2.3 Hiện trạng thủy sản tỉnh Bạc Liêu
2.3.3 Nguồn lợi thủy sản
Biển Bạc Liêu nằm trong ngư trường Đông Nam Bộ có trên 2000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài có giá trị kinh tế và phân bố: tầng đáy chiếm 80% và cá nổi chiếm 20%, cá sống vùng biển gần bờ chiếm 80% và vùng biển xa bờ chiếm 20%. Nhìn chung cá sống phân tán, ít tập trung thành đàn lớn và phân bố theo mùa vụ nên ảnh hưởng lớn đến năng suất đánh bắt. Các đàn cá phân bố chủ yếu ở vùng biển có độ sâu từ 20 m nước trở ra, số đàn cá nhỏ chiếm tới 84,2%, đàn vừa là 15,0% và đàn lớn chiếm 0,80% trong tổng số đàn cá. Trong khi đó nguồn lợi vùng biển xa bờ còn lớn, chưa khai thác hết, vùng biển này có khả năng khai thác chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước.
Tôm biển: Danh sách các loài tôm biển bắt gặp ở Bạc Liêu trong 2 chuyến điều tra từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2001, họ tôm he chiếm ưu thế với 6 giống và 16 loài. Ngoài ra còn 1 loài thuộc họ tôm Vỗ, 1 loài thuộc họ tôm Tít, 1 loài thuộc họ tôm Gai, 1 giống thuộc họ tôm Lửa, và họ tôm Gõ Mõ.
Mực: Ở vùng biển Bạc Liêu đã phát hiện được 23 loài trong số 53 loài có ở Việt Nam.
Ngoài cá, tôm, mực, những đặc sản khác của vùng biển như ruốc, rắn biển, cua, ghẹ, sò….là những sản phẩm quý cần được quan tâm, chúng sẽ giúp nguồn ngoại tệ gia tăng đáng kể.
Nhìn chung đặc trưng nổi bậc của nguồn lợi thủy sản nước ta là phong phú về giống loài; thủy sản biển sống phân tán theo bề ngang và dọc theo cột nước, chỉ có đàn nhỏ và vừa dẫn đến một nghề cá với đa công cụ và phương thức khai thác. Năng suất sinh học cao và tốc độ sinh trưởng nhanh, thuận lợi cho tái tạo, phục hồi quần đàn.
2.3.3.2 Một số loài thủy sản thường gặp trong khai thác lưới kéo ở Bạc Liêu
Một số loài hải sản bị đánh bắt bởi lưới kéo được xác định trong đợt khảo sát vừa qua được thể hiện như sau:
2.3.3.2.1 Một số loài kinh tế ỉ Cỏ bơn cỏt
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá Bơn cát
- Tên địa phương: Cá lưỡi trâu, Cá Bơn, Cá lưỡi mèo, Cá lưỡi bò, Cá Thờn bơn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Tên thường gọi tiếng Anh: Solefish, Tongue fish, Tongue sole, Flounder sole, Speckled tongue sole, Speckled tongue.
- Tên khoa học: Cynoglosus robustus (Gunther, 1873)
- Phân bố: Thế giới: Đông châu Phi, Ấn Độ, Xri Lanca, Ôxtraylia, Indonesia, Malayxia, Thái Lan. Việt Nam: Vịnh Bắc bộ, miền Trung, Nam bộ.
- Đặc điểm hình thái: Thân dẹt và dài; vây lưng và vây hậu môn liền với vây đuôi. Mắt ở phía trái của thân với một khoảng hẹp giữa hai mắt. Mõm tròn.
Khe miệng không đạt đến phía dưới mắt, hơi gần đỉnh mõm hơn khe mang.
Hai đường bên ở phía thân có mắt. Phía bên kia không có đường bên. Vảy lợc ở phía có mắt, vảy tròn ở phía không có mắt, có 15-19 hàng vẩy giữa hai đường bên. Mặt thân có mắt mầu vàng nâu với nhiều chấm nâu đậm xếp không theo qui luật rõ ràng.
- Kích cỡ khai thác: 100 - 150 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm
Hình 2.1 Cá bơn cát (lưỡi trâu) ỉ Cỏ Chai
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá chai.
- Tên địa phương: cá chai.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Bartail flathead fish, Flathead fish.
- Tên khoa học: Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758).
- Phân bố: Thế giới: Địa trung Hải, Nam Phi, Biển Đỏ, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc, Đài Loan. Việt Nam: vịnh Bắc Bộ, Miền Trung, Nam Bộ.
- Đặc điểm hình thái: Thân dài, tròn đầu rất bằng, dẹt và rộng. Đường góc và gai trên đầu trơn láng và thấp hơn nhiều so với các loài cá Chai khác. Viền sau xương nắp mang trước có hai gai không khác nhau hoặc gai dưới hơi dài hơn gai trên, phía dưới của nó không có gai ngược (đầu nhọn, chĩa ra phía trước)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trên mắt không có vân da. Vảy rất bé, trên vảy đường bên không có gai. Kích thước 100 - 200 mm. Lớn nhất 1000 mm.
- Kích cỡ khai thác: 300 - 500 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hình 2.2 Cá Chai ỉ Cỏ chỉ vàng
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá Chỉ vàng.
- Tên địa phương: Cá Chỉ vàng.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Yellow stripe trevally.
- Tên khoa học: Selaroides leptolepis (Valenciennes, 1833).
- Phân bố: Thế giới: Ấn Thái Bình Dương, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, ôxtrâylia, Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Việt Nam: Phân bố ở vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- Đặc điểm hình thái: Thân hình thoi, dẹp bên. Viền lưng và viền bụng cong đều. Đầu dài, dẹp bên. Mắt tròn, màng mỡ mắt phát triển, phần trước phủ đến viền mắt, phần sau đến đồng tử. Miệng hơi chếch, hướng lên trên. Răng nhỏ, hàm dưới có một hàng, hàm trên, xương lá mía và xương khẩu cái không có răng. Màng nắp mang không liền với ức. Đường bên hoàn toàn. Phía trước của vây lưng có một gai mọc ngược. Tia vây lưng thứ nhất yếu, vây lưng thứ hai dài, thấp. Vây ngực dài, vợt quá khởi điểm của vây hậu môn. Vây hậu môn đồng dạng với vây lưng thứ hai. Phần lưng màu xanh xám, phần bụng màu trắng. Dọc thân có một dải màu vàng chạy từ viền nắp mang đến viền trên bắp đuôi.
- Kích cỡ khai thác: 90 - 121 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hình 2.3 Cá Chỉ Vàng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ỉ Cỏ Dưa xỏm
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá Dưa xám.
- Tên địa phương: Cá Lạt, cá Dưa, cá Dưa xám.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Pike Congrer.
- Tên khoa học: Muraenesox cinereus (Forskal, 1775).
- Phân bố: Thế giới: Ấn Độ Dương, Phillippin, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Đặc điểm hình thái: Thân rất dài. Hình dạng giống cá chình. Đầu tương đối dài, nhọn. Thân không phủ vảy. Khoảng cách giữa 2 lỗ mũi lớn. Mõm ngắn.
Mắt lớn, đường kính mắt bằng 2,0 – 2,5 lần chiều dài mõm. Miệng rất rộng, hàm trên kéo dài vượt quá mắt. Hàng răng nanh ngoài cùng của hàm dưới dài, hướng thẳng lên trên. Xương khẩu cái có răng nanh, tương đối liền nhau. Vây lưng và vây bụng liền nhau và tạo thành vây đuôi. Vây ngực phát triển. Có 39 đến 47 lỗ đường bên từ đầu đến phía trên hậu môn. Tòan thân màu xám.
- Kích cỡ khai thác: 1500 – 2000 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hình 2.4 Cá Lạt ỉ Cỏ Đổng võy sợi
- Tên thường gọi tiếng Việt : Cá Đổng vây sợi.
- Tên địa phương: Cá Đổng sộp, Cá Đổng tía, Cá Đổng tím.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Jobfish, King snapper.
- Tên khoa học: Pristipomoides filamentosus (Cuvier & Valenciennes, 1830).
- Phân bố: Thế giới: Nam Phi, Hồng Hải, Ấn Độ, Phillippin.
- Đặc điểm hình thái: Thân hơi dài và hơi dẹp 2 bên, đầu không lớn lắm, mắt to, miệng vừa phải, vảy tương đối nhỏ, phần trước đầu và trên hàm không có vảy. Trên vây lưng và vây hậu môn cũng không có vảy nhưng trên vây đuôi có vảy nhỏ, vây lưng liên tục không có phần lõm, tia cuối cùng của vây lưng và
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vây hậu môn hơi kéo dài. Vây đuôi phân thùy sâu, vây ngực hơi có hình lưỡi liềm, chiều dài vây ngực bằng hoặc hơi lớn hơn chiều dài đầu, vây bụng không lớn, đường bên hoàn chỉnh, vảy trên đường bên tính tới gốc vây đuôi 68 – 72 cái. Không có răng cửa.Toàn thân màu tím xám.
- Kích cỡ khai thác: 200 - 300 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hình 2.5 Cá Đổng ỉ Cỏ Đự bạc
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá Đù bạc.
- Tên địa phương: Cá Đù.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Silver croaker, White croaker.
- Tên khoa học: Pennahia argentata (Houttuyn, 1782).
- Phân bố: Thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam: Vịnh Bắc bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ.
- Đặc điểm hình thái: Thân dài, dẹp bên, khá cao, miệng xiên và rộng. Hàm trên đạt tới viền sau mắt. Hàm dưới ngắn hơn một nửa chiều dài đầu. Răng phân biệt rõ ràng thành răng lớn và răng nhỏ ở cả 2 hàm. Không có răng nanh điển hình. Bóng bơi hình củ cà rốt với 25 – 27 đôi nhánh phụ phân nhánh. Vây lưng có 9 – 10 tia cứng, tiếp theo là một khe thấp, phần thứ hai của vây lưng có 1 tia cứng và 25 – 28 tia mềm. Vây ngực khá dài, bằng khoảNg 1/4 chiều dài tiêu chuẩn. Vây hậu môn có 2 tia cứng và 7 – 8 tia mềm, tia cứng thứ hai tương đối yếu. Vây đuôi lồi dạng thoi tù. Đường bên chạy đến gốc vây đuôi.
- Kích cỡ khai thác: 180 - 200 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hình 2.6 Cá Đù
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ỉ Cỏ Đuối mừm nhọn
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá Đuối bồng mõm nhọn.
- Tên địa phương: Cá Đuối.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Pake - edged stingray, Stingray fish.
- Tên khoa học: Dasyatis zugei (Muller & Henle, 1841).
- Phân bố: Thế giới: Ấn Độ dương, Thái Bình dương, Trung Quốc, Nhật Bản.
- Đặc điểm hình thái: Thân dẹp bằng, hình trám như một đĩa lớn, chiều rộng đĩa thân xấp xỉ bằng chiều dài đĩa thân. Mõm nhọn, dài bằng 0,3 - 0,33 lần chiều dài đĩa thân. Mắt rất bé, hình bầu dục, hơi lồi. Lỗ phun nước hẹp, nằm ở phía sau mắt. Miệng nhỏ, viền môi hình sóng. Răng rất nhỏ. Khe mang có 5 đôi. Không có vây lưng và vây hậu môn. Vây bụng nhỏ, mép ngoài và mép trong thẳng. Vây ngực rộng. Đuôi rất nhỏ, dài bằng 0,6 lần chiều dài tòan thân.
Gai đuôi có một đôi, trên cạnh có răng cưa nhỏ. Nếp da đuôi cả ở phía trên và phía dưới đều rất phát triển. Lưng màu nâu, bụng màu trắng.
- Kích cỡ khai thác: 300 – 400 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hình 2.7 Cá Đuối ỉ Cỏ Hố
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá Hố.
- Tên địa phương: Cá Hố, Cá Đao, Cá Hố đầu rộng.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Hairtail, Largehead hairtail, Hairfish, Ribbon fish, Hairtail fish, Beltfish.
- Tên khoa học: Trichiurus lepturus (Linnaeus, 1758).
- Đặc điểm hình thái: Mõm nhọn, nhô ra. Miệng trước, hàm trên đạt tới phần sau của mắt. Răng tách biệt thành răng lớn, nhỏ ở cả 2 hàm, không có răng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nanh. Bóng bơi hình củ cà rốt với 23 – 26 đôi nhánh phụ. Vây lưng có 10 – 11 tia cứng tiếp theo là một rãnh, phần thứ hai của vây lưng có 1 tia cứng và 27 – 31 tia mềm. Vây ngực ngắn, ngắn hơn 3/4 chiều dài đầu. Vây hậu môn có 2 tia cứng và 7 – 8 tia mềm, tia thứ hai tương đối dài và khỏe, dài hơn 1/3 chiều dài đầu. Vây đuôi lồi dạng thoi. Đường bên chạy đến gốc vây đuôi. Tòan thân màu vàng đến vàng da cam, rõ nhất ở phần bụng và các vây ngực, vây bụng, vây hậu môn và vây đuôi. Phần tia mềm của vây lưng màu nhạt mờ có các đường trong suốt chạy dọc góc vây và một dãy chấm đen ở gốc các tia. Có các vân xiên màu đen (chấm hoặc dải) chạy hướng lên và hướng ra phía sau ở hông cá. Phần tia cứng của vây lưng màu tối.
- Kích cỡ khai thác: 600 - 900 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hình 2.8 Cá Hố ỉ Cỏ Khoai
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá khoai.
- Tên địa phương: Cá khoai.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Creamfish, Bombay duckfish.
- Tên khoa học: Harpodon nehereus (Hamilton-Buchwanan, 1822).
- Phân bố: Thế giới: Đông Phi, Ấn Độ, Inđônêxia, Triều tiên, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam: vịnh Bắc Bộ và Đông, Tây Nam Bộ.
- Đặc điểm hình thái: Thân dài hình trụ hơi dẹp bên. Đầu dài vừa, nhưng to, mắt nhỏ, mõm rất ngắn và tù. Mồm rất rộng hơi xiên có rất nhiều răng sắc kích thước không bằng nhau. Răng ở xương lá mía cũng lớn. Hàm dưới dài hơn hàm trên. Phía sau vây lưng có vây mỡ. Vây ngực rất dài. Đường bên kéo dài đến tận điểm giữa thùy vây đuôi. Thân mầu xám nhạt, bề ngoài nhìn trong suốt. Vảy tròn nhỏ, dễ rụng, chỉ mọc ở phần sau thân và đường bên. Vảy đường bên rất rõ ràng.
- Kích cỡ khai thác: 160 - 270mm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2.9 Cá Khoai ỉ Cỏ Mối
- Tên thường gọi tiếng Việt: Cá mối thường.
- Tên địa phương: Cá mối, cá thửng.
- Tên thườn gọi tiếng Anh: Greater lizardfish, Lizardfish.
- Tên khoa học: Saurida tumbil (Bloch & Schneider, 1795).
- Phân bố: Thế giới: Châu Phi, Hồng Hải, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản.
- Đặc điểm hình thái: Thân dài, hình trụ, hơi dẹp bên, giữa thân hơi phình to.
Đầu tương đối dài, hơi dẹp bằng. Chiều dài thân gấp 6,1 - 8,4 lần chiều cao thân và gấp 3,9 - 4,3 lần chiều dài đầu. Mõm dài vừa phải, tù. Mắt to, tròn, màng mỡ mắt rất phát triển, nhưng không che lấp bộ mắt. Miệng rộng, hơi xiên, hai hàm dài bằng nhau. Răng nhiều, nhọn, sắc, hơi cong, lớn nhỏ không đều nhau. Khe mang rất rộng, lược mang ngắn, nhỏ, dạng kim, mang giả phát triển. Vẩy tròn, hơi dễ rụng. Vảy đường bên rõ ràng, thẳng. Vây lưng rộng, tương đối dài, khởi điểm của vây lưng nằm ngang với viền sau gốc vây bụng.
Vây mỡ phát triển, ở phía trên vây hậu môn. Vây hậu môn ngắn. Vây ngực tương đối rộng, mút vây ngực vợt quá gốc vây bụng. Vây bụng rộng. Lưng màu nâu nhạt, bụng màu trắng.
- Kích cỡ: 200 - 300 mm.
- Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hình 2.10 Cá Mối ỉ Mực tuột
- Tên thường gọi tiếng Việt: mực tuột.
- Tên khoa học: Octopus marginatus (Taki, 1964).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Phân bố: Vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: từ Hồng Hải, vịnh Persian đến Việt Nam, Philipppines. Việt Nam: Vịnh Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.
Tình trạng: thường gặp, tương đối nhiều.
- Môi trường sinh thái: Được thấy xuất hiện trên nền đáy bùn hoặc sỏi. Vùng vịnh hoặc các đầm ngập mặn. Thường ẩn trong các vỏ Bivalvia hoặc vỏ dừa.
Mực nang ăn động vật là chủ yếu (giáp xác nhỏ, cá con).
- Kích thước: Chiều dài mantle cực đại: 80 mm (MT). Chu vi thân: 80 mm;
Chiều dài xúc tu: 150 mm.
- Tình trạng đe dọa: Chưa có trong sách đỏ của IUCN.
Hình 2.11 Mực Tuột ỉ Mực Nang
- Tên thường gọi tiếng Việt: Mực nang.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Spineless Cuttlefish.
- Tên khoa học: Sepiella inermis (Van Hasselt, 1835).
- Kích thước: Chiều dài mantle cực đại: 120 (MT). Con cái tăng trưởng nhanh hơn con đực.
- Môi trường sinh thái: Cở thành thục 36 g. Tuổi thành thục: 90 ngày. Nơi có nhiệt độ 30oC. Mực nang ăn động vật là chủ yếu (giáp xác nhỏ, cá con).
- Phân bố: Vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: từ Hồng Hải, vịnh Persian đến Việt Nam, Philipppines.Việt Nam: Vịnh Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.
Tình trạng: thường gặp, tương đối nhiều.
- Tình trạng đe doạ: Chưa có trong sách đỏ của IUCN.
- Ngư cụ đánh bắt: Lưới vây, lưới Rê 3 lớp, Lưới kéo, lưới chụp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2.12 Mực Nang ỉ Mực ống
- Tên thường gọi tiếng Việt: Mực ống.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Squid, Swordtip squid.
- Tên khoa học: Loligo edulis (Hoyle, 1885).
Môi trường, sinh thái: Kích thước cơ thể trung bình, thân dài hình đầu đạn.
Chiều dài thân lớn nhất có thể đạt 30cm, dọc theo giữa mặt bụng ống thân có một gờ da mảnh. Trên ống thân có các điểm sắc tố gần tròn, to, nhỏ xen kẽ.
Vây dài chiếm khoảng hơn 3/ 5 chiều dài thân. Chiều dài vây gấp 4 - 5 lần chiều rộng. Chiều dài các tay theo thứ tự 3>4>2>1. Tay có hai hàng đĩa hút.
Các đĩa hút trên đôi tay 2 và 3 to hơn trên đôi tay 1 và 4. Vòng sừng đĩa hút của tay có 8 - 10 răng chữ nhật, xếp trên 3/ 5 chu vi của vòng. Ở con đực tay thứ 4 bên trái là tay sinh dục: từ ngọn tay trở xuống 2/3 chiều dài tay, các đĩa hút biến thành hai hàng gai thịt. Bông xúc giác có 4 hàng đĩa hút, hai hàng dọc ở giữa to hơn, các hàng ngang ở ngọn và gốc bông nhỏ hơn so với các đĩa hút ở giữa bông. Vòng sừng đĩa hút lớn của bông xúc giác có răng nhọn to, nhỏ xen kẽ.
- Phân bố: Ở biển nước ta loài này có phân bố ở Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tầu, phía bắc có ở ngư trường Ba Lạt tới Long ChâuTình trạng đe dọa: Chưa có trong sách đỏ của IUCN.
- Tầm quan trọng: Có giá trị thương phẩm thấp.
- Ngư cụ đánh bắt: lưới kéo, câu.
Hình 2.13 Mực Ống
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ỉ Ghẹm
- Tên thường gọi tiếng Việt: Ghẹm.
- Tên thường gọi tiếng Anh: Green Tidal Crab.
- Tên khoa học: Varuna litterata (Fabricius, 1798).
- Kích thước:Chiều rộng cực đại của carapace: 50 mm.
- Môi trường, sinh thái: Ghẹ đá thường sống trên nền đáy cát và cát bùn, nơi có độ sâu từ 10 -50 m, gần các rạn san hô, rừng ngập mặn, nến đáy cỏ biển hoặc tảo. Ăn nhiều loại động vật không xương sống khác nhau (cua ký cư, động vật chân bụng, loài hai mãnh vỏ, ophiuroids và amphipods). Chủ yếu ăn động vật, hiếm khi ăn thực vật.
- Phân bố: Vùng Ấn Độ - tây Thái Bình Dương: có mặt khắp nơi, từ Nhật Bản, Philippines qua Đông và Đông-nam châu Á, đến Indonesia, miền đông châu Úc và đảo Fidji.Việt nam: Nam bộ. Tình trạng: thường gặp, sản lượng cao.
- Tình trạng đe dọa: Chưa có trong sách đỏ của IUCN.
- Tầm quan trọng: Có giá trị thương phẩm thấp.
- Ngư cụ đánh bắt: Lưới Te, Xiệp, lưới Kéo, lưới Đáy.
Hình 2.14 Ghẹm ỉ Ghẹ xanh
- Tên thường gọi tiếng Việt: ghẹ xanh.
- Tên tiếng Anh: Blue swimming crab.
- Tên khoa học: Postunus pelagicus (Linnaeus, 1766)
- Kích thước: Chiều rộng cực đại của carapace: 20 mm (đực). Chiều dài thường gặp 140 mm (chiều dài carapace 64 mm)
- Môi trường, sinh thái: Ghẹ xanh thường sống trên nàn đáy cát và cát bùn, nơi có độ sâu từ 10-50 m, gần các rạn san hô, rừng ngập mặn, nến đáy cỏ biển hoặc tảo. Ghẹ đực và Ghẹ cái rất khác nhau không chỉ về màu sắc mà cả hình
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu