Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình (Trang 21 - 26)

2.2 Công tác quản lý thu ở BHXH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009- 2011

2.2.2. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Trong khu vực hành chính sự nghiệp, Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP, 26/CP ngày 23/05/1993 quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước với các bảng lương, thang lương cụ thể chi tiết, và theo đó, tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc, hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng; các khoản thâm niên chức…

Trong khu vực ngoài Nhà nước, mưc tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thoả thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chậm đóng, hoặc trốn đóng BHXH cho người lao động. Tại địa bàn tỉnh Thái Bình, do nhiều doanh nghiệp tiến hành kí kết hợp đồng bằng miệng, nên khó kiểm soát được sự thoả thuận đôi bên, hơn thế do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH mà không có gì ràng buộc, nên họ sẽ kí hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn so với thực tế để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH cho người lao động. Ngoài ra còn có tình trạng doanh nghiệp cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH, với loại hình doanh nghiệp này, sau khi thành lập và hoạt động không chịu làm thủ tục đóng, khi không thể từ chối thì chỉ đóng cho số ít người lao động và không chịu truy đóng cho thời gian trước đó. Một số khác lại cố tình kéo dài thời gian thử việc, hợp đồng lao động dưới ba tháng để khỏi đóng BHXH.

2.2.3. Các phương pháp thu BHXH bắt buộc áp dụng tại cơ quan BHXH tỉnh Thái Bình

Công tác thu BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Thái Bình cũng giống như các huyện, tỉnh khác trong cả nước bao gồm 2 phương pháp thu BHXH là phương pháp thu trực tiếp và phương pháp thu gián tiếp.

* Phương pháp thu trực tiếp: Theo phương pháp này người tham gia BHXH sẽ nộp các khoản đóng góp tại cơ quan BHXH, các cán bộ tại cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu các khoản đóng từ người tham gia BHXH. Người tham gia BHXH có thể đóng các khoản bằng tiền mặt, hay chuyển khoản ngân hàng.

* Phương pháp thu gián tiếp: Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Theo phương pháp này thu BHXH thông qua các đại lý thu BHXH tại các địa phương, ngoài ra còn thu thông qua hệ thống ngân hàng, bưu điện, ……

2.2.4 Kết quả thu BHXH

Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc về xây dựng kế hoạch, đồng thời phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tăng, giảm của nhóm đối tượng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân của từng khu vực. BHXH tỉnh Thái Bình xây dựng kế hoạch thu từ năm 2009 đến 2011 như sau:

Bảng 2: Kết quả hoàn thành thu BHXH từ năm 2009-2011

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Năm

Quỹ lương (đồng)

kế hoạch thu (KH)

Thực hiện thu (TH)

TH/KH (%)

2009 1.011.008.070.785 202.201.614.124 202.318.335.500 100,01 2010 1.333.567.140.650 267.134.281.200 257.528.700.508 96,40 2011 1.525.370.416.510 305.074.083.201 301.038.399.487 98,67

( Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình)

Qua bảng số liệu trên, xem xét tỷ lệ thực hiện kế hoạch qua các năm cho thấy số thu được so với kế hoạch còn chưa cao. Năm 2009 tỷ lệ hoàn thành đạt 100,01% vượt mức kế hoạch là 0,01% tuy số này không đáng kể nhưng cũng đã góp phần không nhỏ vào việc thu BHXH của tỉnh. số thu vượt kế hoạch là 116.721.376 đồng. Sang tới năm 2010 tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 96,40% thấp hơn năm 2009 và thấp hơn so với kế hoạch đã đề ra là 9.605.580.700 đồng do việc áp dụng Luật BHXH chưa chặt chẽ ngoài ra còn tạo những lỗ hổng cho các khu vực lách luật dẫn đến tình trạng trốn đóng, nợ đọng nên số thu được so với kế hoạch chưa cao. Đến năm 2011 do có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan BHXH tỉnh, việc áp dụng Luật BHXH vào công tác thực hiện đã chặt chẽ hơn và nhận thức của NLĐ, NSDLĐ cũng dần được nâng cao nên việc thu BHXH cũng thực hiện tốt hơn và đạt tỉ lệ cao hơn so với năm 2010, đạt 98,67%.

*) Thực trạng công tác thu trong những năm qua:

Bảng 3: Tình hình thu nộp BHXH giai đoạn 2009- 2011

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số đơn vị (đơn vị ) 2.770 2.807 3.118

Số lao động(người) 988.968 988.726 1.142.370

Quỹ lương 1.011.008.070.785 1.333.567.140.650 1.525.370.416.510 BHXH phải thu 202.201.614.124 267.134.281.200 305.074.083.201 Phải thu năm trước

- Thừa - Thiếu

1.021.290.513 12.426.324.687

769.636.970 17.193.686.974

1.898.582.940 27.928.213.640 Số chuyển sang năm

sau

- Thừa - Thiếu

769.636.970 17.193.686.974

1.898.582.940 27.928.213.640

2.404.569.545 45.419.670.451 Số đã thu 202.318.335.500 257.528.700.508 301.038.399.487

( Nguồn BHXH tỉnh Thái Bình) Qua bảng thống kê trên, số tiền mà BHXH phải thu tăng dần qua các năm do tổng quỹ lương tăng nên số phải thu cũng tăng lên. Mặc dù số lao động năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng do thu nhập của họ ngày càng cao vì vậy tổng quỹ lương của năm 2010 vẫn tăng cao hơn năm 2009 là 322.559.700.000 đồng (tương ướng với tăng 31,9%), tới năm 2011 tổng quỹ lương đã lên tới 1.525.370.416.510 đồng (tăng 50,88% so với năm 2009) tăng gấp đôi so với năm 2010.

Tương ứng với tổng quỹ lương như vậy thì số BHXH phải thu cũng tăng qua các năm.

Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 64.932.667.100 đồng (tương ứng tăng 38,54%).

Sang năm 2011 tăng 37.939.802.000 đồng (tăng ứng 14,2%) so với năm 2010. Cụ thể như sau:

Trong năm 2009 tổng số phải thu về BHXH trong năm là 202.201.614.124 đồng trong đó điều chỉnh số phải thu tăng lên 21.585.626.553 đồng. Số tăng này chủ yếu do truy thu thời gian công tác của khối giáo viên mầm non ngoài công lập theo tinh thần công văn số 2150 về tăng số lao động tham gia BHXH và truy thu nâng lương. Đồng

thời điều chỉnh số phải thu xuống là 2.475.125.866 đồng, số này là do người lao động nghỉ hưởng các chế độ BHXH. Số thu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước tăng 21.1%

chủ yếu là do việc tăng lương tối thiểu theo Nghị định 94/2006/ND-CP của chính phủ và do đối tượng tham gia tăng lên.

Còn trong năm 2010 tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH là 1.333.567.140.650 đồng. Trong đó đối tượng tự đóng là 154.874.400 đồng. Với số tiền như vậy thì tổng số phải thu BHXH trong năm là 419.365.922.307 đồng (trong đó số điều chỉnh tăng trong năm là 25.370.712.380 đồng, số điều chỉnh giảm trong năm là 2.996.663.995 đồng) trong năm này với sự cố gắng của BHXH tỉnh Thái Bình phòng thu đã đạt được số tiền là 257.528.700.508 đồng trong đó lãi chậm đóng 182.500.566 đồng đạt 96,40%

kế hoạch năm đề ra so với cùng kỳ năm trước. Số chuyển sang kỳ sau là 18.377.484.946 đồng chủ yếu là khối doanh nghiệp Nhà nước và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh do làm ăn kém hiệu quả, công nhân không có việc làm, sản phẩm tiêu thụ chậm và một số đơn vị cố tình chậm nộp như: Công ty TNHH May Hưng Nhân 2.657.342.158 đồng, nhà máy gạch GRANITE 1.914.482.985 đồng, Công ty Cổ phần gạch men sứ Long Hầu 1.377.709.242 đồng.

Năm 2011 tổng quỹ lương của doanh nghiệp dùng để đóng BHXH cho người lao động lên tới 1.525.370.416.510 đồng trong đó đối tượng tự đóng là 186.634.922.307 đồng. Với sự cố gắng đẩy mạnh nâng cao công tác thu BHXH phòng thu đã đạt được những thành tựu đáng kể đó là: Tổng số thu được BHXH 301.038.399.487 đồng đạt 98,67% kế hoạch năm đề ra, tăng so với cùng kỳ năm trước là 2,27%. Số chuyển sang kỳ sau là 27.928.213.646 đồng trong đó chủ yếu là những công ty làm ăn kém hiệu quả như: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng IDICO 1.715.121.814 đồng, nhà máy gạch GRANITE Long Hầu 2.715.372.260 đồng, Công ty TNHH May Hưng Nhân 3.264.268.826 đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w