Phân tích bằng phương pháp hình học mỏ truyềnthống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số mô hình toán - địa chất đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 85 - 92)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÔNG TÁC THĂM DÒ THAN

3.2. PHÂNTÍCHMỨCĐỘTIN CẬYCỦACÔNG TÁCTHĂMDÒBẰNGCÁC PHƯƠNGPHÁPMÔHÌNHTRUYỀN THỐNG

3.2.1. Phân tích bằng phương pháp hình học mỏ truyềnthống

Hệ thống mặt cắt địa chất theo tuyến thăm dò cho phép nhận thức hình dạng, kích thước, mối quan hệ giữa các vỉa than với đá vây quanh và quy luật phân bố của vỉa trong không gian diện tích mỏ.

Tổng hợp tài liệu từ các công trình thăm dò có nhận thấy, mạng lưới thăm dò than khu mỏ Khe Chàm cho cấp trữ lượng 121 với khoảng cách tuyến từ 150 ÷ 250m, công trình trên tuyến từ 75 ÷ 125m;cấp trữ lượng 122 là 250m x 125 ÷ 250m. Tài liệu thăm dò về cơ bản đủ điều kiện để thành lập hệ thống các mặt cắt địa chất liên hợp theo các phương khácnhau.

NCS sử dụng các vỉa 14-5, 13-1, 12 và 10 theo [3], [23] làm các vỉa chuẩn từ đó định danh các vỉa theo thứ tự địa tầng (Hình 3.1).

Hình 3.1. Địa tầng tổng quát tập vỉa đánh dấu khu mỏ Khe Chàm

“Nguồn: Lê Đắc Thi và nnk 1980, có bổ sung, chỉnh lý của NCS” [23]

Về cơ bản, các mặt cắt địa chất được biên tập, chính xác hóa trên cơ sở tuyến thăm dò đã thành lập trong báo cáo kết quả thăm dò trước đây [3], (Hình3.2,3.3).Khôngchỉdừnglạiởhiệuchỉnhcácmặttheophươngpháp

truyền thống, với sự trợ giúp của phần mềm tin học, trên cơ sở dữ liệu thămdò được xác định tại các công trình gặp vỉa trong không gian, NCS đã thành lập sơ đồ không gian (3D) bề mặt trụ các vỉathan.

Dựa vàomôhình hoá bằng hệ thống mặt cắt địa chất theo các hướng khác nhau vàmôhình không gian trụ các vỉa than (Hình 3.4) cho phép đánh giá tổng quan về đặc điểm phân bố, hình thái - cấu trúc, cũng như mối quan hệ giữa các vỉa than với đá vây quanh một cách trực quan và là cơ sở để thực hiện các bước nghiên cứu tiếptheo.

Hình 3.2. Mặt cắt địa chất tuyến X (phi tỷ lệ)

Hình 3.3. Mặt cắt địa chất tuyến DA (phi tỷ lệ)

Chỉdẫn:

Hình 3.4. Mô hình không gian bề mặt (Surface) trụ các vỉa than

Từ kết quả phân tích có thể nhận định:Hình thái - cấu trúc vỉa than khumỏ Khe Chàm thuộc loại từ tương đối phức tạp đến phức tạp, góc dốc vỉa có sự thay đổi khá lớn trong từng khối đồng nhất bậc cao; điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến nội suy tài liệu và độ tin cậy của công tác tính trữ lượng/tài nguyên than, đặc biệt khi sử dụng các phương pháp truyền thống.

b.Mô hình đường đẳng trị (đẳng trụ và đồng chiềudày)

Dựa vào hệ thống mặt cắt đã xác lập và vị trí gặp trụ các vỉa than, NCS thực hiện chỉnh lý các bình đồ đẳng trụ cho các vỉa than thuộc đối tượng nghiên cứu. Kết quả chỉnh lý đã chính xác lại vị trí các đường đẳng trụ, các yếu tố kiến tạo phục vụ nghiên cứu, phân tích hình thái - cấu trúc các vỉa than được lựa chọn nghiên cứu chi tiết. Bình đồ đẳng trụ vỉa 14-5, vỉa 10 được thể hiện tại các hình 3.5, hình 3.6.

Hình 3.5. Bình đồ đẳng trụ vỉa 14-5, phi tỷ lệ,

Hình 3.6. Bình đồ đẳng trụ vỉa 10, phi tỷ lệ, (Chỉ dẫn xem tại hình 3.5)

Để có những nhìn nhận khách quan hơn về hình thái các vỉa than của khu mỏ; căn cứ các dữ liệu tọa độ các công trình gặp vỉa trong không gian, chiều dày tự nhiên (toàn vỉa), chiều dày riêng than (tính trữ lượng), kết quả xác định chất lượng than,… đã xác lập; NCS tiến hành thành lập các sơ đồ đẳng trụ, đẳng chiều dày được nội suy theomôhình hàm xu thế (Trend). Sơ đồ đẳng trụ vỉa 10 và đẳng chiều dày vỉa 10 (nội suy Trend bậc 2) được thể hiện tại hình 3.7. Kết quả nội dung này được NCS trình bày chi tiết khi phân tíchmôhình hàm xuthế.

Sơ đồ đẳng trụvỉa10 Sơ đồ đồng chiều dày riêng than vỉa 10 Hình 3.7. Sơ đồ đẳng trụ và đồng chiều dày vỉa 10, phi tỷlệ

(Thành lập theo kết quả nội suy Trend, chỉ dẫn xem tại Phụ lục 1)

Kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

- Phân tích chi tiết các bình đồ đẳng trụ cho phép xác định thêm một số uốn nếp và dự đoán về khả năng vị trí có đứt gãy nhỏ cắt quamàtrong các giai đoạn thăm dò đã thực hiện chưa và khó pháthiện;

- Đặc tính dị hướng hình học; tính biến đổi đẳng trụ của các vỉa than (thông qua hình dạng các đường đẳng trị) là khá rõ nét và về cơ bản là khá tương đồng nhau; các vỉa than có xu hướng chung kéo dài theo phương á vĩ tuyến và tương đối ổn định ở trung tâm khumỏ(trong phạm vi từ đứt gãy FLđến đứt gãy FE).Đây là những thông tin quan trọng trong việc định hướng bốtrí tuyến thăm dò; đặc biệt trong giai đoạn thăm dò nâng cấp trữ lượng, thăm dò phục vụ khai thác hoặc thăm dò xuống sâu ở khumỏ.

- Chiều dày tự nhiên của các vỉa than trong khumỏKhe Chàm có mức độ biến đổi tương đối điều hòa và liên tục trong từng khối đồng nhất bậc cao (ranh giới giữa các khối bậc cao là đứt gãy nội tầng, mức độ dịch chuyển vỉa giữa 2 cánh trung bình 50 ÷ 200m, quymôtrung bình vànhỏ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số mô hình toán - địa chất đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w