Cái tôi tự họa chân dung thế hệ

Một phần của tài liệu CÁI tôi TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM 1965 1975 (Trang 88 - 96)

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT

2.2. Cái tôi sử thi biến thể

2.2.2. Cái tôi tự họa chân dung thế hệ

William Faulkner cho rằng: “Tiếng nói của thi sĩ không cần chỉ là bia kỉ niệm ghi dấu con người, tiếng nói đó còn có thể là một trong những vật chống đỡ, những cột trụ giúp cho người chịu đựng và chiến thắng nữa” [63, tr.265]. Đến với con đường sáng tạo có lẽ cũng từ ý thức về trách nhiệm đối với thơ ca như thế và cũng xuất phát từ quan niệm về vai trò của thơ với hiện thực cuộc sống, các cây bút trẻ có nhu cầu nhìn vào chính mình. Chất hiện thực, tinh thần bám sát đời sống đã đưa người nghệ sĩ đến một vùng tư duy nghệ thuật không giống với các giai đoạn trước đó. Cái tôi tự họa chân dung thế hệ là cái tôi trữ tình với tư cách chủ thể “hướng nội”, tự phân tích sâu sắc về chân dung tinh thần của thế hệ.

Ở thơ kháng chiến chống Pháp, chân dung tinh thần của thế hệ thường được khắc họa trong tư thế hướng ngoại, thì đến thơ trẻ giai đoạn này, con người thường tự soi ngắm thế hệ mình trong những trạng thái tinh thần biến động. Có thể là tự hào, là thú nhận, là khoảnh khắc nhìn lại mình trong chiều sâu ngẫm ngợi. Với

Nguyễn Khoa Điềm, sự tự thức về bản thân và đồng đội trước hết xuất phát từ cái tôi ý thức bổn phận đối với đất nước: Em ơi em đất nước là máu xương của mình/

Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước muôn đời (Đất nước - trích Mặt đường khát vọng). Các nhà thơ trẻ xem Tổ quốc là thân phận mình, qua cái tôi trữ tình kiêu hãnh: Trong anh và em hôm nay/

đều có một phần đất nước. Đối diện với ánh lửa giữa những đêm sống chết ở chiến trường, họ thấu hiểu lí tưởng của những con người cùng nung nấu khát vọng giải phóng dân tộc: Bếp lửa quây quần suốt mấy anh em/ Không ai nhìn ai chúng tôi nhìn lửa/ Ở đó cháy cùng ý nghĩ(Nguyễn Khoa Điềm). Nhìn chung, một thế hệ suy tư sâu sắc về trách nhiệm với lịch sử nên rất đỗi tự hào khi nhận ra vị trí của mình trên dọc dài lịch sử, dù đó chỉ là những hi sinh lặng lẽ: Thời gian như cỏ vượt lên/

Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua/ Ai đi gần ai đi xa/ Những gì gợi lại chỉ là dấu chân (Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo). Có khi người đọc bắt gặp trong cái tôi trữ tình thơ thời chống Mỹ sự quả quyết lựa chọn bước tiếp con đường của truyền thống cha ông: Ta đi hôm nay đã là không sớm/ Đất nước hành quân mấy chục năm rồi/ Ta đi hôm nay đã là chưa muộn/ Đất nước còn đánh giặc chưa thôi(Phạm Tiến Duật). Hay đó là cái ầm ào, khí phách của cái tôi hãnh diện về thế hệ: Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn/ Sống thì đi mà chết thì nằm(Trần Mạnh Hảo).

Các nhà thơ trẻ, về cơ bản đã khắc họa thành công chân dung thế hệ vừa mang tính sử thi vừa thiên về sự phân tích, tự nghiệm. Đằng sau tự hào, kiêu hãnh đó là cả những trăn trở. Thức nhận về ý nghĩa của thế hệ, cái tôi thơ trẻ dường như không chấp nhận những cảm xúc ủy mị, những đau thương đeo đẳng trước mất mát trong chiến tranh. Cái tôi trữ tình xuất hiện với tư cách là một chủ thể mạnh mẽ, biết dằn lòng trước nỗi đau: Người chết sẽ chẳng bằng lòng nếu chúng tôi quá đau thương/

Chúng tôi sống thay cho người đã chết (Những sự vật còn sống - Xuân Quỳnh).

Song bên trong cái tôi tự thức đầy quả quyết đó phải chăng là cả bi kịch của sự dồn nén. Ngày tháng chiến tranh trở thành nỗi ám ảnh khôn xiết. Nỗi ám ảnh đã in hằn lên đời họ từ thuở ấu thơ, cũng đủ gợi về quá khứ buồn của dân tộc. Họ lớn lên trong chiếc nôi kí ức chẳng mấy ngọt lành như thế. Cái tôi thơ trẻ thấm thía cái gọi

là chiến tranh. Cũng chính từ tuổi thơ không bình yên ấy, con người tự nhủ phải định đoạt cho đời mình, dân tộc mình bằng chính ngọn lửa căm thù: Chúng tôi lớn lên tuổi trẻ chẳng vô tư/ răng cắn chặt làn môi rách xé/ cái tát thằng dân vệ/ vị máu mặn không bao giờ tan/ anh đốt thành ngọn lửa (Chính ủy - Bùi Minh Quốc). Các nhà thơ trẻ khái quát thế hệ bằng những hình ảnh thật đến đau xót của thời chiến.

Nếu như thế hệ trước thể hiện rõ tính chất chính luận của thơ cách mạng thì để biểu hiện cái tôi tự họa, thế hệ thơ trẻ cũng xem tăng cường chất chính luận là nhu cầu bức thiết của tư duy nghệ thuật. Không ít những dòng thơ thấm đẫm lí lẽ về quan niệm sống của con người, của tuổi trẻ một thời. Họ đứng trước một cuộc đối thoại thảo ngay, khước từ quan niệm sống hoài sống phí. Cái tôi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm quả quyết về quan niệm hạnh phúc, không gì khác là chiến thắng, là hiện thân của một tuổi trẻ không yên, nhận thức về sứ mệnh của lứa tuổi mình sau bao nhiêu dằn vặt, day dứt; đối lập với quan niệm sống tầm thường của những con người nhân danh chủ nghĩa cá nhân cực đoan ích kỉ, lớp người chỉ biết xây đời mình riêng một cõi: Các anh tìm về những hang động ngày xưa/ Nhân dân kêu cháy nhà, anh giả điếc không thưa/ Dân tộc ta đau thương, anh muốn thêm rách nát/ Anh ca hát múa may bên tội ác/ Anh lang thang mặc cường bạo lộng hành/ Anh là đứa con bất hạnh của chiến tranh (Tuổi trẻ không yên - trích Mặt đường khát vọng). Chất chính luận đặt nhà thơ trong tư thế đối mặt với những câu hỏi lớn của thời đại. Cái tôi trăn trở trước sự lựa chọn sống còn của dân tộc và có khi đó là triết lí về lời thề quyết thắng trong những ngày tiến công của lịch sử miền Nam: Ơi Đất phải ra đi và Đất phải trở về/ Là gạch ngói đau thương là chiến hào căm giận/ Là Trường Sơn dựng lên ngàn bệ phóng/ Là kỳ đài xưa ta khắc một câu thề:/ Giải phóng! (Đất ngoại ô). Đó còn là lời thúc giục xuống đường, là lời xưng danh ta là quê hương kiêu hãnh, là uất hận trào lên khóe mắt: Lựu đạn cay không xóa được sắc màu/ Máu ta đỏ, con đường ta trước mặt/ Dùi cui bay không làm ta cúi gục/ Mắt hận thù quen mở giữa thương đau (Xuống đường - trích Mặt đường khát vọng).

Lực lượng thơ trẻ 1965 - 1975 đại diện cho thế hệ mình tự bạch và đối thoại với thế hệ khác bằng kinh nghiệm từng trải của người trong cuộc. Vì vậy từ quan

niệm về nghề, về thơ đến việc họa khắc chân dung thế hệ, cái tôi thơ trẻ đều thể hiện chiều sâu trí tuệ và lẽ tất yếu, tiếng nói trí tuệ đó phải được chắt lọc qua nguồn cảm xúc tràn trào của tuổi trẻ. Chất trí tuệ thấm đẫm suy tư và xúc cảm của con người. Nhìn lại nền thơ kháng chiến 1945 - 1954, hình ảnh người lính được khắc họa chủ yếu trong cái nhìn lạc quan cách mạng. Đặt vào những hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt, người chiến sĩ càng trở nên tỏa sáng với tất cả phẩm chất tốt đẹp: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng/ Lên đường chân lại nối theo chân/ Đêm qua đầu chụm, run bên đá/ Nay lại cùng mây sưởi nắng hừng (Từ đêm 19 - Khương Hữu Dụng). Hay khi chuyện trò về những câu chuyện riêng tư, tiếng cười của người chiến sĩ cũng ngân lên rộn rã. Và chính những góc riêng thầm kín ấy lại trở thành động lực để người lính giữ vững bản lĩnh cách mạng; để họ càng tin yêu sự sống: - Đằng nớ vợ chưa! - Đằng nớ? - Tớ còn chờ độc lập/ Cả lũ cười vang bên ruộng bắp/ Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu (Nhớ - Hồng Nguyên). Ở sáng tác giai đoạn này, hình tượng người lính càng được biểu hiện sát hợp với những con người có thật trong đời song vẫn thấy thiếu vắng trong thơ những biểu hiện chiều sâu trong tâm hồn. Dường như bức chân dung của người chiến sĩ vẫn ít có được thần thái của cái tôi xao động tình cảm mà nổi lên trên tất cả vẫn là vẻ đẹp của lí trí. Trong khi đó đến với thơ 1965 - 1975, người đọc cảm nhận được tư thế hiên ngang của thế hệ trẻ khi bước vào chiến trường; không những thế, tâm trạng, nỗi niềm con người cũng góp phần làm đa dạng khuôn mặt tâm hồn thế hệ. Cái tôi không chỉ hân hoan trong tiếng hát lạc quan của tuổi trẻ, ở họ còn hằn sâu trở trăn, day dứt về số phận đồng đội, số phận dân tộc. Thơ trẻ “nói sâu sắc, thấm thía” về thế hệ mình: chúng tôi không muốn chết vì hư danh/ không thể chết vì tiền bạc/ chúng tôi xa lạ với những tin tưởng điên cuồng/ những liều thân vô ích/ đất nước đẹp mênh mang/ đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt/ chỉ riêng cho Người chúng tôi dám chết! (Thử nói về hạnh phúc - Thanh Thảo). Với họ, hạnh phúc là được gánh vác, được dấn thân. Lẽ sống của cả thế hệ trẻ là cái vội vã, để kịp sống vắt mình cho dân tộc, cho nhân dân và cho chính đời mình: Thế hệ chúng ta xin vội vã suốt đời/ Cái vội vã say người của đấu tranh cách mạng/ Đấy hạnh phúc của những người cộng sản/ Nhận

phần mình gánh hết mọi lo toan (Cửa biển - Bùi Minh Quốc). Hay đó là bản lĩnh của cái tôi hòa nhập vào trách nhiệm công dân, ao ước góp mình làm nên một điều gì đó hữu ích cho cuộc đời: Nếu như tôi/ được làm ngọn gió/ tôi sẽ làm ngọn gió nam hung dữ/ Thổi từ đáy biển lên/ Để khi mình đã lặng im/ Vẫn đủ sức làm cuộc đời xáo động (Gió bắc gió nam - Xuân Quỳnh). Niềm mong mỏi ấy phải khởi đi từ một trái tim yêu đời mãnh liệt.

Thành thị miền Nam nhốn nháo thảm kịch đã trở thành nỗi ám ảnh không nguôi của người cầm bút trẻ, cũng chính là những người trong cuộc biến động đầy máu và nước mắt của quê hương. Với họ, một sớm mai mặn tanh mùi máu và nước mắt không còn xa lạ nữa. Hình ảnh những người vô tội chồng chất trên đường phố cũng quá đỗi quen thuộc. Cuộc sống thế hệ trẻ miền Nam ngày ngày bị vây phủ bởi

“những điều trông thấy” như thế. Chính hiện thực đau thương thường trực đó đã tạo nên ý thức dịch chuyển điểm nhìn sử thi vào những suy ngẫm đậm chất triết luận.

Cái tôi trữ tình là âm bản của chính cuộc đời, là số phận chiến tranh:

Nếu một sớm mai nào Mọi người vừa thức dậy Sau giấc ngủ hôn mê

Thấy nước mắt, mồ hôi và máu Đổ đầy trên quê hương

Thấy sinh viên, học sinh và trẻ em Ngất lịm đầy đường

Tuổi trẻ chúng tôi là như vậy đó

(Thơ tôi bây giờ - Đam San) Khi hiện thực bấy giờ là chuỗi ngày đối mặt với đau buồn, oán giận thì thơ phải là nơi ôm chứa tất cả đường nét nghiêng ngả của đời sống. Hoàn toàn không phải là những mùa thu chết, hình hài đau khổ, những vực nước mắt bi thương. Lí tưởng sống của cái tôi trong thơ trẻ đô thị miền Nam là hành động nhập cuộc, là tiếng thúc giục xuống đường, là lấy máu tạc khắc thành những khẩu hiệu đòi nợ máu: Hôm nay ngày trùng dương nổi dậy/ Ta đứng lên dựng cột cờ bay/ Máu chúng

ta một rừng khẩu hiệu (Máu chúng ta một rừng biểu ngữ - Thái Ngọc San). Ngô Kha, người thanh niên yêu nước day diết của phong trào sinh viên Huế nguyện đem đến cho đồng bào những tấu khúc hòa bình của cái tôi đầy khao khát. Dẫu đó chỉ là những thanh âm còn xa vợi: Nguyện làm loài chim mang quá khứ đau thương/ Trở về tấu khúc hòa bình trên đồng bào/ Ở đó/ Việt Nam vĩnh cửu/ Việt Nam không còn chiến tranh (Cho những người nằm xuống).

Tiếng nói trữ tình sâu sắc của thế hệ thơ trẻ còn được kết tinh ở cái tôi trữ tình dằn vặt, ngỡ đầy mâu thuẫn trong thế giới tinh thần con người. Chất biến thể của hình tượng cái tôi trữ tình sử thi còn là cái ngập ngừng rất thật khi đối mặt với những sự lựa chọn nghiệt ngã giữa sống và chết vốn chỉ cách biệt nhau bởi một lằn phân định mơ hồ của chiến tranh. Sự biến động trong thế giới tinh thần của chủ thể trữ tình như thế góp phần tạo nên đặc trưng của cái tôi trữ tình giai đoạn này so với cái tôi sử thi giai đoạn trước. Dẫu lựa chọn cuối cùng vẫn là sự hi sinh thì cũng không thể giấu được cái tôi tự vấn. Thanh Thảo là một trong những nhà thơ trẻ khắc họa rất ấn tượng về chân dung thế hệ. Thấm thía hơn hiện thực chiến tranh, thế hệ trẻ nhận rõ tình cảm sâu nặng của mình đối với đất nước, nhân dân. Họ “đã thể hiện một cách chân thực và sâu sắc một sự lựa chọn vừa quyết liệt, giằng xé lại vừa thanh thản, tự nguyện của những chàng trai, cô gái vừa bước vào tuổi thanh niên gặp buổi đất nước lâm nguy” [219, tr.69]. Vì thế chân dung tinh thần thế hệ trẻ hiện lên thật tự nhiên, dẫu không tránh khỏi những phân vân, do dự, thậm chí không khỏi ngỡ ngàng trước năm tháng đời người: chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô/ qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng/ võng mắc cột tràm đêm ướt sũng/ xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhòa/ đôi lúc ngẩn người… một ráng đỏ chiều xa/ quên đời mình thêm tuổi (Một người lính nói về thế hệ mình - Thanh Thảo).

Đứng lên từ những mảng màu tối sẫm, con người trong thơ trẻ nguyện giành lại cuộc sống. Thế hệ trẻ mang cái nhìn quả quyết vào thơ. Phản ánh hiện thực không đơn thuần là tiếng nói đồng cảm, sẻ chia. Những cây bút chạm vào hiện thực, hầu hết để nhận thức sâu hơn về trọng trách với non sông. Trong tư duy thơ trẻ, niềm tin được tạo dựng ngay trên hiện thực hoang tàn đổ nát hay trong chính sự thật

nghiệt ngã của chiến tranh. Trong thơ trẻ, xuất hiện hàng loạt con người muốn toạc bóng đêm, giáp mặt với quân thù. Cái tôi trữ tình là cái tôi dấn thân và hành động. Với tâm nguyện nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương, thế hệ trẻ quyết đối mặt với hiểm nguy để được chiến đấu hết mình cho dân tộc: Đường hành quân sao bỗng dài vô hạn/ Mặt quân thù lấp sau trùng non/ Tôi muốn thẳng tay xé toạc bóng đêm/ Ép mỏng lại những tuần những tháng/ Cho lộ mặt quân thù tôi xả súng (Phố cửa biển - Thanh Tùng). Cái tôi tự thức về thế hệ mình còn để tạo kênh đối thoại với với thế hệ khác, với nhân dân. Đối thoại để được sẻ chia: Chúng tôi gánh trên vai bao kẻ mất người còn/ Đằng đẵng những năm dài khuất bóng vợ con/ Chúng tôi gánh trên vai gầy sốt rét/ Cái bật dậy ngàn bàn chân xuất kích/ Phút gầm lên pháo dội xuống đầu thù (Sức nặng của âm thanh - Anh Ngọc). Trần Vàng Sao cũng có Bài thơ của một người yêu nước mình, ở đó người đọc tìm thấy trong cái tôi trữ tình niềm ao ước ngọt ngào về một đất nước hòa bình. Đây cũng chính là tâm tư trĩu nặng của thế hệ thơ trẻ trong lòng đô thị, khi đối diện với họ là cuộc sống tù ngục, đổ máu, cách chia. Cái tôi lặng mình trong ước vọng giản dị: Tôi yêu đất nước này chân thật/ Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi/ Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi/

Và yêu tôi đã biết làm người/ Cứ trông đất nước mình thống nhất.

Con người trong thơ trẻ ráo riết biểu hiện, phơi trải mình nhưng vẫn luôn nhận ra mình là một phần không thể tách rời khỏi đồng đội: Mẹ làm sao nhớ nổi/ cái thằng con đến ngồi nghỉ bên thềm/ khi đêm về thường lẫn vào đêm/ khi trời sáng lẫn vào đồng đội/ ghé nhà mẹ chỉ vài giờ rất vội/ mẹ chưa kịp nhìn rõ mặt, hỏi tên (Mẹ chẳng thể nào nhớ nổi con đâu - Bùi Minh Quốc). Một tiếng gọi đồng đội cũng in hằn cái tôi đong đầy kỉ niệm đời lính: Chúng tôi những thằng lính trẻ/ lớn lên khắp trăm vùng gọi nhau là đồng đội. Ý thức về sự cộng hưởng của sức mạnh đồng đội làm cho những gì vốn riêng tư nhất của con người cũng chẳng còn ranh giới:

Năm anh em mang năm cái tên/ Đã lên xe không còn tên riêng nữa/ Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa/ Năm quả tim một nhịp đập dồn (Trên một chiếc xe tăng - Hữu Thỉnh). Ở đây xuất hiện cái tôi tự tin bởi trong chặng đường cam go của cuộc chiến đấu, những người lính không bao giờ đơn độc: Đêm nay con nằm nhẩm tên

Một phần của tài liệu CÁI tôi TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM 1965 1975 (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)