2.3 Hiện trạng thủy sản tỉnh Bạc Liêu
2.3.4 Tổng quan nghề cá Bạc Liêu
Thủy sản là ngành đóng góp rất lớn vào nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu. Trong những năm qua thủy sản luôn có vai trò quan trọng và giải quyết công ăn việc làm cho hơn 4.000 lao động của tỉnh. Sản lượng thủy sản tăng liên tục trong các năm qua nhưng trong một năm trở lại đây nó đã có dấu hiệu giảm đáng quan tâm.
38.18
54.26 58.3 66.06 79
94 113
138.97 179
172.5
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Sản lượng (ngàn tấn)
Hình 2.32 Sản lượng thủy sản Bạc Liêu 1996-2005 Nguồn: Báo cáo tổng kết thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2005
Nhìn chung sản lượng thủy sản liên tục tăng từ 1996 đến 2005, nhưng xét chi tiết thì sản lượng thủy sản tăng nhanh trong những năm 1996 đến 2004 từ 38,2 ngàn tấn lên 179 ngàn tấn và từ năm 2004 đến 2005 có xu hướng giảm xuống 173 ngàn tấn. Với tình hình hiện nay thì trong thời gian tới sản lượng thủy sản có thể giảm xuống thấp hơn. Đây là dấu hiệu đáng quan tâm đối với ngành thủy sản tỉnh. Trong đó sản lượng cụ thể của khai thác và nuôi trồng được thể hiện qua đồ thị sau:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
62.03 67 69
46.745 46.854 50.61 56 58 66.5
111.915 110
46 23 36
15.45 11.044 7.501
71.968
0 20 40 60 80 100 120
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Saỷn lượng (ngaứn taỏn)
Khai thác Nuôi trồng
Hình 2.33 Biến động sản lượng khai thác-nuôi trồng Bạc Liêu 1997-2005 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2005
Trong khoảng thời gian 1997-2004 sản lượng khai thác tăng ổn định liên tục nhưng cuối giai đoạn này sản lượng có biểu hiện hơi chùng lại. Cụ thể thể tăng từ 46.745 ngàn tấn năm 1997 lên 69 ngàn tấn năm 2004, trung bình tăng 3.179 ngàn tấn/năm. Trong khi đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh từ 7.501 ngàn tấn năm 1997 lên 110 ngàn tấn năm 2004 trung bình tăng 14.642 ngàn tấn/năm trong giai đoạn này do điều kiện môi trường nuôi còn tốt. Việc tăng cường khai thác hay đầu tư vào nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn này cũng đồng nghĩa với tăng sản lượng. Nhưng mức chịu đựng của môi trường là có hạn nếu chỉ biết khai thác mà không hướng đến bảo vệ để có thể khai thác bền vững. Cuối giai đoạn này sản lượng nuôi trồng cũng như khai thác đã có dấu hiệu hơi chững lại thông qua sản lượng không tăng nhanh nữa mà có xu hướng bão hòa. Trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2005 thì sản lượng thủy sản đã thể hiện tăng chậm hoặc giảm cả khai thác và nuôi trồng đánh dấu sự suy thoái môi trường nuôi và nguồn lợi đã cạn kiệt. Riêng trong khai thác biểu hiện rất rõ rệt từ 69 ngàn tấn xuống 62,0 ngàn tấn, do nguồn lợi thủy sản gần bờ đã cạn kiệt, giá nhiên liệu tăng, giá sản phẩm thủy sản giảm và thị trường không ổn định trong điều kiện thời tiết rất phức tạp. Điều này nói lên không thể tăng cường áp lực khai thác lên nguồn lợi thủy sản gần bờ nữa mà phải vươn ra đánh bắt xa bờ. Nhưng vừa qua chính phủ đã chính thức bãi bỏ chính sách khai thác xa bờ đặt nghề khai thác trong tình trạng tự phát như trước kia, cùng với tình hình đó thì giá dầu cũng liên tục tăng và có xu hướng tăng lên nữa.
Tóm lại dễ dàng thấy sản lượng khai thác chiếm 86,2% so tổng sản lượng năm 1997 giảm xuống 35,7% năm 2005. Từ đó, dễ dàng dự đoán được sản lượng khai thác trong thời gian tới sẽ giảm. Trong khi đó sản lượng nuôi trồng không tăng mạnh mà chỉ tăng nhẹ báo hiệu sự quá tải của môi trường nuôi, và nuôi trồng thủy sản đang gần mức giới hạn. Nếu tiếp tục tăng áp lực lên nuôi trồng thì sẽ tạo nên sự mất ổn định làm sản lượng ngành nuôi trồng sẽ giảm mạnh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vào thời gian tới. Tuy nhiên, nếu đầu tư có quy hoạch đồng bộ và có kiểm soát thì sản lượng nuôi sẽ tăng nhẹ và ổn định.
Tóm lại, tình hình sản lượng thủy sản của tỉnh có giảm xuống. Căn cứ vào điều kiện thực tế có thể dự đoán sản lượng thủy sản trong thời gian tới sẽ giảm nhẹ xuống và nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến mất ổn định dẫn đến suy thoái trong ngành thủy sản của tỉnh. Để phát triển bền vững thì cơ quan chức năng ở tỉnh Bạc Liêu cần hiểu rằng cần quản lý hợp lý khai thác và nuôi trồng trong thời gian tới để có thể phát triển bền vững chứ không chỉ biết đặt chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước mà làm tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường. Điều này chỉ có hại mà không có lợi xét về lâu dài.
2.3.4.2 Hiện trạng nghề cào ở tỉnh Bạc Liêu
Nhìn chung nghề khai thác ở tỉnh Bạc Liêu trong những năm vừa qua được quan tâm đầu tư nên có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của tỉnh. Số tàu thuyền liên tục tăng và tàu có công suất nhỏ dần dần được thay thế bằng tàu lớn khai thác xa bờ. Số lượng tàu thuyền tỉnh được thống kê như Hình 4.3, từ năm 1997 đến năm 2001 số tàu thuyền rất nhiều và liên tục tăng, tuy nhiên giai đoạn từ 2001 đến 2005 thì số tàu thuyền giảm mạnh. Điều này do từ năm 2001 tỉnh Bạc Liêu tách ra từ tỉnh Minh Hải nên số tàu thuyền giảm, mặt khác do chính sách khắc phục sau cơn bão số 5 và chính sách khai thác xa bờ nên số tàu nhỏ giảm đi thay bằng tàu có công suất lớn khai thác xa bờ. Cụ thể số tàu thuyền tăng từ 957 chiếc vào năm 1997 lên 1160 chiếc vào năm 2001, nhưng giảm mạnh xuống đến 829 chiếc vào 2005. Số tàu thuyền vào năm 2003 – 2005 giảm đáng kể do việc đầu tư vào khai thác xa bờ không hợp lý ở địa phương khiến nhiều hộ ngư dân làm ăn không hiệu quả phải cho tàu nằm bờ.
Một lượng tàu đang làm ăn cầm chừng gặp giá nhiên liệu tăng lên vào năm 2005 phải nằm bờ và chủ tàu lâm vào tình trạng nợ lớn. Điều này phù hợp với tình hình chung của cả nước, có khoảng 31,5% tàu thuyền làm ăn không hiệu quả nợ lớn ngân hàng phải tạm ngưng khai thác.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
832 829 852 1037 1157 1160
1059 1144 957
0 200 400 600 800 1000 1200 1400
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm
Số tàu (chiếc)
Hình 2.34 Biến động tàu thuyền Bạc Liêu 1997-2005 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2005
Tuy nhiên, xét về công suất máy trang bị trên mỗi tàu thuyền thì liên tục tăng.
Điều này cho thấy số lượng tàu có công suất lớn tăng lên đáng kể. Cụ thể công suất tăng từ 37CV/chiếc vào năm1996 lên 131 CV/chiếc vào năm 2004 và giảm xuống 128 CV/chiếc vào năm 2005 điều này phản ánh đúng thực tế tình hình khai thác thác chung của cả nước trong thời gian qua.
Trong tình hình đó thì nghề cào có xu hướng giảm trong cơ cấu nghề cá của tỉnh. Cụ thể nghề cào chiếm 41,2% (478 chiếc) vào năm 2001 giảm xuống còn 33,7% (280 chiếc) vào năm 2005. Điều này cho thấy nguồn lợi thủy sản gần bờ đã quá tải nên các tàu có công suất vừa và nhỏ hoạt động nghề cào gần bờ chuyển sang nghề rê. Điều này cho phép ta dự đoán sản lượng nghề cào trong thời gian tới sẽ giảm và nguồn lợi thủy sản đáy gần bờ có nguy cơ cạn kiệt do một lượng lớn tàu nhỏ khai thác gần bờ không đăng ký. Cụ thể qua thống kê điều tra có 78,7% tàu nhỏ hoạt động không đăng ký và đáng chú ý hơn là lượng tàu này hầu như chuyển sang làm nghề te vào màu ruốt. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản gần bờ.
Một số vấn đề đáng quan tâm đối với nghề cào tỉnh Bạc Liêu nói chung, huyện Đông Hải nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng thủy sản của tỉnh trong thời gian tới. Đó là những vấn đề cần quan tâm giải quyết để phát triển nghề cào phù hợp trong thời gian tới.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
128.1 130.9
125.2 108.8 86.4 72 74.4
52.3 37 42
0 20 40 60 80 100 120 140
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm
Công suất
Hình 2.35 Biến động công suất trung bình tỉnh Bạc Liêu 1996-2005 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2005
- Hiện tỉnh Bạc Liêu chỉ còn 60% số phương tiện ra khơi khai thác hải sản. Số tàu nằm bờ tới trên 300 chiếc, trong đó có rất nhiều chiếc công suất lớn khai thác hải sản xa bờ. Nguyên nhân chính do giá nhiên liệu tăng, giá bán nguyên liệu thủy sản liên tục bị giảm nên người đi biển không chịu nổi thua lỗ kéo dài.
Huyện Đông Hải chiếm đến 2/3 số phương tiện khai thác hải sản của tỉnh, hiện có tới hơn 50% số tàu cá không ra khơi. Vì vậy, sản lượng hải sản khai thác trong 10 tháng qua của tỉnh chỉ đạt hơn 55.000 tấn, bằng 90% so cùng kỳ năm trước.
Không một hình thức quản lý nào của cơ quan chức năng về giá sản phẩm thủy sản, giá cả hoàn toàn do các chủ vựa đồng loạt tăng hoặc giảm nên việc bán sản phẩm của ngư dân rất bấp bênh. Về mặt nhà nước chưa quan tâm đến các sản phẩm thủy sản của nghề cá nói chung và nghề cào nói riêng, chỉ có tôm là sản phẩm được công bố giá cả hàng ngày trên thông tin đại chúng. Mặc khác, vựa thu mua sản phẩm không thanh toán tiền trước mà đến khi vựa bán sản phẩm xong ngư dân mới được thông báo giá và biết số tiền sản phẩm của mình là bao nhiêu. Trong khi đó sản phẩm thủy sản nhiều ngày trên biển cần được tiêu thu ngay nên ngư dân đành phải bán với giá của chủ vựa đưa ra, điều này thật bất công. Vấn đề này làm hạn chế một phần tương đối lớn thu nhập của ngư dân mà trách nhiệm một phần thuộc về các cơ quan quản lý ở địa phương.
Một thực trạng nữa liên quan đến vựa thu mua thủy sản là hình thức cho vay không lãi nhưng lại lấy đi phần lớn công sức lao động của bà con ngư dân.
Theo kết quả điều tra thì có đến 36,36% hộ ngư dân đang vay vốn vựa dưới
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hình thức mới. Các hộ ngư dân thiếu vốn đầu tư cho mỗi chuyến biển đành phải vay vốn không lãi của vựa với hình thức vựa sẽ chịu mọi chi phí cho một chuyến sản suất nhưng sản phẩm sau đó phải bán cho vựa với giá giảm đi 500- 1000 đồng/Kg. Điều này làm mất đi một phần lớn công sức lao động vất vả của ngư dân, trong khi vựa chỉ bỏ tiền ra thì đã thu lợi rất lớn. Hình thức này vô tình biến ngư dân thành người làm thuê cho vựa trên phương tiện sản xuất của mình. Dù biết như thế nhưng họ đành chấp nhận khai thác cầm chừng để chờ một tương lai tươi sáng hơn, giá nhiên liệu giảm hay nhà nước tiếp tục có chính sách đầu tư để ngư dân được tiếp tục hoạt động.
Theo thống kê điều tra đối với tàu nhỏ hơn 90CV thì có 63,6% ngư dân cho rằng sản lượng khai thác đã giảm so với những năm trước nhưng đối với tàu lớn hơn 90CV thì con số này là 39,4%. Điều này cho thấy nguồn lợi thủy sản gần bờ đã giảm rõ rệt và đang trong tình trạng cần được bảo vệ. Đặc biệt cứ đến tháng 3 hàng năm thì một lượng lớn tàu có công suất nhỏ hơn 90CV chuyển từ nghề cào sang nghề te hoạt động gần bờ từ 5m nước trở vào (vùng cấm đánh bắt) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn bổ sau nguồn lợi cho mùa sau. Trong khi đó thì Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có lực lượng quá mỏng, mỗi tháng chỉ tổ chức 2 chuyến tuần tra nên rất khó ngăn chặn hình thức khai thác này.
Một vấn đề đặc trưng của nghề cào ở tỉnh Bạc Liêu là cách ăn chia ở đây rất khác so với các nơi khác làm ảnh hưởng đến tình hình khai thác cho cả nghề cào trong thời gian tới, nhất là giá nhiên liệu và thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Các ngư phủ trên tàu lưới kéo sẽ được chia 18-25% tổng thu nhập của chuyến biển tùy tàu lớn hay nhỏ. Số tiền còn lại tự chủ tàu phải trang trải cho khấu hao, nhiên liệu, thuế… nên chủ thường lời ít thậm chí lỗ mà ngư phủ vẫn có thu nhập cao. Điều này làm ảnh hưởng đến sản lượng khai thác và giải thích vì sao tài công nghề lưới kéo ở đây đa số là chủ tàu. Bởi vì ngư phủ chỉ chú trọng đến đánh được bao nhiêu, càng nhiều sản lượng trong thời gian ngắn thì họ càng có thu nhập cao mà không quan tâm đến hiệu quả đánh bắt.
Cho nên chủ tàu sẽ trực tiếp đánh bắt để biết khi nào nên đánh, khi nào nên neo để đánh bắt cho hiệu quả, điều này khiến sản lượng khai thác có xu hướng giảm do họ không thể đánh bừa mà phải có tính toán. Vấn đề này nhà nước không thể can thiệp được vì nó là thỏa thuận giữa chủ tàu và ngư phủ cho nên rất khó cho nghề cào, nếu lập lại hình thức ăn chia thì ngư phủ không chịu đi đánh bắt.
Cũng như tình hình chung cả nước thì lượng cá tạp bị đánh bắt vô tội vạ trong nghề lưới kéo luôn là vấn đề quan trọng đáng quan tâm. Cụ thể theo khảo sát đối với tàu công suất nhỏ hơn 90CV lượng cá tạp này chiếm khoảng 40% tổng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sản lượng, còn đối với tàu lớn hơn 90CV thì lượng này chiếm khoảng 30% dù chỉ khảo sát trong mùa chính và chỉ với vài mẻ, chưa kể một lượng lớn tôm gậy bị hư trong mẻ cào phải bỏ đi (vựa không thu mua). Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản, nhất là nguồn lợi thủy sản gần bờ.
Tóm lại, nghề cào của tỉnh đang đứng trước những khó khăn nếu không giải quyết sẽ làm ảnh hưởng đến việc đánh bắt của ngư dân, đến nguồn lợi thủy sản, sản lượng thủy sản của tỉnh và sẽ làm mất ổn định của ngành thủy sản tỉnh xét về lâu dài. Để ổn định nghề cào của tỉnh, ổn định công việc cho bà con ngư dân, cũng như phát triển bền vững thì cơ quan chức năng địa phương cần có những biện pháp tốt hơn để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo đảm cho ngư dân hoạt động ổn định như:
+ Kiểm tra nghiêm ngặc kích thước mắt lưới ngay khi đăng kiểm tàu kết hợp với tăng cường tuần tra, kiểm tra ngư cụ và các thiết bị an toàn đi biển. Do phần lớn ngư cụ được làm tại các hộ chuyên làm lưới mướn nên cần tuyên truyền và có cam kết giữa các ngư dân, các các hộ làm lưới với cơ quan địa phương về kích thước mắt lưới và có những quy định xử phạt nghiêm nếu vi phạm.
+ Tiến hành cho vay vốn mở rộng sản suất đối với các tàu làm ăn hiệu quả nhưng thiếu vốn hay các tàu phải vay vốn vựa. Vấn đề này cần các cơ quan địa phương phải bám sát thực tế và khách quan trong việc cho vay, tránh thất bại như trong chính sách cho vay vốn khai thác xa bờ như vừa qua. Cho vay không suy xét mà cứ làm bừa, ngay cả các nông hộ chưa từng đi đánh bắt cũng được cho vay vốn lớn đóng tàu đánh bắt xa bờ, điều này thất bại là tất yếu.
Muốn cho vay đúng đối tượng thì các cơ quan địa phương và trạm khuyến nông phải nắm rõ tình trạng hoạt động của mỗi hộ đánh bắt.
+ Các cơ quan chức năng địa phương cần đề xuất các biện pháp quản lý vựa về giá cả chung của thị trường và thông báo cho ngư dân thường xuyên, tránh tình trạng các vựa thông đồng nhau ép giá ngư dân.
+ Nắm chính xác số phương tiện khai thác lưới kéo, chủ yếu là các tàu gần bờ để có biện pháp quản lý hợp lý, nhất là vào mùa ruốt. Đồng thời có hướng chuyển các hộ tàu nhỏ không đăng ký sang nghề khác để giảm áp lực lên nguồn lợi gần bờ.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành khảo sát tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
3.2 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 02 năm 2006 đến lúc kết thúc vào cuối tháng 07 năm 2006.
3.3 Phương pháp nghiên cứu 3..3.1 Vật liệu
Địa bàn nghiên cứu: thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
Đối tượng nghiên cứu: Nghề lưới kéo.
Dụng cụ phục vụ nghiên cứu: Cân, máy ảnh, formol, phiếu phỏng vấn.
3.3.2 Thông tin thứ cấp
Nội dung thông tin cần thu thập:
− Ngư trường và nguồn lợi.
− Điều kiện tự nhiên.
− Hiện trạng nghề khai thác lưới kéo tại Bạc Liêu.
− Các báo cáo tổng kết và định hướng phát triển thủy sản của tỉnh Bạc Liêu qua các năm.
− Phương pháp: thu thập thông tin thứ cấp thông qua các báo cáo của các cơ quan địa phương, sách báo, tạp chí và wed site, niên giám thống kê.
3.3.3 Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp ngư dân bằng câu hỏi được soạn sẳn (phụ lục 1).
3.3.3.1 Thông tin chung
− Họ và tên.
− Nơi cư trú.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu