dân. ở

đó không chỉ có các địa danh Việt mà còn có lịch sử, có tâm hồn, nhân cách của con ngời, có cả ớc mơ hy vọng... và nhất là văn học dân gian là tiếng nói của nhân dân, bản thân ông và ngay cả chúng ta bây giờ cũng cảm thấy rằng ngời xa rất có lý: "thiện thắng ác", "ác giả ác báo", "ở hiền gặp lành". Và dờng nh nhà văn đã tìm đợc mối liên hệ bền chặt giữa xã hội xa và xã hội đơng thời để rồi từ những câu chuyện dân gian nhà văn đốt thêm lên ngọn đuốc của lòng mình thiêu đốt những gì xấu xa và soi sáng những tấm lòng lơng thiện.

Và có một lý do mang tính quy luật đó là tác phẩm Truyền kỳ mạn lục nằm trong phạm trù văn học cổ điển. Chính vì thế, nó coi trọng quá khứ.

Quan điểm của ngời trung đại, của văn chơng trung đại cho rằng cái đẹp là cái đã qua, cái đã đợc công nhận. Do vậy, rất dễ hiểu khi trong sáng tác của họ có hơi thở, nhịp sống của ngời đi trớc. Chỉ có điều tác phẩm của họ không bị phai mờ là vì họ đã biết chắt lọc những gì cần thiết để phục vụ cho ý đồ của mình. Có thể nói rằng, Nguyễn Dữ đã khơi thông nguồn mạch để những câu chuyện dân gian còn đến đợc với chúng ta hôm nay qua sáng tác của mình. Tuy nhiên cũng không thể không nói rằng văn học dân gian đã

nuôi dỡng cho "đứa con tinh thần" của Nguyễn Dữ trờng tồn đến muôn đời.

Nguyên nhân cơ bản nữa là có sự gần gũi giữa truyện truyền kỳ và truyện dân gian: đều sử dụng yếu tố kỳ ảo. Vì thế, các yếu tố kỳ ảo trong dân gian đã gợi ý để Nguyễn Dữ sáng tác Truyền kỳ mạn lục. Điều này đã

tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm của ông. Yếu tố kỳ ảo dân gian

đi vào tác phẩm không chỉ làm cho Truyền kỳ mạn lục thêm hấp dẫn ly kỳ

mà còn đạt đợc dụng ý nghệ thuật. Hơn thế nữa, nhờ thế nhà văn còn bày tỏ thuận lợi những cảm xúc suy nghĩ của mình trớc hiện thực đồng thời làm cho tác phẩm đậm đà hồn cốt dân tộc Việt.

2.2.2. Những chất liệu văn học dân gian Việt Nam trong tác phẩm và sáng tạo của Nguyễn Dữ

2.2.2.1. ảnh hởng cốt truyện dân gian Việt Nam trong Truyền kỳ mạn lục Trên rất nhiều phơng diện chúng tôi nhận thấy xây dựng Truyền kỳ mạn lục tác giả Nguyễn Dữ sử dụng chất liệu từ truyện dân gian của nớc mình ở mức độ nhất định. Tác giả Trần ích Nguyên nhận xét: "trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ngoài truyện mở đầu là Hạng Vơng tử khá đặc biệt các truyện còn lại đều là ngời Việt Nam nơi xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, phong vị nớc Việt Nam rất nồng đợm trong đó có nhiều truyện thần thoại và chí quái đời xa đợc chép lại trong Lĩnh Nam chích quái Việt Điện U linh"(1). Theo chúng tôi có 19/20 truyện lấy từ chất liệu dân gian.

Không phải ngẫu nhiên, trong "Truyền kỳ mạn lục" ta rất dễ dàng nắm ngay đợc cốt truyện là bởi vì cốt truyện kết cấu theo lối tuyến tính. Lối kết cấu này chiếm phần đa trong cách tổ chức của các truyện trong Truyền kỳ mạn lục. Đây là lối kết cấu cốt truyện theo trình tự liên tiếp trớc sau của các sự kiện. Tức là các sự kiện trong cốt truyện đợc tác giả sắp xếp theo trình tự thời gian, cái nào diễn ra trớc thì kể trớc, cái nào diễn ra sau thì kể sau. Không chỉ Nguyễn Dữ mà Cù Hựu trong Tiễn đăng tân thoại cũng tuân thủ lối kết cấu này. Theo chúng tôi, lối kết cấu này bắt nguồn từ lối kết cấu của truyện kể dân gian. Lối kết cấu này là hệ quả tất yếu của phơng pháp t duy trung đại. ở đây, sự vận dụng của các sự vật hiện tợng của thế giới nói chung đợc nhìn nhận một cách khá đơn giản và xuôi chiều. Ngời ta cha chú trọng đến quá trình vận động phức tạp đa chiều của cuộc sống. Thật dễ hiểu

1(1) Trần ích Nguyên - Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục - NXB Văn học, H, 2000, tr.203.

khi Truyền kỳ mạn lục hay cả Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu cũng bắt đầu bằng việc giới thiệu nguồn gốc nhân vật hay cội nguồn của sự việc. Trong truyện dân gian Việt Nam cũng nh vậy. u thế của lối kết cấu này là tôn trọng logic của sự việc tuy vậy rất dễ tạo ra sự nhàm chán. Tuy nhiên, Nguyễn Dữ đã rất khéo léo lồng vào các truyện ly kỳ, những đoạn độc thoại nội tâm và cả những bài thơ, lời bình vì vậy tác phẩm trở nên đa dạng hơn nhiều. Truyền kỳ mạn lục còn sử dụng cách kết thúc truyện của dân gian Việt Nam. Hầu hết trong các truyện này cốt truyện thờng kết thúc ở phần mở nút khi xung đột bị triệt tiêu mâu thuẫn đợc giải quyết do vậy truyện

đem lại cảm giác thoả mãn, bởi vấn đề đặt ra đợc giải quyết hoàn toàn. Nh- ng cũng bởi áp lực này mà trong Truyền kỳ mạn lục nhiều kết thúc bi kịch

đợc tác giả trung hoà bằng cách sử dụng yếu tố thần kỳ để tạo lập một kết cấu có hậu, chẳng hạn trong Truyện ngời con gái Nam Xơng.

Bên cạnh sự ảnh hởng về mặt hình thức kết cấu thì Truyền kỳ mạn lục còn đợc chế tác từ các mô - típ, nhân vật có sẵn trong dân gian. Ông đã

tiếp thu tinh hoa của dân gian với một ý thức sáng tạo, do vậy Truyền kỳ mạn lục vợt xa những truyện ký lịch sử nh Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái vốn ít chú ý đến tính cách. Nội tâm con ngời cũng đa dạng hơn truyện d©n gian.

Trong đó truyện thực sự lấy chất liệu từ truyện dân gian trớc là Truyện Phạm Tử H lên chơi thiên tào. Truyện này thực ra đợc Nguyễn Dữ

cải biên từ truyện Phạm Tử H thờ thầy trong Lĩnh Nam chích quái. So với truyện chép trong Lĩnh Nam chích quái về cơ bản chủ đề và nội dung không có gì thay đổi. Cả hai truyện đều kể về ngời học học trò trung hiếu tình nghĩa với thầy. Tuy nhiên, cốt truyện đó đi vào tác phẩm Phạm Tử H lên chơi thiên tào của Nguyễn Dữ độc đáo và sinh động hơn. Tính cách của Phạm Tử H trong Truyện Phạm Tử H lên chơi thiên tào bộc lộ rõ nét hơn, nội dung ý nghĩa cao hơn giàu triết lý răn dạy con ngời nên ăn ở nhân đức.

Thêm vào đó "chữ nghĩa u nhã hơn, cách hành văn cũng lu loát hơn, tình tiết phong phú và biến hoá. So với nguyên tác thấy rõ ràng phần hơn"(1). Truyện của Nguyễn Dữ còn có thêm lời bình cuối truyện qua đó thể hiện rõ hơn quan điểm t tởng của nhà văn, về đạo đức lối sống của con ngời.

Nguyễn Dữ còn lấy đề tài từ truyện dân gian nh truyện Từ Thức, Tản viên miếu thần. Chúng ta đã khảo sát truyện Từ Thức lấy vợ tiên cho thấy về mặt cốt truyện giữa truyện Từ ThứcTừ Thức lấy vợ tiên có những điểm rất giống nhau. Sự giống nhau là cùng kể về nhân vật chính mang tên Từ Thức. Cả hai tác phẩm đều muốn bày tỏ triết lý sống của đạo thần và đạo phật. Tuy nhiên, dựa vào những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể cho nên họ đã có quan niệm khác nhau trong cách tạo lập các mối quan hệ của con ngời với hiện thực. Từ Thức đề cao kiếp sống cõi tiên, trốn tránh thế tục, một điều ở đây rất rõ rằng đạo tiên đã từng ảnh hởng vào nhân dân ta từ lâu.

Trong cổ tích nhân dân ớc mong một cuộc sống tốt đẹp nh cõi tiên nhng phải đợc thực hiện ở trần thế. Ngời ta ớc lấy đợc vợ tiên nhng ớc mơ ấy phải

đợc thực hiện ở trần tục còn cuộc sống ở cõi tiên dù đẹp đến đâu cũng chỉ là tạm bợ, là bất đắc dĩ. Còn trong Truyện Từ Thức lấy vợ tiên, nhân vật Từ Thức đợc sống ở cõi tiên, thực sự hạnh phúc với Giáng Hơng nhng vẫn nhớ về quê hơng đất nớc tinh thần đó mang tính dân tộc sâu sắc. Tác giả chứng minh chân lý: Hạnh phúc không thể tồn tại ở cõi tiên mà chỉ có ở cuộc đời này. Do vậy, tác phẩm mang ý nghĩa nhân sinh, nhân bản sâu sắc. Cùng chung một quan điểm về cách sống nhng cách t duy của dân gian mang tính thực dụng còn Nguyễn Dữ cách t duy linh hoạt mang đậm tính triết lý. Nhà văn đã làm một phép thử sau đó chứng minh ngợc lại và đi đến triết lý nhân sinh theo quan điểm t tởng của mình và thực tại đời sống. Hơn nữa, nhân vật Từ Thức trong tác phẩm Từ Thức lấy vợ tiên thuộc tầng lớp quan lại, nhân vật có đủ tên tuổi lai lịch, có tính cách" ngời ở Hoà Châu, tên Từ Thức

1( 1) Trần ích Nguyên - Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục , NXBVH, H, 2000, tr..207.

vì có phủ ấm đợc cử làm tri huyện phủ tiên du... mọi ngời khen quan huyện là ngời tài đức. Sau Từ Thức vốn tính hay rợu, thích đàn, ham thơ mến cảnh". Từ Thức bộc lộ tâm lý rõ ràng qua chi tiết sống với Giáng Hơng hạnh phúc ở cõi tiên vẫn nhớ về cội nguồn "lệ hoa thánh thót, lòng quê bịn rịn", câu chuyện của Từ Thức phảng phất nỗi niềm u t của kẻ sĩ về ở ẩn.

Nh vậy, từ một câu chuyện dân gian bình dị về tình yêu trai gái đầy lãng mạn nhà văn đã chế tác thành một truyện có nội dung t tởng mới mẻ của riêng mình. Đồng thời Nguyễn Dữ cũng là ngời đã lu giữ di sản của văn học dân gian. Ngày nay, trên đất Nga Sơn của tỉnh Thanh Hoá vẫn lu giữ hang

động mang tên Từ Thức nh một hoài niệm đẹp, một thắng cảnh đẹp của dân tộc Việt Nam.

Truyện chức phán sự đền Tản viên Nguyễn Dữ lấy mô-típ từ câu chuyện Tản viên miếu thần. Tản viên miếu thần là câu chuyện về chàng Thạch Sanh hiền lành, chất phác và nghĩa khí. Chàng đã dũng cảm giết chết trăn tinh bảo vệ cuộc sống cho dân lành. Mặc dầu bao kẻ độc ác nh Lý Thông luôn tìm cách hãm hại nhng bằng sự chân thành, dũng cảm chàng đã

chiến thắng mọi kẻ thù gian ác. Câu chuyện này đã gợi ý cho Nguyễn Dữ

phóng tác nhân vật Ngô Tử Văn là hoá thân của Thạch Sanh. Tuy nhiên, anh chàng này có tính cách rõ ràng nội tâm hành động cũng rõ ràng. Ngay từ đầu tác giả đã giới thiệu "Ngô Tử Văn tên là Soạn ngời huyện Yên

Đăng... Chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không chịu đ- ợc". Nguyễn Dữ đã gia công, nhào nặn tác phẩm của mình trở nên mới mẻ hơn, độc đáo hơn. Nếu Thạch Sanh chém đầu trăn tinh trừ yêu diệt quái, thì

Ngô Tử Văn đã đốt đền, vạch trần tên tớng giặc cớp đền trả lại vị trí ngôi

đền cho thổ thần. Mặc dầu, tác phẩm dân gian và tác phẩm của Nguyễn Dữ

kể về hai nhân vật mang tên khác nhau nhng cùng giống nhau về nội dung chủ đề. Và đặc biệt Nguyễn Dữ đã học tập dân gian ở tinh thần lấy thiện trừ tà, chính nghĩa thắng gian ác. Câu chuyện ngày xa đi vào tác phẩm của

Nguyễn Dữ mang ý nghĩa hiện thực mới mẻ và nội dung phong phú gần gũi với cuộc sống thực tại thế kỷ XVI.

Có thể nói Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tự sự đầu tiên của Việt Nam đa văn học về cuộc sống nhân sinh, về thân phận những ngời bất hạnh trong xã hội đặc biệt là ngời phụ nữ. Lấy mô - típ từ câu chuyện dân gian nhà văn đã một lần nữa khẳng định ca ngợi vẻ đẹp của họ, đồng thời thể hiện bi kịch tinh thần mà xã hội đã gây ra cho họ. Truyện nghiệp oan của Đào Thị, Nguyễn Dữ dựa theo mô - típ truyện cổ tích Tấm Cám. Hàn Than có điểm rất giống với cô Tấm đó là tinh thần phản kháng để bảo vệ cho mình. Để có thể tồn tại Tấm đã nhiều lần biến hoá thành cây xoan, khung cửi, chim vàng anh, quả thị... Hàn Than cũng vậy nàng biến hoá

thành thuồng luồng. Mặc dầu, họ có những hoàn cảnh sống khác nhau nhng

đều gặp bất hạnh và đứng lên phản kháng. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và hạnh phúc Tấm luôn luôn đợc sự giúp đỡ của lực lợng siêu nhiên đó là ông bụt, còn Hàn Than để chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt cô phải tự mình tranh đấu bằng thực lực của chính mình. Hàn Than là nhân vật đầy khát vọng sống và cũng là ngời phụ nữ "nổi loạn" đầu tiên trong văn học tự sự Việt Nam. Nh vậy, Nguyễn Dữ đã thành công khi xây dựng cốt truyện

đặc sắc này với nhân vật Đào Hàn Than mang tính cách độc đáo có vẻ đẹp vừa ham sống, khát khao yêu đơng vừa tranh đấu kháng cự lại số phận mà không cần đến một lực lợng siêu nhiên nào. Hơn nữa, cô là một kỹ nữ có nhan sắc có tài làm thơ "thông hiểu am luật chữ nghĩa nhng bị xã hội phong kiến vùi dập. Tác phẩm là thông điệp lên án xã hội đơng thời đã vùi dập ng- ời phụ nữ. Chính vì vậy, tác phẩm mang đậm ý nghĩa nhân sinh và tinh thần d©n téc.

Truyện ngời con gái Nam Xơng, Nguyễn Dữ đã lấy đề tài mô - típ trong truyện cổ sinh hoạt: Vợ chàng Trơng. Nhng Nguyễn Dữ đã chế tác, tái tạo thành cốt truyện mới mang ý nghĩa mới. Vợ chàng Trơng là câu chuyện về ngời phụ nữ nhân hậu thuỷ chung cuối cùng phải chọn cái chết vì bế tắc.

Một phần của tài liệu Tính chất dân tộc của truyền kì mạn lục (nguyễn dữ) (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w