Chương 11: TÀI NGUYÊN CẢNH QUAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
11.7. Các tác động DLST đối với cảnh quan
- Khi họat động du lịch phát triển, nếu không có sự kiểm sóat, các hiện tượng quá tải về du khách và gây mất cân bằng một khu BTTN hay VQG thì nó tác động gián tiếp hay trực tiếp đế cảnh quan tự nhiên một cách rõ rệt nhất.
243 244 - Khi một khu vui chơi giải trí hay một khu du lịch
phát triển, ở bước xây dựng, nó tác động đến môi trường tự nhiên như: địa hình thay đổi do sự san lấp mặt bằng và nâng cao địa hình phục vụ việc xây dựng các công trình phục vụ du khách. Yếu tố địa hình thay đổi càng mạnh thì sự tác động đến cảnh quan càng lớn và rất dễ dẫn đến việc phá hủy cảnh quan đặc trưng đó, vì yếu tố địa hình là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong việc hình thành và cấu trúc cảnh quan.
- Hoạt động du lịch diễn ra sẽ tác động đến nhiều mặt lên đời sống kinh tế cộng đồng dân cư địa phương. Nó thể hiện ở sự thay đổi nhiều hay ít lên môi trường xã hội - nhân văn. Đời sống người dân sẽ được nâng cao, thu nhập của họ sẽ được khai thác từ các hoạt động du lịch và các dũch vuù lieõn quan.
Môi trường văn hóa xã hội cũng sẽ chịu nhiều tác động do sự du nhập văn hóa xã hội của nhiều du khách từ các nền văn hóa khác nhau trong một nước cũng như trên thế giới,… tất cả những sự ảnh hưởng đó sẽ tác động lên môi trường kinh tế xã hội của người dân bản địa. Chính vì thế quan điểm của dân cư sẽ thay đổi và dẫn đến việc thay đổi hành vi đến môi trường tự nhiên và sẽ tác động theo những hướng khác nhau đến tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên cảnh quan nói riêng.
11.8. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN CẢNH QUAN
- Sử dụng hợp lí Tài nguyên cảnh quan là một mặt của giải pháp bảo vệ cảnh quan.
- Giáo dục ý thức dân chúng, của du khách bảo vệ nét đẹp của cảnh quan.
- Tôn tạo cảnh quan làm sao hài hòa với cảnh sắc xung quanh.
- Lập hồ sơ lí lịch cho những cảnh quan du lịch điển hình để theo dõi sự thay đổi và có giải pháp bảo vệ.
Chửụng XI
1. Khái niệm về cảnh quan? Ví dụ ? 2. Các thành phần của cảnh quan?
3. Phân loại cảnh quan? Cho ví dụ?
4. Thế nào là sắc thái cảnh quan? Ví dụ?
5. Thế nào là cấu trúc cảnh quan? Ví dụ?
6. Khái niệm về sinh thái cảnh quan? Ví dụ ? 7. Khái niệm về tài nguyên cảnh quan? Ví dụ?
8. Vai trò của việc sử dụng tài nguyên cảnh quan trong phát triển du lịch sinh thái?
9. Các tác động của du lịch sinh thái lên cảnh quan? Ví dụ cụ thể cho một khu du lịch sinh thái?
10.Đề xuất các phương án bảo vệ tài nguyên cảnh quan?
Chửụng 12 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG MỘT KHU HAY MỘT TOUR
DU LỊCH SINH THÁI
Trong quản trị môi trường DLST, không chỉ là đánh giá hiện trạng môi trường DLST, không chỉ ứng dụng ISO 14000, không chỉ áp dụng đánh giá vòng đời sản phẩm DLST (LCA), mà cần phải đánh giá tác động môi trường DLST.
Thế thì, đánh giá tác động môi trường DLST (gọi tắt là ĐTM) là gì?
12.1 ẹềNH NGHểA
Đánh giá tác động môi trường (Environmental impac assessment) DLST là một công việc xác định các ảnh hưởng có thể có của một dự án khu DLST hay một tour DLST sắp xây dựng, lên các môi trường thành phần, lên sinh vật và cuộc sống người dân ở vùng đó.
Thí dụ, có một dự án khu DLST Giang Điền sẽ được xây dựng ở Thác Giang Điền, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Nếu được giao nhiệm vụ ĐTM dự án này tức là ta phải nghiên cứ đánh giá những điều gì sẽ xảy ra trong tương lai cho môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con mgười ở khu vực này. Từ kết quả đánh giá này ta có thể giúp lãnh đạo đưa ra quyết định có nên phê chuẩn cho dự án khu DLST Giang Điền này xây dựng không?
12.2. MUẽC ẹÍCH CUÛA ẹTM DLST Có hai mục đích chính sau:
- Nhằm xác định những ảnh hưởng tiềm ẩn đến môi trường đất, nước, không khí khí hấu, động thực vất và cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ người dân địa phương, khi dự án DLST được xây dựng. (vì gần đây nhiều nhà khoa học đã cảnh báo DLST lại phá hủy sinh thái môi trường!).
- Kết quả của ĐTM DLST sẽ giúp quyết định cấp phép đầu tư.
12.3. LỢI ÍCH CỦA ĐTM DLST
- Giúp lãnh đạo và cả những nhà đầu tư xem xét và quyết định vấn đề một cách khoa học, khách quan.
- ĐTM DLST như là một công cụ bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ DLST.
- Chỉ ra các vấn đề trọng tâm gây áp lực lên tài nguyên, môi trường và cuộc sống cộng đồng.
- Nó dự báo khả năng thay đổi môi trường và hao tổn tài nguyên đất, nước, không khí, khí hậu nơi dự án triển khai, trong quá trình hoạt động DLST. Từ đó có thể dự báo khả năng gây ra lợi hay hại của dự án DLST.
- Cho phép ta cân nhắc kỹ lượng giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường, để xét mức độ bền vững của dự án DLST.
12.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐTM DLST
247 248 Cũng giống như các ĐTM khác, ĐTM DLST cũng qua
các bước sau:
Bước 1- Tập hợp và tổng hợp tài liệu, tư liệu về dự án khu hay tour DLST caàn ẹTM.
Đó là việc làm cần thiết trước khi có những nhận định đánh giá. Tư liệu về dự án DLST gồm bản thuyết minh kinh tế kỹ thuật dự án, hồ sơ công ty chủ dự án, các loại bản đồ, hiện trạng khu vực dự án, đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật khu dụ án, tình hình kinh tế xã hội vùng dự án, khả năng tài chính công ty... Tư liệu càng đầy đủ thì hả năng ĐTM càng cao
Bước 2- Sàng lọc (Creening)
Chú ý rằng đây là một ĐTM DLST cho nên chúng ta phải sàng lọc các số liệu, dự liệu. Nên đặt trọng tâm vào:
Có phải dự án đã đáp ứng mô thức của một dự án DLST? Bởi vì qua thực tế chúng tôi thấy các nhà đầu tư đang dễ ngộ nhận.
Các tác động lên lên hệ sinh thái, lên cảnh quan, đa dạng sinh vật.
Lợi ích kinh tế.
Bước 3- Nhận dạng loại hình DLST
Như ta đã biết DLST có nhiều loại, nhiều dạng: du lịch bảo tồn thiên nhiên, du lịch vườn Quốc gia, du lịch miệt vườn, DLST về nguồn, DLST rừng ngập mặn, DLST hải đảo, du lich ven biển, du lịch ST kêt hợp văn hoá lịch sử, du lịch đồng quê.... Vì vậy, người làm công việc ĐTM phải hiểu rõ, nhận
dạng đúng từng dự án thuộc loại nào mà từ đấy có nội dung đánh giá sát, phù hợp.
Bước 4. Khảo sát thực địa
Chương trình khảo sát phải được soạn thảo trước, phải thống nhất cao trong nhóm công tác.
- Xác định tuyến điểm khảo sát trên bản đồ có tỉ lệ tửụng thớch
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị lấy mẫu, đất, nước, khí, đo đếm thực động vật, chụp ảnh minh chứng...
- Tập hợp mẫu.
- Phaân tích maãu.
- Đánh giá kết quả phân tích mẫu.
- Nhận xét sơ bộ toàn cảnh và từng phần của hê sinh thái theo trực quan kết hợp số liệu ban đầu.
Bước 5. Đánh giá tác động do DLST gây ra (Assessment) Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Nó đòi hỏi tính khoa học, trí tuệ, trung thực và khách quan.
Nội dung chính là để trả lời câu hỏi: Dự án này có lợi hay có hại cho tài nguyên, môi trường? Nếu có thì mức độ lợi (hại) là bao nhiêu? Có chấp nhận được không?
Những người tham gia công việc này phải là những người hiểu biết sinh thái và DLST.
Chỉ tiêu đánh gia ùDTM DLST
• Dựa vào các nguyên tắc của DLST:
1- Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên và cảnh quan sinh thái, không hoặc xâm hại ít nhất đến tài nguyên môi trường nơi dự án ra đời.
2-Bảo đảm tính thẩm mỹ sinh thái.
3-Mang lại lợi ích kinh tế thiết thực.
4-Dự án có bảo đảm tính quốc phòng không?
5- Nguyên tắc cộng đồng xã hội địa phương. Có gây xáo trộn quá đáng xã hội ở địa bàn dự án không? Cần được dân và chính quyền địa phương ủng hộ.
6- Dự án có hỗ trợ sự phát triển của đất nước và của vùng của địa phương? Có thu hút lao động địa phương không?
• Các chỉ tiêu ĐTM DLST:
Có nhiều chỉ tiêu đánh giá nhưng có thể có mấy chỉ tiêu sau ủaõy:
+ Xác định hệ sinh thái gì trong hiện trạng?
+ Xác định diễn thế sinh thái khi dự án thục thi?
+ Xác định khả năng và thực tế sử dụng đất trong khu dự án.
+ Đánh giá môi trường đất theo tiêu chuẩn sinh thái môi trường đất.
+ Đánh giá môi trường nước theo tiêu chuẩn sinh thái môi trường nước tham gia hoạt động du lịch.
+ Đánh giá đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật trong môi trường đất, ao hồ, sông có trong dự án.
+ Đánh giá tải lượng ô nhiễm theo ngày du lịch (cao nhất, thaáp nhaát trung bình).
+ Đánh giá sức chịu tải ô nhiễm toàn khu vực dự án, nếu được thì theo từng khu riêng càng tốt.
+ Cách bố trí thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lí rác, kể cả hình thức giỏ rác, màu sắc giỏ, nơi đặt giỏ, số lần thu gom... có mang nội dung và tính thẩm mỹ sinh thái khoâng?
+ Phương pháp thu gom, xử lí nước thải trong toàn khu DLST
+ Số lượng nhà vệ sinh, cách bố trí có phù hợp với số khách trong ngày và đối tượng khách không?
+ Tiếng ồn trong khu vui chơi và phía ngoài ảnh hưởng ra sao?
+ Khách du lịch có gây sốc cho thú, chim trong khu DLST?
+ Những thú, cây ngoại lai do khu du lịch mang về có khả năng gây biến động loài trong hệ sinh thái khu vực.
+ Đánh giá ô nhiễm bụi, mùi (nếu có).
+ Đánh giá các mô hình du lịch trong khu DLST ấy có hài hoà không?
+ Các nhà hàng, các khách sạn có phù hợp cảnh quan không? Có bị bê tông hoá quá không?
+ Các công trình đường sá, cầu cống có bị "choãi" với cảnh quan thiên nhiên không?
+ Nhân lực, nhất là các hướng dẫn dẫn viên có đủ trình độ điều hành, thuyết minh cho khách, nhất là khách nghiên cứu sinh thái không?
251 252 + Tiêu hao năng lượng ra sao, có tiết kiệm và sử dụng
năng lượng sạch?
+ Khu DLST đã có chương trình giám sát môi trường chưa? có phù hợp với thực tế hoạt động không?
Bước 6: Đề xuất giảm thiểu những tác động có thể sẽ xảy ra
Sau khi ĐTM khu dự án DLST, nếu thấy dự án này có thể thực thi, thì người làm ĐTM phải soạn thảo thêm phần
"Đề xuất phướng án giảm thiểu" (tất nhiên sau khi đánh giá mà dự án không được chấp nhận thì không có phần này).
Những biện pháp phải cụ thể, khả thi.
12.5 NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH TRONG ĐTM DLST Có những nguyên tắc sau:
Tập trung vào vấn đề chính: Khi đánh giá ta gặp rất nhiều vấn đề. Nhưng để ĐTM của ta có chất lượng, ta cần tập trung các vấn đề trọng tâm. Đó là những tác động đến môi trường dễ xảy ra và gây nguy hại nhất.
Phải lập nhóm ĐTM có đủ uy tín, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các thành viên bao gồm:
◊ Những người được chỉ định quản lí ĐTM DLST
◊ Những nhà chuyên môn sinh thái du lịch, kinh tế môi trường, những người thụ hưởng dự án, những người đại diện cho cộng đồng địa phương.
◊ Những người có thẩm quyền cấp phép hay thay đổi hoặc các nhà đầu tư dự án DLST.
12.6. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHO ĐTM DLST THÀNH CÔNG Để đảm bảo cho một ĐTM DLST thành công cần đảm bảo những điểm sau
Có đội ngũ chuyên môn có trình độ DLST, chí ít cũng biết về sinh thái và biết về du lịch.
Các hướng dẫn cách thức đánh giá phù hợp với các cơ quan có thẩm quyền.
Có đủ thông tin về sinh thái học, về sinh thái môi trường cơ bản, sinh thái môi trường ứng dụng của vùng nghiên cứu.
Có khả năng phân tích tổng hợp về hệ sinh thái, kinh tế sinh thái và nghiệp vụ ĐTM.
Có cơ cấu tổ chức hiệu năng.
Có khả năng giám sát, chế tài và bắt buộc các đối tác phải tuân thủ kết quả của ĐTM.
Sơ đồ dưới đây chỉ cho ta thấy, khi ĐTM DLST cần nắm vững những môi liên hệ, tương tác giữa các thành phần trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mới có được cách đánh giá chuẩn xác, tin cậy.
Sơ đồ 12.1. Vòng tuần hoàn các mối quan hệ tác động có vị trí và tác động của DLST
Chửụng XII
1. Thế nào là đánh giá tác động môi trường (Environmetal impact assessment) du lịch sinh thái?
2. Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường du lịch sinh thái?
3. Lợi ích của hoạt động đánh giá tác động môi trường du lịch sinh thái mang lại? Ví dụ cụ thể chứng minh?
4. Đánh giá tác động môi trường du lịch sinh thái cần tiến hành theo các bước nào?
5. Theo anh (chị), chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường du lịch sinh thái dựa trên cơ sở nào?
6. Những nguyên tắc chính trong đánh giá tác động môi trường?
7. Những điểm cần cho đánh giá tác động môi trường thành coâng? Phaân tích?
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ HẠ TẦNG &
THƯỢNG TAÀNG
PHÁT TRIỂN COÂNG NGHIEÄP
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁN SẢN
PHÁT TRIỂN GIAO THOÂNG VẬN TẢI
PHÁT TRIEÅN
DU LÒCH
CÁC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TEÁ
XÃ HỘI
CƠ Ở HẠ TẦNG &
THƯỢNG TAÀNG
PHÁT TRIỂN COÂNG NGHIEÄP
PHÁT TRIỂN GIAO THOÂNG VẬN TẢI
PHÁT TRIỂN DU LÒCH
MẤT THẢM THỰC VẬT
THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỊA MẠO
TĂNG XÓI
MÒN GIẢM ĐA DẠNG
SINH HỌC
THIẾU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
OÂ NHIEÃN KHOÂNG KHÍ
SUY THOÁI MOÂI TRƯỜNG
NƯỚC
SUY THOÁI MOÂI TRƯỜNG
ĐẤT
SUY THOÁI MOÂI TRƯỜNG SINH THÁI
THAY ĐỔI CẢNH QUAN
SỰ CỐ MOÂI TRƯỜNG SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG
DU LỊCH SINH THÁI
255 256
Chửụng 13
ÁP DỤNG HỆ QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG ISO 14001, EMSs TRONG QUẢN LÍ DU LỊCH SINH THÁI
Du lịch và các dịch vụ du lịch, trong đó bao gồm cả DLST, là một trong số ngành công nghiệp không khói đã và đang đạt được tăng trưởng một cách nhanh chóng và ngoạn mục nhất. Các báo cáo của nghiên cứu cho biết, đối với khách du lịch tính trên toàn thế giới, tiền mua quà trong quá trình đi du lịch chiếm hơn 11% tổng chi tiêu; còn thu nhập hàng năm của những chuyến du lịch vòng quanh thế giới đạt 3,5 ngàn tỉ USD và tạo ra nhiều công ăn việc làm trong lĩnh vực này (hơn 200 triệu công việc). Tây Ban Nha, một trong những nước thu hút khách du lịch nhiều nhất, là nơi quan trọng nhất của các công ty du lịch nhằm đến, kế đến là Pháp. Mỗi năm có hơn 43 triệu chuyến đến những thành phố của Tây Ban Nha để nghỉ ngơi và du lịch. Tây Ban Nha có một cơ sở hạ tầng khách sạn tốt nhất và đạt tiêu chuẩn của thế giới có khả năng chứa 170 triệu khách qua đêm (MEH và MIMA 1999). Khu vực này tập trung chủ yếu là những tours du lịch trên những du thuyền ở biển Địa Trung Hải hay chạy ven biển Balearic và những hòn đảo Chim Bạch Yến. Từ những đặc điểm và thuận lợi về địa hình, thắng cảnh, đã hình thành những công ty du lịch phát triển nhờ vào khả năng kinh
doanh và nắm bắt thị hiếu khách du lịch với những tour du lịch trên biển đầy thú vị và lãng mãn. Đặc biệt là những tour phục vụ theo mùa với những hoạt động đặc trưng, điển hình của mùa đó nhằm thu hút lượng khách du lịch và làm cho chương hoạt động của công ty mình thêm đặc sắc, nổi tiếng và thu huùt.
Trong khi có nhiều công ty du lịch mở rộng các tour du lịch, thì những tác động môi trường từ những tour này được phối hợp thực hiện nhằm bảo vệ môi trường. Từ trước những năm 1990, một đợt những khái niệm được đề xuất trong một cuộc thử nghiệm để thiết lập vài nguyên lí cơ bản nhằm thử nghiệm tính chịu đựng của môi trường và phát triển du lịch. Ứng dụng của những khái niệm của những tour là thực hiện theo những hướng khác nhau để xem mức độ có thể chịu đựng được khác nhau như thế nào, có phù hợp với vấn đề đó không, điểm thử nghiệm là một trong những bãi ven biển thường thu hút khách du lịch, cùng với sự xuất hiện, phát triển của những nơi mới, hoặc những tour du lịch trong những thành phố có nhiều di tích lịch sử. Bên trong tất cả các cách tiếp cận có thể, những công ty du lịch, đặc biệt những công ty DLST, đóng một vai trò rất quan trọng.
Một mặt, những công ty này làm tài nguyên thiên nhiên bị hao mòn, trong khi đó họ tìm nhiều cách khác nhau để lôi cuốn, thu hút bằng những phong tục, tập quán của địa phương. Như một kết quả, công nghiệp du lịch đang được khuyến kích, động viên, tăng cường bảo vệ môi trường. Một công cụ rất hiệu quả cho mục đích này là ISO 14000, LCA, LCM mà trước hết là ISO 14001.