Ở VÙNG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nguy hiểm động đất và sóng thần ở vùng ven biển việt nam (Trang 166 - 169)

Đánh giá độ nguy hiểm và độ rủi ro động đất là hai thành phần chính của cùng một quy trình. Trong khi việc đánh giá độ nguy hiểm động đất về thực chất là xác định khả năng và cường độ rung động nền đất dưới tác động của động đất, thì việc đánh giá rủi ro động đất bao hàm việc xác định các tổn thất do những rung động nền đó gây ra cho cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. Như vậy, có thể thấy giữa việc đánh giá độ nguy hiểm và việc đánh giá độ rủi ro động đất có mối quan hệ nhân quả với nhau: các kết quả đánh giá độ nguy hiểm động đất được sử dụng trực tiếp làm dữ liệu đầu vào cho các tính toán đánh giá rủi ro động đất. Mặt khác, cũng có thể nhận thấy sự khác biệt đáng kể về phạm vi và độ chi tiết của hai phương pháp nghiên cứu này. Trong khi việc đánh giá độ nguy hiểm động đất thường được áp dụng cho một khu vực rộng lớn thì việc đánh giá độ rủi ro động đất thường tập trung vào những khu vực đô thị của các thành phố lớn, nhỏ hẹp hơn về diện tích, nhưng với độ chi tiết cao.

Nội dung chương này bao gồm hai phần chính. Trong phần thứ nhất trình bày kết quả việc áp dụng phương pháp xác suất để đánh giá độ nguy hiểm động đất cho toàn bộ dải ven biển Việt Nam và khu vực biển và hải đảo Việt Nam. Phần thứ hai trình bày kết quả việc đánh giá rủi ro động đất cho khu vực đô thị thành phố Nha Trang. Bố cục của mỗi phần bao gồm việc mô tả phương pháp luận, công cụ và dữ liệu đầu vào được sử dụng và cuối cùng là các kết quả.

V.1. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ NGUY HIỂM ĐỘNG ĐẤT

Trong Bảng V-1 liệt kê kết quả ước lượng các tham số nguy hiểm động đất cho từng vùng nguồn chấn động trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và khu vực Biển Đông theo hai cách tiếp cận khác nhau. Trong cách tiếp cận thứ nhất, Nguyễn Đình Xuyên xác định các tham số nguy hiểm động đất bằng cách xây dựng đồ thị lặp lại cho từng vùng nguồn để xác định các giá trị b trong biểu thức phân bố động đất theo magnitude của Gutenberg-Richter, còn các giá trị Mmax được xác định bằng cách kết hợp ba phương pháp sau đây: phương pháp ngoại suy địa chất, phương pháp hàm phân bố cực trị Gumbel phương pháp đámh giá Mmax theo kích thước của vùng nguồn. Trong cách tiếp cận thứ hai, Nguyễn Hồng Phương sử dụng thuần túy phương pháp luận xác suất thống kê trình bày trên đây để ước lượng các tham số nguy hiểm động đất. Các kết quả cuối cùng được lựa chọn giữa hai phương pháp Cực trị Hợp lý cực đại để đưa vào Bảng V-1. Cần lưu ý rằng các kết quả ước lượng bằng phương pháp Hợp lý cực đại được ưu tiên trong phép lựa chọn cuối cùng, do nó cho các kết quả ổn định hơn so với phương pháp cực trị.

Bảng V-1. Tham số nguy hiểm động đất của các vùng nguồn trên lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông (Theo Nguyễn Đình Xuyên và Nguyễn Hồng Phương, 2009) TT Tên vùng

nguồn Λ(M0) N Mmax

obs. Mmax

calc.X Mmax

calc.HLCD

M0 BHLCD Cb H

(km)

Ghi chú

Sơn La 0.11 45 6.7 6.8 7.2±0.54 4.0 0.49 0.06 22 2 Sông Mã

Pumaytun 0.227 18 6.8 6.8 7.3±0.77 4.0 0.59 0.17 22 3 Đông

Triều – Uông Bí

0.084 9 5.6 5.9 6.1±0.54 4.0 0.48 0.09 22

4 Sông Hồng – Sông Chảy

0.051 37 5.8 6.1 6.3 ±0.54 4.0 1.00 0.08 17

6 Sông Cả -

Khe Bố 0.016 14 6.0 6.1 6.5 ±0.54 4.0 0.74 0.06 17 7 Rào Nậy 0.027 2 4.2 6.1 6.0±0.51 4.0 0.58 0.43 12 8 Cao Bằng

- Tiên Yên 0.13 9 5.0 5.5 5.5 ±0.92 4.0 1.18 0.49 12 9 Đông Bắc

Trũng Hà Nội

0.006 4 5.5 5.6 6.0±0.54 4.0 0.63 0.06 12

10 Cẩm Phả 0.034 2 4.8 5.5 7.3 ±0.24 4.0 0.16 0.21 12 11 Sông Lô 0.10 4 4.8 5.5 5.3±0.21 4.0 0.25 0.57 12 14 Mường

La – Bắc yên

0.121 10 4.9 5.5 5.4±0.54 4.0 0.44 0.12 12

15 Sông Đà 0.087 8 4.8 5.5 5.3±0.54 4.0 1.30 0.09 12 16 Lai Châu

– Điện Biên

0.238 21 5.6 6.2 6.5±0.54 4.0 0.32 0.11 12

17 Mường Tè

0.083 3 4.7 5.5 5.2±0.45 4.0 0.79 0.79 12

18 Mường

Nhé 0.476 10 5.3 5.5 5.8±0.54 4.0 0.66 0.09 12 20 Sông

Hiếu 0.011 4 5.2 5.5 5.7±0.37 4.0 0.61 0.44 12

Chương V. Độ nguy hiểm và độ rủi ro động đất ở vùng ven biển và hải đảo Việt Nam 171

22 Trà Bồng 2 - 5.5 6.2±0.54 4.0 0.63 0.06 12 23 Dakrong _

Huế 0.016 2 4.8 5.0 5.3 4.0 1.0 0.01 12 B và Cb theo NĐX 24 Đà Nẵng 0.02 1 4.8 5.0 5.3 4.0 1.0 0.01 12 B và Cb

theo NĐX 25 Tam Kỳ

Phước Sơn

0.02 1 4.7 5.0 5.2 4.0 1.0 0.01 12 B và Cb theo NĐX

28 Thái Nguyên Bắc Kạn

0.117 4 5.2 5 5.7±0.26 4.0 0.33 0.45 10

29 Quốc lộ 13A

0.04 3 4.8 5.5 5.3±0.34 4.0 0.58 0.71 10

30 Phong Thổ - Thanh Sơn

0.111 5 5.1 5 5.6±0.23 4.0 0.29 0.43 10

32 Văn Sơn – Hà Giang

3 4.6 5 5.1±0.82 4.0 1.21 0.96 10

35 Tây Biển Đông

0.437 21 6.1 6.6 6.6±0.28 4.0 0.28 0.25 12 Gộp các vùng 34+35 36 Thuận Hải

– Minh Hải

0.434 5 5.1 5.6 5.6±0.30 4.0 0.32 0.23 12

37 Sông Hậu 0.02 2 4.4 5.5 4.9±0.35 4.0 0.36 0.58 12 38 Nha

Trang Tánh Linh

0.4 2 4 5 4.5±0.47 4.0 0.59 0.77 10

39 Ba Tháp 0.02 1 4.5 5.5 5.1 4.0 10 40 Cửu long

– Côn Sơn

0.181 2 5.1 5.7 5.7±0.38 4.0 0.51 0.16 10

41 Sông Sài

Gòn 0.02 0 0 5.5 4.5±1.56 4.0 1.16 0.79 10 Không có động đất, lấy theo vùng 42

42 Sông Vàm Cỏ Đông

0.02 3 4.0 - 4.5±1.56 4.0 1.16 0.79 10 M4 ở Cămpuchia

43 Tuy Hòa –

Củ Chi 0.02 1 4.8 5.5 5.3 4.0 1.0 0.04 10 B và Cb theo NĐX

44 Hoàng Sa 0.122 7 5.6 5.6 5.7 4.0 15 45 Trường

Sa

0.181 14 5.9 6.2 6.2 4.0 68

46 Hải Nam – Hồng Kông

0.087 82 7.5 6.8 7.8 4.0 33

47 Bắc Biển Đông

0.306 27 6.5 7.8 7.0±0.23 4.0 0.30 0.10 33 Đông Hải Nam cũ

49 Palaoan 0.285 2 6.0 6.4 6.4 4.0 30 50 Ba Tơ –

Củng Sơn

0.034 9 5.3 5.8 5.8±0.54 4.0 0.14 0.20 12

51 Tây Đài

Loan 22.8 137 6.5 6.5 7.2±0.99 5.0 1.14 0.18 52 Máng

cuốn hút Manila Bắc

4.72 236 8.2 7.9 8.7±0.93 5.0 0.65 0.12

53 Máng cuốn hút Manila Trung

6.04 490 8.0 8.0 8.5±0.85 5.0 0.88 0.06

54 Máng cuốn hút Manila Nam

1.4 28 6.2 8.2 6.7±0.28 5.0 0.56 0.24

55 Biển Sulu 6 258 7.9 7.9 8.4±1.17 5.0 0.88 0.09

Một phần của tài liệu nguy hiểm động đất và sóng thần ở vùng ven biển việt nam (Trang 166 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(255 trang)