ĐỘ NGUY HIỂM VÀ ĐỘ RỦI RO SÓNG THẦN
VI.1. ĐÁNH GIÁ MÔ PHỎNG SỰ LAN TRUYỀN SÓNG THẦN TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG TỚI VÙNG VEN
VI.1.2. Khả năng xảy ra sóng thần tại vùng biển Việt Nam và độ cao sóng thần cực đại
Để đánh giá khả năng xảy ra sóng thần trên toàn vùng biển và hải đảo Việt Nam, đã tiến hành tính toán độ cao và thời gian lan truyền của sóng thần từ nguồn tới các vị trí ven biển và hải đảo Việt Nam theo các kịch bản.
Trong Hình VI-1 trình bày độ cao sóng thần trên toàn khu vực Biển Đông và ven biển và hải đảo Việt Nam theo kịch bản 1, khi động đất có độ lớn Mw= 7,0 xảy ra tại đới hút chìm Manila. Theo nhiều đánh giá của các tác giả Philippines, Đài Loan, Trung Quốc cũng như các tác giả Việt Nam, động đất có độ lớn Mw= 7,0 tại đới đứt gẫy này là động đất có xác suất xảy ra rất lớn. Có thể thấy trên hình là với kịch bản động đất này, khu vực Hoàng Sa có độ cao sóng thần cực đại trên 2,5m. Khu vực ven bờ Việt Nam từ Đà Nẵng tới Bình Định có độ cao sóng thần cực đại tại bờ lớn hơn 1m, cá biệt tại một số điểm có độ cao sóng thần cực đại lớn hơn 1,5m. Khu vực quần đảo Trường Sa có độ cao sóng thần khoảng 1m. Như vậy, kết quả tính toán cho thấy động đất có độ lớn Mw= 7,0 tại đới hút chìm Manila có thể gây sóng thần nguy hiểm ở ven biển miền Trung của nước ta. Do vậy, việc xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần phục vụ công tác dự báo và ra bản tin cảnh báo sóng thần là cần thiết. Hình VI-2 trình bày thời gian lan truyền của sóng thần theo kịch bản trên.
Hình VI-3 trình bày độ cao sóng thần trên toàn khu vực Biển Đông và ven biển và hải đảo Việt Nam theo kịch bản 2, khi động đất có độ lớn Mw= 7,5 xảy ra tại đới hút chìm Manila. Cũng tương tự như kịch bản 1, sóng thần lớn nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa với độ cao cực đại trên 3m, có điểm có độ cao sóng thần cực đại tới 4m. Khu vực có độ cao sóng thần trên 1m kéo dài từ Thừa Thiên - Huế tới Ninh Thuận; trong đó từ Đà Nẵng tới Phú Yên có độ cao sóng thần cực đại hơn 1,5m, cá biệt tại một số điểm có độ cao sóng thần cực đại trên 2,5m. Khu vực quần đảo Trường Sa có độ cao sóng thần cực đại trên 1,5m. Cần chú ý rằng Viện Địa chấn và Núi lửa Philippines đã dự báo rằng động đất có độ lớn Mw= 7,5 là động đất cực đại có khả năng xảy ra tại đới hút chìm Manila với xác suất cao. Vì vậy, với các kết quả tính toán trên, có thể thấy rằng nguy cơ sóng thần tại bờ biển nước ta do động đất ở đới hút chìm Manila là tồn tại. Hình VI-4 trình bày thời gian lan truyền của sóng thần theo kịch bản trên.
Hình VI-5 trình bày độ cao sóng thần trên toàn khu vực Biển Đông và ven biển và hải
Bùi Công Quế (Chủ biên)
190
đảo Việt Nam theo kịch bản 3, khi động đất có độ lớn Mw= 8 xảy ra tại đới hút chìm Manila. Đây là động đất rất mạnh. Như đã trình bày ở phần trên, theo tác giả Nguyễn Đình Xuyên (2007), động đất cực đại được dự báo tại đới hút chìm Manila có độ lớn 8. Như vậy, có khả năng động đất có độ lớn Mw= 8 xảy ra tại đới hút chìm này. Trong trường hợp đó, có thể thấy là tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, sóng thần cực đại có độ cao lớn hơn 4m. Độ cao cực đại của sóng thần tại khu vực Quần đảo Trường Sa là trên 2m. Tại ven biển Việt Nam, sóng thần cực đại tại khu vực từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi có độ cao trên 2m, có nơi sóng thần có độ cao trên 3m. Khu vực sóng thần có độ cao trên 1m, là khu vực sóng thần nguy hiểm, kéo dài từ phía bắc Thừa Thiên - Huế tới Bình Thuận.
Nếu động đất có độ lớn Mw= 8,5 xảy ra trên đới hút chìm Manila theo kịch bản 4, như chỉ ra trên Hình VI-6, độ cao sóng thần rất lớn tại khu vực ven bờ biển Miền Trung của Việt Nam và có khả năng gây thảm hoạ. Trong trường hợp này, khu vực có độ cao sóng thần cực đại lớn hơn 1m, tức là sóng thần nguy hiểm, kéo dài từ phía bắc của tỉnh Quảng Bình tới Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu vực có độ cao sóng thần lớn hơn 2m kéo dài từ Quảng Trị tới Bình Thuận. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, cho dù hiện nay chưa có đủ số liệu để có thể rút ra các kết luận với độ tin cậy cao, nhưng căn cứ vào các số liệu và kết quả phân tích hiện có, có thể sơ bộ nhận xét rằng động đất có độ lớn Mw= 8,5 rất khó xảy ra tại đới hút chìm Manila. Mặt khác, cũng không có đủ cơ sở để kết luận rằng động đất có độ lớn nằm trong khoảng Mw= 8,5 và Mw= 9,0 là hoàn toàn không có khả năng xảy ra trên đới hút chìm Manila. Do vậy, các kịch bản với độ lớn động đất lớn hơn Mw= 8,5 tại đới hút chìm Manila chỉ được đưa ra với tư cách là các kịch bản dự phòng.
Động đất có độ lớn Mw= 9 xảy ra tại đới hút chìm Manila theo kịch bản 5 thực sự gây thảm hoạ cho toàn vùng bờ biển miền Trung, Việt Nam như thấy trên Hình VI-7. Từ hình vẽ, có thể thấy rằng với trận động đất này, khu vực có độ cao sóng thần 1m trở lên kéo dài suốt từ Quảng Ninh tới Cà Mau, tức hầu như toàn bộ vùng biển Việt Nam, trừ vùng biển trong vịnh Thái Lan. Khu vực có độ cao sóng thần lớn hơn 1,5m kéo dài từ bờ biển Thừa Thiên - Huế tới Bà Rịa. Độ cao sóng thần ven bờ biển Việt Nam đạt giá trị cực đại tại khu vực Quảng Ngãi và đạt tới 8m Tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, độ cao cực đại của sóng thần đạt trên 10m. Tại khu vực quần đảo Trường Sa, độ cao cực đại của sóng thần là lớn hơn 4m, có nơi độ cao sóng thần cực đại đạt tới trên 6m.
Các Hình VI-8, Hình VI-9 trình bày độ cao và thời gian lan truyền của sóng thần trên Biển Đông và ven bờ biển và hải đảo Việt Nam khi động đất có độ lớn Mw= 7 xảy ra tại đới đứt gẫy nam đảo Hải Nam theo các kịch bản 6 và 7. Như đã trình bày ở trên, động đất tại khu vực ngoài khơi Bắc Trung Bộ, nam đảo Hải Nam có độ lớn cực đại được đánh giá là Mw= 7,0. Thông thường, vì vùng nguồn động đất khá gần bờ, nếu động đất xảy ra theo cơ chế trượt chờm thuận nghịch thì động đất với độ lớn này có khả năng gây sóng thần mạnh ở ven bờ biển nước ta. Tuy nhiên, vì động đất tại khu vực này xảy ra theo cơ chế trượt bằng, các tính toán được thực hiện cho thấy động đất có độ lớn Mw= 7,0 xảy ra tại vùng nguồn này không gây ra sóng thần đáng kể ở bờ biển nước ta. Tuy đánh giá là động đất có độ lớn cực đại được đánh giá là Mw= 7,0, nhưng để đảm bảo tính an toàn, dự án đã đưa ra một kịch bản dự phòng với độ lớn động đất Mw= 7,5 tại khu vực ngoài khơi Bắc Trung Bộ, Nam Hải Nam như trong hai kịch bản 6, 7 và 8.
Trên Hình VI-10, có thể thấy rằng nếu động đất có độ lớn Mw= 7,5 xảy ra tại đới đứt gẫy Nam Hải Nam và hướng đứt gẫy là hướng Tây Bắc - Đông Nam thì khu vực có
sóng thần với độ cao trên 1m kéo dài từ Thừa Thiên – Huế tới Bình Định. Ngay tại Quảng Bình cũng có một số khu vực có độ cao sóng thần lớn hơn 1m. Như vậy, đây cũng là một kịch bản có khả năng gây sóng thần nguy hiểm ở bờ biển nước ta.
Hình VI-11 trình bày thời gian lan truyền của sóng thần từ nguồn theo kịch bản 6. Có thể thấy rằng mặc dù nguồn sóng thần rất gần bờ, sóng thần cũng mất khoảng 1 giờ 20 phút để lan truyền vào bờ. Như vậy, nếu động đất gây sóng thần xảy ra tại khu vực này, vẫn có đủ thời gian để vận hành hệ thống cảnh báo sóng thần và ra bản tin cảnh báo sóng thần tương ứng.
Hình VI-12, Hình VI-13 trình bày phân bố độ cao và thời gian lan truyền sóng thần gần bờ nếu động đất ngoài khơi Bắc Trung Bộ, Nam Hải Nam xảy ra theo kịch bản 7. Có thể thấy rằng mặc dù độ lớn động đất trong trường hợp này giống hệt độ lớn động đất xảy ra theo kịch bản 6, nhưng do động đất xảy ra tại khu vực khác của đới đứt gẫy nên có hướng đứt gẫy gần như song song với bờ biển Việt Nam. Với hướng đứt gẫy này, độ cao cực đại của sóng thần ven bờ biển Việt Nam khi động đất xảy ra theo kịch bản 8 lớn hơn nhiều độ cao sóng thần do động đất xảy ra theo kịch bản 7. Như thấy trên Hình , tại khu vực từ Thừa Thiên - Huế tới Đà Nẵng, độ cao sóng thần cực đại là hơn 2m, cá biệt có nơi tới 3m. Đây là sóng thần rất nguy hiểm đối với người dân đang tham gia các hoạt động ở trên bãi biển hoặc làm nhà tại các khu vực đất thấp và gần mép nước.
Hình VI-14 trình bày phân bố độ cao của sóng thần nếu động đất có độ lớn Mw= 6,5 xảy ra tại đới đứt gẫy kinh tuyến 110oE, ngoài khơi Nam Trung Bộ theo kịch bản 9. Như đã trình bày ở trên, động đất cực đại tại khu vực này được đánh giá là có độ lớn Mw= 6,1. Tuy nhiên, động đất có độ lớn Mw= 7,0 được đưa ra ở đây như một kịch bản dự phòng.
Trên Hình VI-15, có thể thấy rằng độ cao sóng thần ở ven biển Nam Trung Bộ là nhỏ hơn 1m. Như vậy, động đất tại vùng nguồn ngoài khơi Nam Trung Bộ rất khó có khả năng gây ra sóng thần ven bờ biển Việt Nam. Thời gian lan truyền của sóng thần từ nguồn tới vùng ven biển Nam Trung Bộ là thấp hơn 1 giờ.
Hình VI-1. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
1 động đất có Mw= 7 xảy ra tại đới hút chìm Manila
Hình VI-2. Thời gian lan truyền của sóng thần (giờ) trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản 1: động đất
có Mw= 7 xảy ra tại đới hút chìm Manila
Bùi Công Quế (Chủ biên)
192
Hình VI-3. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
2 động đất có Mw= 7.5 xảy ra tại đới hút chìm Manila
Hình VI-4. Thời gian lan truyền của sóng thần (giờ) trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản 2: động đất có Mw= 7,5
xảy ra tại đới hút chìm Manila
Hình VI-5. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
3 động đất có Mw= 8 xảy ra tại đới hút chìm Manila
Hình VI-6. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
4 động đất có Mw= 8,5 xảy ra tại đới hút chìm Manila
Hình VI-7. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
5 động đất có Mw= 9 xảy ra tại đới hút chìm Manila
Hình VI-8. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
6 động đất có Mw= 7 xảy ra tại vùng Bắc Biển Đông
Hình VI-9. Thời gian lan truyền của sóng thần (giờ) trên Biển Đông và ven biển Việt
Nam theo kịch bản 6: động đất có Mw= 7 xảy ra tại vùng Bắc Biển Đông
Hình VI-10. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
7 động đất có Mw= 7,5 xảy ra tại vùng Bắc Biển Đông
Bùi Công Quế (Chủ biên)
194
Hình VI-11. Thời gian lan truyền của sóng thần (giờ) trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản 7: động đất có Mw= 7,5
xảy ra tại vùng Bắc Biển Đông
Hình VI-12. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
8 động đất có Mw= 8 xảy ra tại vùng Bắc Biển Đông
Hình VI-13. Thời gian lan truyền của sóng thần (giờ) trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản 8: động đất có Mw= 8
xảy ra tại vùng Bắc Biển Đông
Hình VI-14. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản
9 động đất có Mw= 6,5 xảy ra tại vùng biển miền Trung
Hình VI-15. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản 10 động đất có Mw= 7 xảy ra tại vùng biển miền Trung
Từ các kết quả tính toán ở trên, có thể thấy rằng vùng nguồn động đất gây sóng thần nguy hiểm nhất tại ven biển Việt Nam là động đất xảy ra tại đới hút chìm Manila. Động đất có độ lớn Mw= 8,0 trở lên tại đới đứt gẫy này có khả năng gây sóng thần nguy hiểm trên vùng ven biển Việt Nam. Vì động đất có Mw= 8,2 được dự đoán là có khả năng xảy ra tại đới hút chìm Manila với xác suất cao, khả năng xảy ra sóng thần ở vùng biển nước ta do động đất trên đới hút chìm Manila là tồn tại. Động đất có độ lớn Mw= 8,5 trở lên xảy ra tại đới đứt gẫy này có thể gây sóng thần ảnh hưởng tới toàn bộ vùng biển Việt Nam, từ Quảng Ninh tới Cà Mau. Tuy vậy, theo những đánh giá hiện nay, những động đất mạnh như thế này ít có khả năng xảy ra tại khu vực này.
Vùng nguồn động đất thứ 2 có khả năng gây sóng thần nguy hiểm cho bờ biển Việt Nam là vùng nguồn ở khu vực ngoài khơi Bắc Trung Bộ, phía nam đảo Hải Nam. Tuy vậy, theo những đánh giá hiện nay, rất khó có khả năng động đất có độ lớn Mw= 7 xảy ra tại vùng nguồn sóng thần này.