- Tất cả các lợi ích và chi phí đều đưa về thời giá tại thời điểm tính toán với tỷ giá sau:
Naờm 1985 – 1990: 1 USD = 4.500 VNẹ (với 1989: 1 USD = 4.000 VNĐ) Naờm 1991 – 1992: 1 USD = 10.000 VNẹ Naờm 1993 – 1994: 1 USD = 11.000 VNẹ
- Tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án với các hệ số triết giảm khác nhau
r = 0,50%; r = 1,50%; r =1,00%; r = 2,00%
2) Kết quả tính toán và nhận xét
• Kết quả phân tích hiệu quả dự án với r = 0,50%
Giá thời hiện tại NPV = 354.199.860 USD
Lợi nhuận hàng năm AB = 4.509.650 USD
Tỷ số lợi ích chi phí B/C = 1,914
Thời gian hoàn vốn Thv = 34 năm
Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại IRR = 3,709%
• Kết quả phân tích hiệu quả dự án với r = 1,00%
Giá thời hiện tại NPV = 245.113.045 USD
Lợi nhuận hàng năm AB = 3.888.901 USD
Tỷ số lợi ích chi phí B/C = 1,732
Thời gian hoàn vốn Thv = 36 năm
Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại IRR = 3,709%
• Kết quả phân tích hiệu quả dự án với r = 1,50%
Giá thời hiện tại NPV = 166.175.866 USD
Lợi nhuận hàng năm AB = 3.218.921 USD
Tỷ số lợi ích chi phí B/C = 1,563
Thời gian hoàn vốn Thv = 39 năm
Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại IRR = 3,71%
• Kết quả phân tích hiệu quả dự án với r = 2,00%
Giá thời hiện tại NPV = 108.300.551 USD
Lợi nhuận hàng năm AB = 2.512.870 USD
Tỷ số lợi ích chi phí B/C = 1,408
Thời gian hoàn vốn Thv = 43 năm
Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại IRR = 3,71%
Nhận xét:
Với các hệ số triết giảm (r) đã chọn, công trình đều đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên nếu hệ số (r) càng tăng thì thời gian thu hồi vốn càng lâu. Do đó để công trình hoạt động có hiệu quả nhất, thì cần tập trung vốn đầu tư cho công trình, giảm lãi suất vay hàng năm cho công trình để công trình nhanh chóng hoàn thiện, đi vào phục vụ đời sống nhân dân trong vùng.
VII. Đánh giá tác động của di dân, đền bù và tái định cư trong dự án PTTNN
1. Các khái niệm
Trong đánh giá tác dộng môi trường các dự án phát triển tài nguyên nước, đặc biệt là các dự án hồ chứa, vấn đề đền bù, di dân và tái định cư là một trong những vấn đề phức tạp hay gây những rắc rối và có thể ảnh hưởng đến tâm lý dân cư và ổn định xã hội. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ hạn chế được các tác động xấu tới môi trường xã hội tại khu vực dự án.
Ý nghĩa của đền bù, di dân và tái định cư
Giải quyết vấn đề đền bù, di dân và lập khu tái định cư cho những người bị ảnh hưởng do việc thực hiện dự án là một vấn đề rất nhạy cảm về mặt xã hội của dự án. Nó cần phải giải quyết một cách thoả đáng, hợp tình, hợp lý sao cho những người bị ảnh hưởng không bị thiệt hại quá mức để cho họ có thể chấp nhận được.
Đền bù và tái định cư là một biện pháp nhằm giảm nhẹ tác động xấu tới môi trường xã hội rất quan trọng mà các dự án phát triển đều phải xem xét. Nó cần tiến hành theo một trình tự các bước khác nhau trong suốt chu trình dự án, nhưng quan trọng nhất là lập kế hoạch tái định cư trong giai đoạn nghiên cứu khả thi và thiết kế.
Khái niệm “người bị ảnh hưởng”;
Trong đánh giá tác động môi trường chi tiết cần xem xét kỹ mức độ tác động của vấn đề mất đất, mất cơ sở hạ tầng, nhà cửa, việc làm… của cộng đồng dân cư “những người bị ảnh hưởng” cũng như các phương án giải quyết đền bù, tổ chức tái định cư trong kế hoạch tái định cư của dự án đã thực sự điều hòa và đảm bảo sự công bằng xã hội hay chưa.
Đánh giá tác động môi trường của đền bù và tái định cư cần dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật và các chính sách về quản lý và sử dụng đất đai, về giải quyết đền bù thiệt hại đối với những người bị ảnh hưởng mất đất, mất tài sản do các dự án gây nên…
Trong đánh giá về tái định cư, khái niệm hay định nghĩa về “người bị ảnh hưởng” rất quan trọng và liên quan tới số lượng người mà dự án phải đền bù thiệt hại cũng như các chi phí cần cho đền bù và tái định cư của dự án.
Theo khái niệm của Ngân hàng thế giới (WB) thì người ảnh hưởng bao gồm: (i) những người bị mất đất đai, nhà cửa, tài sản do bị chuyển nơi ở; (ii) những người bị ảnh hưởng bất lợi đến mức sống, việc làm, môi trường sống.
Hiện nay, đa số các nước đang phát triển mới cố gắng đền bù cho những người bị ảnh hưởng trực tiếp do phải di chuyển khi thực hiện dự án mà chưa chú ý đúng mức đúng mức đến những người do tác động của dự án mà ảnh hưởng tới nguồn thu nhập hay công ăn việc làm của họ.
Giải quyết vấn đề di dân và tái định cư, cần phải thống kê tất cảcác thiệt hại đối với cộng đồng dân cư như trong bảng (9-3) bao gồm: ( i ) mất phương tiện sản xuất như đất đai; ( ii ) mất nhà cửa và cơ sở hạ tầng cuộc sống; ( iii ) mất các tài sản; ( iv ) mất các tài nguyên và giá trị sử dụng của con người, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu để hạn chế các tác động xấu tới môi trường xã hội.
Bảng 9-3. Những loại hình thiệt hại chính của tái định cư và các biện pháp giảm thiểu các thiệt hại này
Loại hình thiệt hại Các biện pháp giảm thiểu 1. Mất phương tiện sản xuất, bao gồm
đất đai, thu nhập và nguồn thu nhập
Đền bù theo giá thay thế, hoặc thay thế những thu nhập và nguồn thu nhập bị mất. Thay thế thu nhập và những chi phí vận chuyển trong thời gian tái thiết, cộng với các biện pháp khôi phục mức sống
2. Mất nhà cửa, có thể làm mất toàn bộ các công trình và các hệ thống cộng đồng và các dịch vụ
Đền bù nhà cửa bị thiệt hại và những tài sản gắn liền với nó theo giá thay thế; các phương án di chuyển kể cả xây dựng khu tái định cư nếu cần cùng
với các biện pháp khôi phục mức sống 3. Mất các tài sản khác Đền bù theo đơn giá thay thế hoặc
thay theá 4. Mất các tài nguyên, các giá trị sử
dụng hiện có của cộng đồng, mất nơi cư ngụ, những giá trị văn hóa, giá trị truyền thống của cộng đồng.
Thay thế nếu có thể được, hoặc đền bù theo giá thay thế, thực hiện các biện pháp khôi phục thu nhập cho họ.
Chính sách đền bù:
Đền bù thiệt hại dựa trên các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước. Ở nước ta, khuôn khổ pháp luật và chính sách về đền bù tái định cư biểu thị qua những điều khoản liên quan trong Hiến pháp Nhà nước năm 1992, Luật Đất đai (1993), các Nghị định 90/ CP (1994) và Nghị định 22/ CP (1998) hướng dẫn việc thực hiện đền bù, tái định cư…
• Hiến pháp năm 1992 đã dặt ra cơ sở pháp lý cho việc đền bù, trong đó nêu rõ: “đất đai khi được trao cho một đối tượng sử dụng hợp pháp sẽ trở thành vật có thể chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn trong liên doanh sản xuất.
• Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tài sản của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước có thể trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của các nhân hoặc của tổ chức theo thời giá thị trường”;
• Luật đất đai ban hành năm 1992 quy định Nhà nước sẽ xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hay khi cho thuê đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá đối với từng vùng và theo từng thời gian.
• Về dất được đền bù, Nhà nước ta chỉ có thể đất hợp pháp hoặc đất có khả năng hợp pháp hóa và chỉ cấp lại đủ số đất được quy định cho mỗi hộ gia đình ở mỗi địa phương. Người sử dụng đất bất hợp pháp khi bị Nhà nước thu hồi không được đền bù thiệt hại về đất và phải chịu mọi chi phí tháo dỡ, giải tỏa mặt bằng khi có yêu cầu của Nhà nước. Người chiếm đất trái phép khi Nhà nước thu hồi không được đền bù thiệt hại về đất.
• Về giá trị đền bù, trong thực tế đang dựa trên giá trị còn lại của các công trình, tài sản bị ảnh hưởng. Ví dụ, đối với thiệt hại về cây lâu năm, giá đền bù chỉ mới tính giá trị của vườn cây theo thời giá của địa phương mà chưa xét tới thiệt hại về mất thu nhập trong các năm tiếp theo sau khi vườn cây đã bị chặt đốn.
2. Lập và đánh giá kế hoạch tái định cư.