Chương 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÔNG TÁC THĂM DÒ THAN
3.4. XÁC LẬP MẠNG LƯỚI THĂMDÒ
3.4.1. Xác lập nhóm mỏ thăm dò theo “Quyđịnh”
Để lựa chọn mạng lưới thăm dò theo “Quy định” đầu tiên phải phân chia nhóm mỏ thăm dò. Việc phân chia nhóm mỏ thăm dò trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm địa chất mỏ, tính biến đổi các thông số địa chất công nghiệp vỉa than (chiều dày, góc dốc,…) nghĩa là xác định mức độ gây khó dễ cho công tác thăm dò cũng như khả năng có thể đạt được của từng cấp trữ lượng tương ứng với giai đoạn thăm dò.
Dựa vào mức độ khó dễ trong thăm dò [5], [22], người ta chia thành 3 hoặc 4 nhóm mỏ theo mức độ khác nhau. Theo B. N. Anđroxov và A. I. Bo (1980); Đặng Trần Bảng (1983); V. G. Kuđaev và Nguyễn Huy Hinh (1985), Nguyễn Sỹ Quý (1993), Lê Đỗ Bình (1992), Nguyễn Phương (1994), cố GS.Đồng Văn Nhì,…và các nhà nghiên cứu khác đã cho rằng các mỏ than thuộc bể than Quảng Ninh chủ yếu thuộc Nhóm mỏ phức tạp (III), có một số mỏ thuộc Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II), cá biệt có mỏ thuộc Nhóm mỏ rất phức tạp (IV).
Theo “Quy định” hiện hành (Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2007), kết hợp kết quả nghiên cứu trong một số văn liệu [4], [18], [22],
từ kinh nghiệm thực tế, để xác định nhómmỏthăm dò đối với cácmỏthan ở Việt Nam, NCS sử dụng những yếu tố cơ bản là: Cấu trúc địa chất mỏ, đặc điểm hình thái - cấu trúc vỉa than và mức độ biến đổi của các thông số địa chất công nghiệp cơbản.
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu xác lập nhóm mỏ thăm dò than
TT Nhóm mỏ
Thông số
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Nhóm IV 1 Hệ số biến thiên chiều dày (Vm) <40 40-75 75-100 >100 2 Hệ số biến thiên độ tro (VA) <40 40-75; 75-100 >100 3 Hệ số biến đổi chu vi (μ)) 1,0-1,4 1,4-1,8 >1,8 >1,8 4 Tính biến vị (Pbv) 0-25 25-100 >100 >100 5 Tỷ lệ đới phá huỷ (PP) 0-4 4-8 >8 >8 6 Hệ số gián đoạn vỉa (Kd) <10 10-20 20-40 >40 7 Cấu trúc nội bộ vỉa và tỷ lệ đá
kẹp (Kk) <10 10-50 >50 >50
8 Hệ số biến thiên góc dốc (Kα) ≥1 <1-0,625 <0,625 <0,625
“Dựa theo Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2007, NCS tổng hợp và biên tập”
Kết quả tính toán các chỉ tiêu xác lập nhóm mỏ thăm dò chung cho khumỏKhe Chàm tại các bảng 3.1 đến 3.8 và PL3.III.2, đối sánh với chỉ tiêu xác định nhómmỏthăm dò tại bảng 3.11 cho thấy: Mức độ biến đổi chiều dày vỉa than thuộc nhóm từ tương đối ổn định đến không ổn định (40%
<Vm<100%; nhóm II - III); mức độ gián đoạn vỉa thuộc nhóm ổn định (Kd<
10% ; nhómmỏI); độ tro than (Ak) của các vỉa chủ yếu thuộc nhóm tương đối ổn định(40
≤VAk<75%;nhómII);đặcđiểmkiếntạokhumỏ(Pp)biếnđổikháphứctạp
(từ 3 ÷ 20%, trung bình 10%); chỉ tiêu tính biến vị (PBV) trong khoảng 25 ÷ 100 (nhóm II).
Với khumỏKhe Chàm và cácmỏthan có tính chất tương tự, mức độ biến đổi của các thông số địa chất công nghiệp là những thông số được cập nhật thường xuyên. Trong đó, hầu hết độ tro (Ad) than của các vỉa trong khumỏKhe Chàm phân bố thuộc loại tương đối ổn định và ít ảnh hưởng đến việc xác lập hình thái - cấu trúc vỉa than. Khi đó, để xác lập nhómmỏthăm dò cùng với những đánh giá về cấu trúc địa chất mỏ, đặc điểm hình thái - cấu trúc vỉa than, cần tập trung đánh giá 2 thông số địa chất công nghiệp cơ bản trong 8 thông số tại bảng 3.11 với thứ tự ưu tiên nhưsau:
- Chiều dày và hệ số biến thiên chiều dày (mTN, mT,Vm);
- Góc dốc và hệ số biến thiên góc dốc (α, Kα,%).
Kết quả tính toán các chỉ tiêu xác lập nhóm mỏ thăm dò theo từng khối đồng nhất bậc cao trong khu mỏ Khe Chàm được tổng hợp tại bảng 3.12.
Bảng 3.12. Chỉ tiêu xác lập nhóm mỏ thăm dò theo từng khối đồng nhất bậc cao trong khu mỏ Khe Chàm
T T
Khối cấu trúc Thông số
Khối Tây Nam đứt gãy FE
Khối Trung
tâm
Khối Đông Bắcđứt
gãyFL 1 Hệ số biến thiên chiều dày (Vm,%) 77 68 76 2 Hệ số biến thiên góc dốc (Kα) 0,544 0,666 0,557
Nhóm mỏ thăm dò III II III
Chi tiết số liệu tính toán được trình bày tại bảng PL3.III.3
Tổng hợp kết quả đánh giá về đặc điểm hình thái - cấu trúc vỉa than, mức độ phức tạp cấu trúc địa chất mỏ khu, phân tích bằng phương pháp hình học mỏ truyền thống, phân tích hàm xu thế và kết quả tại bảng 3.12, NCS nhận
định rằng:Khu mỏ Khe Chàm được chia thành 03 khối đồng nhất tương đốibậc VI, với nhóm mỏ thăm dò tương ứng như sau: Khối Trung tâm (giữa đứt gãy F.E và đứt gãy F.L) thuộc nhóm mỏ thăm dò II, Khối Tây nam đứt gãy
F.E và khối Đông bắc đứt gãy F.Lthuộcnhóm mỏ thăm dòIII.Điều này khẳng định:Ngay trong một mỏ/khu mỏ có thể phải thăm dò ở mức độ chi tiếtkhác nhau, phù hợp với kết quả nghiên cứu hàm cấu trúc là trong khu mỏ Khe Chàm tồn tại hiệu ứng khuvực.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với khumỏKhe Chàm khi thăm dò bổ sung, hoặc thăm dò khai thác rất cần phân tích chi tiết cho từng khối đồng nhất bậc cao khác nhau để lựa chọn mạng lưới thăm dò phù hợp cho từng khối cấu trúcđó.