Bộ đề kiểm tra

Một phần của tài liệu Quy trình toán học hóa để phát triển các năng lực về thay đổi và các mối quan hệ của học sinh mười lăm tuổi (Trang 31 - 46)

Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3. Công cụ nghiên cứu

3.1. Bộ đề kiểm tra

Bộ đề kiểm tra gồm 9 bài toán thực tế khác nhau, được đặt trong những bối cảnh riêng biệt. Bối cảnh là vấn đề mà xã hội hay chính HS quan tâm. Những nhiệm vụ đặt ra trong các bài toán mà HS phải giải quyết về "thay đổicác mối quan hệ".

Dưới đây là các phân bố về "thay đổicác mối quan hệ" trong Bộ đề kiểm tra:

Cụm năng lực Tái tạo Liên kết Phản ánh Tổng

Số lượng 6 13 8 27

Bảng 3.1. Tỉ lệ của các cụm năng lực trong "thay đổi các mối quan hệ"

Loại câu hỏi Trả lời nhiều lựa chọn

Trả lời có cấu trúc đóng

Trả lời có cấu

trúc mở Tổng

Số lượng 7 6 14 27

Bảng 3.2. Tỉ lệ của các loại câu hỏi trong "thay đổi các mối quan hệ"

Bài toán 1: Chiều cao của trẻ

Trong nhiều năm, công thức tính chiều cao trung bình của trẻ em (từ 1 đến 16 tuổi) được tính bởi công thức:

( ) 75 5( -1)

h cm   N (N là tuổi tính bằng năm).

Nghiên cứu gần đây cho thấy công thức tính chiều cao trung bình mới là:

( ) 77 6

h cm   N (N là tuổi tính bằng năm).

Câu hỏi 1: Chiều cao của trẻ

Chiều cao trung bình của trẻ 16 tuổi theo công thức mới là:

A. 150(cm) B. 173(cm)

C. 170(cm) D. 167(cm)

Câu hỏi 2: Chiều cao của trẻ

Em hãy cho biết chiều cao và ngày, tháng, năm sinh của mình, từ đó đưa ra nhận xét về chiều cao của mình so với chiều cao trung bình mà công thức mới đưa ra?

Câu hỏi 3: Chiều cao của trẻ

Một bài báo đã viết "Trong những năm gần đây, chiều cao của con người tăng lên đáng kể. Chẳng hạn, một trẻ em 10 tuổi có chiều cao trung bình tăng từ 15-20 cm".

Điều này có phù hợp với nghiên cứu gần đây ở trên không? Hãy trình bày kiến giải của em?

Thang điểm: Chiều cao của trẻ Thang điểm câu hỏi 1

Điểm tối đa (1đ)

 Code 11: Chiều cao trung bình của trẻ 16 tuổi: 77 6 16 173   (cm).

Vậy đáp án đúng là B.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời nhiều lựa chọn Cụm năng lực: Tái tạo Ý tưởng bao quát: Thay đổicác quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 2

Điểm tối đa (2đ)

 Code 22: Đưa ra chiều cao và ngày, tháng, năm sinh của mình. So sánh được chiều cao của mình với chiều cao trung bình theo công thức mới ứng với tuổi của mình (tuổi không làm tròn theo năm).

 Code 12: Thực hiện được các yêu cầu ở code 22 nhưng làm tròn tuổi của các em theo năm.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Cá nhân Thang điểm câu hỏi 3

Điểm tối đa (2đ)

 Code 23: Bài báo nhận xét đúng vì 77 6 10 – 75 5 9       17(cm);

 Code 13: Đồng ý với nhận xét của bài báo nhưng không có giải thích hoặc giải thích không chính xác.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc đóng Cụm năng lực: Phản ánh Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng

Bài toán 2: IQ (Intelligence Quotient) Để tính toán chỉ số IQ, công

thức được lập nên là:

 

100 15. X

IQ

   ,

trong đó:

X: là điểm của bài test;

 : điểm trung bình;

  : độ lệch chuẩn.

Câu hỏi 1: IQ Bảng phân bố IQ

Khảo sát bằng bài kiểm tra (60 câu hỏi) trên một nhóm khoảng 2000 HS đại diện cho cỏc HS lớp 8 thu được điểm trung bỡnh à = 35,5; độ lệch chuẩn σ = 11,4. Tuấn là HS lớp 8, làm bài kiểm tra đạt 48 điểm. Vậy IQ của Tuấn là bao nhiêu?

A. 116 B. 101

C. 117 D. 106

Câu hỏi 2: IQ

Dựa vào công thức và Bảng phân bố IQ, bạn hãy đưa ra điểm IQ trung bình của một người và Tuấn thuộc nhóm đối tượng nào?

Câu hỏi 3: IQ

Em hãy đưa ra một điều chỉnh về giá trị của điểm trung bình và độ lệch chuẩn mà trong trường hợp đó Tuấn xếp chỉ thuộc nhóm những người sáng dạ mà thôi?

Thang điểm: IQ Thang điểm câu hỏi 1 Điểm tối đa (1đ)

 Code 11: Số IQ của Tuấn là: 15 (48 35,5)

100 116

11, 4

IQ     .

Vậy đáp án đúng là A.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời nhiều lựa chọn Cụm năng lực: Tái tạo Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Cá nhân

Thang điểm câu hỏi 2 Điểm tối đa (2đ)

 Code 22: IQ trung bình là 100 hoặc từ 85 đến 115. Tuấn thuộc nhóm người thông minh.

 Code 12: Trả lời được một trong hai ý của code 22.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc đóng Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Cá nhân Thang điểm câu hỏi 3

Điểm tối đa (1đ)

 Code 13: Mỗi đáp án đưa ra thỏa mãn đều được điểm. Ví dụ: điểm trung bỡnh à = 35,5; độ lệch chuẩn σ = 13.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Cá nhận

Bài toán 3: Giá thuê môtô lướt sóng Trên một bãi biển ở Đà Nẵng, giá thuê môtô lướt sóng được tính theo mỗi gói 15 phút. Giá thuê gói sau thấp hơn gói trước là 50.000(VNĐ). Một người kinh doanh đã treo biển báo giá thuê môtô lướt sóng như sau:

Thời gian 15 phút 30 phút 60 phút

Giá tiền (VNĐ) 350.000 650.000 1.100.000

Câu hỏi 1: Giá thuê môtô lướt sóng

Nếu thuê môtô lướt sóng trong 45 phút thì số tiền cần phải trả là:

A. 750.000 (VNĐ) B. 950.000 (VNĐ)

C. 900.000 (VNĐ) D. 1.000.000 (VNĐ)

Câu hỏi 2: Giá thuê môtô lướt sóng

Từ gói thứ 5, giá thuê môtô lướt sóng không giảm mà giữ nguyên mức giá của gói thứ 4. Nếu thuê 90 phút thì phải trả số tiền là bao nhiêu?

Câu hỏi 3: Giá thuê môtô lướt sóng

Người tiểu thương nhận thấy rằng bảng giá vẫn chưa kích thích được du khách sử dụng môtô lướt sóng trong thời gian dài nên đã quyết định giảm giá. Em hãy giúp lập ra một bảng giá mới có thể kích thích khách sử dụng trong thời gian dài và giá thuê 60 phút đầu không cao hơn 1 triệu?

Thời gian 15 phút 30 phút 45 phút 60 phút Giá tiền (VNĐ)

Thang điểm: Giá thuê môtô lướt sóng Thang điểm câu hỏi 1

Điểm tối đa (1đ)

 Code 11: Giá thuê 45 phút là:

 

650.000 (650.000 350.000) 50.000  900.000.

Vậy đáp án đúng là C.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời nhiều lựa chọn Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 2

Điểm tối đa (1đ)

 Code 12:

Giá thuê của gói thứu 4 là: 1.100.000 900.000 200.000

Vậy giá thuê 90 phút là: 1.100.000 2 200.000 1.500.000   (VNĐ) Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc đóng Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng

Thang điểm câu hỏi 3 Điểm tối đa (2đ)

 Code 23: Có nhiều phương án khác nhau. Dưới đây là một ví dụ (sau mỗi gói giảm 3/10 giá trị của gói trước):

Thời gian 15 phút 30 phút 45 phút 60 phút Giá tiền (VNĐ) 350.000 595.000 767.000 887.000

 Code 13: Bảng giá lập ra chỉ thỏa mãn một trong hai điều kiện: không vượt qua 1 triệu hoặc mức giá có thể kích thích thời gian thuê môtô lướt sóng hơn bảng giá cũ.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Phản ánh Ý tưởng bao quát: Thay đổicác quan hệ Bối cảnh: Công cộng

Bài toán 4: Số HS đậu đại học

Câu hỏi 1: Số HS đậu đại học

Trường nào có tỉ lệ HS đậu đại học cao nhất?

Câu hỏi 2: Số HS đậu đại học

Nếu số HS đậu đại học của trường E là 120. Hãy tìm số HS lớp 12A2 thi đậu đại học và số HS của trường E tham gia thi đại học?

Câu hỏi 3: Số HS đậu đại học

Dựa vào đồ thị Bình nói "Số HS đậu đại học của trường D nhiều hơn trường E".

Hãy trình bày quan điểm của em về nhận xét đó?

Thang điểm: Số HS đậu đại học Thang điểm câu hỏi 1

Điểm tối đa (1đ)

 Code 11: Trường A, số HS đậu ại học chiếm tỉ lệ 90%.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc đóng Cụm năng lực: Tái tạo Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 2

Điểm tối đa (2đ)

 Code 22:

 Số hoc sinh lớp 12A2 đậu đại học là : 120 20% 24(hs);

 Số HS trường E tham gia thi đại học là: 120

100 240( ) 50   hs .

 Code 12: Giải quyết được một trong hai yêu cầu của Code 22.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc đóng Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 3

Điểm tối đa (2đ)

 Code 23: Chỉ dựa vào chiều cao của cột biểu đồ thì chưa đủ cơ sở để kết luận. Chẳng hạn số HS tham gia thi đại học của trường E là 400 HS và trường D là 240 HS, khi đó số HS đậu đại học của trường E là 200 HS, nhiều hơn số HS đậu đại học của trường D (144 HS đậu đại học);

 Code 13: Đưa ra kết luận đúng nhưng không giải thích hoặc giải thích không chính xác.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Phản ánh Ý tưởng bao quát: Thay đổicác quan hệ Bối cảnh: Công cộng

Bài toán 5: Giá cước taxi

Dưới đây là bản giá cước xe taxi 4 chỗ của Hanoi Tourist Taxi (Hà Nội) và Sai- gon Air Taxi (Sài gòn)

Câu hỏi 1: Giá cước taxi

Giá thời gian chờ của Saigon Air Taxi trong một giờ là:

A. 2.000 (VNĐ) B. 30.000(VNĐ)

C. 40.000 (VNĐ) D. 20.000 (VNĐ)

Câu hỏi 2: Giá cước taxi

Em hãy điều chỉnh bảng giá của hãng Saigon Air Taxi khi giá xăng tăng lên 12%, biết rằng giá xăng chiếm 5% giá cước taxi?

Câu hỏi 3: Giá cước taxi

Hãy đưa ra nhận xét của mình về giá taxi của hai hãng taxi và nêu ra những dẫn chứng cho nhận xét của mình?

Thang điểm: Giá cước taxi Thang điểm câu hỏi 1 Điểm tối đa (1đ)

 Code 11: Số tiền phải trả trong một giờ chờ của hãng Saigon Air Taxi là:

2.000 60 40.000

 3  (VNĐ). Vậy đáp án chọn là C.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời nhiều lựa chọn Cụm năng lực: Tái tạo Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 2

Điểm tối đa (1đ)

 Code 12:

 Điều chỉnh giá cước taxi tăng lên 12% 5% 0, 6%.

 Giá thời gian chờ tăng lên hay giữ nguyên đều được.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 3

Điểm tối đa (2đ)

 Code 23: Hãng Hanoi Tourist Taxi có giá cước rẽ hơn. Có thể vẽ biểu đồ hay lấy các giá trị đại diện đều chấp nhận;

 Code 23: Kết luận đúng nhưng không giải thích hoặc giải thích không chính xác.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Phản ảnh Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Cộng đồng

Bài toán 6: Đèn giao thông tại ngã 6

Tại một ngã 6 người ta đặt ba bộ đèn báo giao thông. Tại một thời điểm chỉ có một đèn xanh hoặc vàng.

Câu hỏi 1: Đèn giao thông tại ngã 6

Hoàn thành những ô còn trống ở bảng các thông số của ba đèn giao thông sau, thời gian tính bằng giây (s):

Đèn giao thông Thời gian xanh (s) Thời gian vàng (s) Thời gian đỏ (s)

1 42 3 45

2 27 3

3 12 3

Câu hỏi 2: Đèn giao thông tại ngã 6

Khi đèn giao thông 1 bắt đầu xanh thì trạng thái của các đèn giao thông như thế nào sau 88 giây?

Câu hỏi 3: Đèn giao thông tại ngã 6

Hãy lập bảng thông số của ba đèn giao thông thỏa điều kiện các đèn đều có cùng thời gian xanh?

Bộ đèn giao thông Thời gian xanh (tính bằng giây)

Thời gian vàng (tính bằng giây)

Thời gian đỏ (tính bằng giây) 1

2 3

Thang điểm: Đèn giao thông tại ngã 6 Thang điểm câu hỏi 1

Điểm tối đa (1đ)

 Code 11: Điền đúng cả hai ô. HS phải nhận ra quy luật tổng thời gian xanh và vàng của 2 đèn bằng thời gian đỏ của đèn còn lại (tổng thời gian của một chu kỳ là 90s).

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc đóng Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 2

Điểm tối đa (1đ)

 Code 12: Đèn giao thông 1, 2 đỏ; đèn giao thông 3 vàng. Dưới đây là lời giải thích cho câu trả lời:

Thời gian

(giây) 142 4345 4672 7375 7687 8890

Đèn 1 xanh Vàng đỏ đỏ đỏ đỏ

Đèn 2 đỏ đỏ xanh vàng đỏ đỏ

Đèn 3 đỏ đỏ đỏ đỏ Xanh vàng

Nếu HS chọn đèn 3 xanh rồi đến đèn 2 xanh (đèn giao thông 1 luôn xanh đầu tiên) thì đèn giao thông 1, 3 đỏ còn đèn giao thông 2 vàng.

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 3

Điểm tối đa (1đ)

 Code 13: Đưa ra được một đáp án hợp lệ. Bảng lập ra ngoài việc thỏa mãn yêu cầu có cùng thời gian xanh còn phải đảm bảo quy luật tổng thời gian xanh và vàng của 2 đèn bằng thời gian đỏ của đèn còn lại Dưới đây là một đáp án điển hình:

Bộ đèn giao thông

Thời gian xanh (tính bằng giây)

Thời gian vàng (tính bằng giây)

Thời gian đỏ (tính bằng giây)

1 27 3 60

2 27 3 60

3 27 3 60

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng

Bài toán 7: Hợp đồng lao động

An kí một hợp đồng lao động 5 năm, làm việc từ đầu năm 2008. Lương khởi điểm là 4.000.000 (VNĐ) và tăng 10% mỗi năm.

Câu hỏi 1: Hợp đồng lao động

Lương của An năm 2010 đã tăng lên bao nhiêu phần trăm so với năm 2008?

A. 10% B. 11%

Câu hỏi 2: Hợp đồng lao động

Hãy mô tả về sự phụ thuộc về số năm n (1 n 5) với mức lương hàng tháng L của năm thứ n mà An nhận?

Câu hỏi 3: Hợp đồng lao động

Ngoài phương án trả tiền lương như trên, doanh nghiệp còn đưa ra phương án trả 4.500.000 VNĐ/tháng cho năm đầu tiên và sau mỗi năm lương được tăng lên 5%.

Phương án nào đem đến cho An tiền lương cao hơn? Hãy giải thích?

Thang điểm: Hợp đồng lao động Thang điểm câu hỏi 1

Điểm tối đa (1đ)

 Code 11: Đáp án: D Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời nhiều lựa chọn Cụm năng lực: Liên kết Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 2

Điểm tối đa (1đ)

 Code 12: HS có thể mô tả bằng hàm số hay đồ thị. Dưới đây là một mô tả bằng hàm số: L 4  1,1 n(triệu).

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Phản ánh Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Công cộng Thang điểm câu hỏi 3

Điểm tối đa (2đ)

 Code 23: Mức 4.500.000 ĐNV/tháng cho năm đầu tiên và sau mỗi năm lương được tăng lên 5% đem đến cho An tiền lương cao hơn.

Dưới đây là một cách giải thích:

4.000.000 4.400.000 4.840.000 5.324.000 5.856.400

4.866.080 5

    

4.500.000 4.725.000 4.961.250 5.209.313 5.469.779

4.919.000 5

   

 Code 13: Trả lời đúng nhưng không giải thích hoặc giải thích không chính xác

Không có điểm (0đ)

 Code 02: Các trả lời khác;

 Code 09: Bỏ trống.

Loại câu hỏi: Câu trả lời có cấu trúc mở Cụm năng lực: Phản ánh Ý tưởng bao quát: Thay đổi các quan hệ Bối cảnh: Cộng đồng

Bài toán 8: Lượng xăng tiêu thụ Hình bên biểu diễn quãng đường đi được trong một lít xăng (S/1lít) của dòng xe Wave S thuộc hãng Honđa.

Câu hỏi 1: Lượng xăng tiêu thụ Với vận tốc nào thì xe ít tiêu hao nhiên liệu nhất?

A. 40 km/h B. 50 km/h

C. 60 km/h D. 70 km/h

Câu hỏi 2: Lượng xăng tiêu thụ

Hà thấy mình điều khiển với vận tốc khoảng từ 25km/h đến 55km/h (giả thiết thời gian chạy phân đều cho các vận tốc). Và đã tiến hành lập luận như sau:

Vận tố trung bình là: 25 55 40 2

  (km/h).

Vậy quảng đường chạy trong một lít xăng là 70km.

Bạn có đồng ý với lý luận của Hà không? Giải thích rõ ý kiến của bạn.

Câu hỏi 3: Lượng xăng tiêu thụ

Hình vẽ bên là hình ảnh về công-tơ-mét của xe Wave S. Hãng sản xuất đã sử dung các màu sắc khác nhau trên cung tốc độ với những ý nghĩa khác nhau. Em hãy cho biết ý nghĩa các màu bằng cách đánh dấu vào các ô bên cạnh:

Màu trên cung tốc độ An toàn Không an toàn Tiết kiệm xăng Trắng

Xanh Đỏ

Một phần của tài liệu Quy trình toán học hóa để phát triển các năng lực về thay đổi và các mối quan hệ của học sinh mười lăm tuổi (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)