ĐỘNG ĐẤT-SÓNG THẦN
III.3. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG ỨNG SUẤT KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI KHU VỰC BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM VÀ KẾ CẬN
III.3.1. Khu vực Biển Đông Việt Nam
Trường ứng suất kiến tạo hiện đại nói chung được đặc trưng bởi định hướng của trục nén ép ngang cực đại và độ lớn của các ứng suất chính. Các kết quả xác định định hướng của trục nén ép ngang cực đại trong bồn Nam Côn Sơn và Cửu Long được thể hiện trên Hình III-27.
Hình III-27. Kết quả tổng hợp xác định định hướng của trục nén ép ngang cực đại từ tài liệu ảnh lỗ khoan được thể hiện trên bản đồ
Có ba trận động đất ghi nhận được cơ cấu chấn tiêu xảy ra trong các năm 2005 và 2007 ở vùng biển Đông Nam Việt Nam – ngoài khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Các thông số của cơ cấu chấn tiêu của các trận động đất này được thể hiện trong Bảng III-2 và chúng được thể hiện như trên Hình III-28.
Bảng III-2 Các thông số của các cơ cấu chấn tiêu động đất ghi nhận được tại vùng biển Đông Nam Việt Nam trong các năm 2005 và 2007
Lon Lat StrikeA DipA RakeA StrikeB DipB RakeB Mw Depth Date
108,28 10,02 115 72 -172 22 82 -19 5,2 12 28-11-2007 108,26 10,08 117 69 -168 23 79 -22 5,3 12 07-11-2005 108,26 10,12 120 68 -171 27 82 -22 5,3 12 08-11-2005
Hình III-28. Biểu đồ cơ cấu chấn tiêu động đất và chỉ thị ứng suất tương ứng Có thể thấy các cơ cấu chấn tiêu xác định được khá tương đồng, cho chúng ta chỉ thị ứng suất với định hướng của trục nén ép ngang cực đại khoảng 157o với cơ chế trượt bằng.
Bùi Công Quế (Chủ biên)
128
Hình III-29. Các cơ cấu chấn tiêu được thể hiện trên bản đồ cùng chỉ thị ứng suất tương ứng
Hình III-29 thể hiện định hướng của trục nén ép ngang cực đại xác định được từ tài liệu khoan và động đất được thể hiện trong phần đầu của mục này. Kết quả cho thấy trong khu vực bồn Cửu Long, tài liệu động đất khá phù hợp với chỉ thị xác định được từ các tài liệu khoan cho thấy định hướng của trục nén ép ngang cực đại là tây bắc–đông nam ở trung tâm bồn. Tuy nhiên các chỉ thị này cũng bị lệch đi ở phía bắc của bồn thành phương gần bắc nam. Trong bồn Nam Côn Sơn, chỉ thị từ tài liệu khoan cho thấy định hướng của trục nén ép ngang cực đại là đông bắc – tây nam tới gần bắc nam.
Về nguyên tắc các chỉ thị ứng suất phải khá đồng nhất, ít nhất trong quy mô của một bồn trầm tích. Tuy nhiên kết quả xác định trục ứng suất nén ép ngang cực đại cho chúng ta thấy có những sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn trong bồn Nam Côn Sơn, các chỉ thị ở phía bắc của bồn thể hiện phương đông bắc – tây nam, song song với phương của đường bờ biển. Ở bồn Cửu Long, các chỉ thị phía nam phù hợp với trường ứng suất khu vực, trong khi càng tiến dần về phía bắc chúng có xu thế bị lệch về phía tây bắc nhiều hơn.
Sự lệch đi của trục ứng suất nén ép ngang tại bồn Nam Côn Sơn do ảnh hưởng của sự chuyển tiếp từ vỏ lục địa sang vỏ đại dương thực thụ, biểu hiện quan đới nâng Côn Sơn, hoặc có thể do các đứt gãy đang hoạt động trong khu vực; còn tại bồn Cửu Long, các chỉ thị ở phía bắc rất gần với khu vực có núi lửa hoạt động (thuộc đảo Phú Quý), có thể hoạt động của các núi lửa cộng với các đứt gãy hoạt động trong khu vực này đã làm lệch đi định hướng của trục ứng suất nén ép ngang cực đại xác định được so với ứng suất khu vực.
Hình III-30. Bản đồ trường ứng suất kiến tạo hiện đại Biển Đông Việt Nam và kế cận thể hiện định hướng của ứng suất nén ép ngang cực đại dựa trên tài liệu động đất,
tài liệu giếng khoan và tài liệu địa chất trẻ
Định hướng của ứng suất nén ép ngang cực đại chủ yếu theo phương bắc-nam tới tây bắc – đông nam với sự phù hợp mang tính khu vực cũng quan sát thấy trong các bồn trầm tích khác ở trên đất liền cũng như ngoài khơi của Indochina (Chumphon, Khorat, Pattani, Phitsanulok Suphan Buri và Mã Lay-Thổ Chu). Định hướng phương bắc-nam cũng phù hợp với định hướng của ứng suất thu được từ lời giải cơ cấu chấn tiêu động đất ở phía Vân Nam –Trung Quốc, bắc Thái Lan, vịnh Thái Lan và ngoài khơi Việt Nam. Nhiều cấu trúc Kainozoi đã phát triển trong khu vực thường được xem là kết quả của các lực nén ép về phía nam sinh ra ở phía đông chạc ba Himalaya [168]. Bởi vậy, định hướng gần bắc nam của ứng suất kiến tạo hiện đại có thể là kết quả một phần của ứng suất toả ra từ chạc ba Himalaya. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây trong các thành tạo bồn trầm tích, sự nâng trồi khu vực và sự phát triển cấu trúc của các đứt gãy chính ở Thái Lan chỉ ra rằng khu vực Indochia đã trải qua quá trình biến dạng phức tạp và không thể giải thích thuần tuý bằng sự thúc trượt của phía đông cao nguyên Tây Tạng.
Bởi vậy, có thể giả thiết rằng định hướng phương bắc – nam chiếm ưu thế của ứng suất
Bùi Công Quế (Chủ biên)
130
nén ép ngang cực đại ngày nay quan sát được ở khu vực Indochina là kết quả kết hợp của các lực sinh ra ở ranh giới mảng ở chạc ba Himalaya, sự cuốn ngược của đới hút chìm Sumatra-Andaman và có thể cả ứng suất cục bộ gây ra do sụt trọng lực.