1.2. Vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1.2.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao năng lực sản xuất ở từng vùng, miền
Các KCN đã và đang tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh đặc thù của địa phương mình. Đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất trong vùng, miền và cả nước. Các KCN của Hà Nội trong tuyến hành lang kinh tế có suất đầu tư bình quân bằng 9,8 triệu USD/DA.
Các KCN góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và các công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và khu vực toàn tuyến hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một nền kinh tế công nghiệp hoàn toàn mới có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao như thiết bị văn phòng (canon), điện tử (Orion Hanel…) phụ tùng ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, sản phẩm thép…Theo đánh giá những công nghệ đang sử dụng ở các dự án FDI trong các KCN đều thuộc công nghệ hiện đại hơn công nghệ vốn có của nước ta, đa số đều là những dây chuyền tự động hóa, tương đối hiện đại, một số sản phẩm điện tử vi mạch…
được sản xuất bằng những công nghệ tiên tiến.
1.2.6. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xây dựng các KCN tập trung không những thu hút đầu tư mới mà là tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao những lĩnh vực mà nước ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử...
Mặt khác một trong những yêu cầu then chốt của quá trình công nghiệp hóa đất nước là xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Các KCN, KCX chính là một trong những điểm đột phá. Các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, KCX huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KCX để kết nối đồng bộ với kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN, KCX, vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các địa phương phục vụ tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến tháng 12/2011, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 283 KCN vào khoảng 9,5 tỷ USD. Trên phạm vi cả nước, trong số 283 KCN đã thành lập, có 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký là 5,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 3,2 tỷ USD; còn lại 103 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tại các địa phương đã hoàn thành việc xây dựng KCN, KCX, kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX được đầu tư đồng bộ
và hiện đại đã góp phần đáng kể hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN, KCX.
Phát triển KCN góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân và cơ cấu kinh tế vùng theo hướng hiện đại. KCN được sử dụng như một công cụ để điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong vùng có hiệu quả hơn; đồng thời tạo điều kiện cho các vùng khó khăn hơn xây dựng được cơ sở công nghiệp để phát triển kinh tế.
KCN phát triển kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp, những vùng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp sẽ được chuyển sang xây dựng KCN để sản xuất công nghiệp có hiệu quả cao hơn nhiều. Sự phát triển các KCN góp phần to lớn vào sự hình thành các khu đô thị với hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển như thông tin liên lạc, ngân hàng, bảo hiểm, vận
tải và thương mại. Từ đó, cơ cấu GDP của nền kinh tế quốc dân có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp. Đây là xu hướng phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3. Tổng quan về quản lý nhà nước đối với KCN
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển cơ chế, chính sách, mô hình quản lý KCN
KCN, KCX hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986).
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20, trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 1991- 2000 với chính sách đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế tiến hành CNH, HĐH đất nước. Hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được triển khai, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh (1991) và việc ban hành Quy chế KCX theo Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Quy chế KCN theo Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ đến Quy chế quản lý KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 là một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với KCN, KCX.
Các quy định tại Nghị định 36/CP đã bao quát nhiều khía cạnh trong thực tiễn hoạt động của KCN, KCX như cơ chế xây dựng, kinh doanh hạ tầng;
quyền hạn, trách nhiệm của Ban Quản lý KCN, KCX; quy định phát triển KCN, KCX theo quy hoạch và cơ chế, chính sách thống nhất trên cả nước.
Văn bản pháp quy này đã khẳng định chủ trương xây dựng KCN, KCX thành
một mô hình đột phá để đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước qua việc áp dụng những chính sách mới, mang tính đặc thù về cơ chế ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bước đầu triển khai cơ chế ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KCX thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN, KCX trên các lĩnh vực.
Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX, KKT đã tiếp tục hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX. Nghị định đã thống nhất các quy định liên quan tới KCN, KCX nằm rải rác ở các văn bản pháp luật trước đây vào một văn bản. Nghị định đã cụ thể hóa chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KCX, KKT thực hiện đầu mối quản lý nhà nước KCN, KCX, KKT trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, lao động, môi trường, thương mại... thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa, tại chỗ”.
Quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX 20 năm qua gắn liền với việc xây dựng mô hình quản lý và hoạt động của các KCN, KCX tương đối đặc thù, mang tính đột phá, đặc biệt là: cơ chế xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN, cho thuê, thuê lại đất KCN, vai trò của công ty phát triển hạ tầng KCN;
sự hình thành, từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Ban Quản lý các KCN, thể hiện vai trò đầu mối quản lý nhà nước KCN ở địa phương; trình tự thủ tục thành lập, hoạt động, đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, KCX. Trên thực tế, thành công của các KCN, KCX mang dấu ấn đậm nét của việc mạnh dạn thử nghiệm và triển khai áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, mô hình hoạt động riêng cho KCN, KCX.
1.3.2.Nội dung quản lý và công tác quản lý đối với KCN của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 35, chương 3, Nghị định 29/CP ngày 24/4/1997
của Chính phủ, tuy nhiên theo phạm vi nghiên cứu của luận văn, tập trung đánh giá về các nội dung sau:
Thứ nhất: Công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp. Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đối với khu công nghiệp .
Thứ hai: Ban hành theo quy định về các chính sách ưu đãi và khuyến khích xây dựng và phát triển khu công nghiệp
Thứ 3: Công tác thành lập, chỉ đạo tổ chức bộ máy về KCN, cụ thể là Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Ninh.
Thứ 4: Việc tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và hạ tầng trong, ngoài hàng rào các KCN.
1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý KCN
- Khái niệm về Quản lý: Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường (Nguồn: Giáo trình Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh- Trường Đại học Thái Nguyên; giảng viên Nguyễn Quang Hợp) (tr.4).
Theo giáo trình trên Quản lý là một loại hoạt động hướng đích và đạt mục tiêu. Điều đó cần song chưa đủ. Bởi đạt mục tiêu và mục tiêu với hiệu quả cao nhất có sự khách nhau không nhỏ. Chỉ những hoạt động quản lý dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật khách quan mới giúp nhà quản lý đạt được kết quả mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, nhà quản lý phải nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo khoa học quản lý.
Trên cơ sở đó có thể khái quát: Khoa học quản lý là một ngành khoa học nghiên cứu các quan hệ quản lý trong một hệ thống tổ chức và những
cách thức tác động, các công cụ, chính sách, hình thức tổ chức…của chủ thể
tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu với hiệu quả cao nhất.
- Khái niệm về Hiệu quả: Theo Đại từ điển tiếng Việt “ Hiệu quả là kết quả đích thực” [5, tr.806]. Khái niệm khác cho rằng “Hiệu quả nghĩa là không lãng phí” [3, tr.45]. Đây là một quan niệm có tính bao quát cho ta một cách tiếp cận về thực chất của hiệu quả nói chung. Những khái niệm trên cho thấy, hiệu quả là một chỉ số để đánh giá kết quả đạt được so với chi phí đã bỏ ra.
Từ khái niệm hiệu quả có thể suy ra khái niệm nâng cao hiệu quả. Đó là việc tăng kết quả đạt được với mức chi phí giữ nguyên như cũ hoặc giảm chi phí phải bỏ ra mà vẫn giữ nguyên kết quả đạt được, hoặc đồng thời tăng kết quả và giảm chi phí
Như vậy, để đánh giá công tác quản lý KCN đã đạt được kết quả như thế nào, các mặt còn tồn tại hạn chế; trước hết cần phải đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của KCN. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
1.3.4.1. Về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả thu hút đầu tư; Hiệu quả sử dụng đất của các KCN; Đóng góp ngân sách nhà nước; Trình độ khoa học công nghệ
1.3.4.2. Về hiệu quả xã hội
Ảnh hưởng tạo việc làm và tăng phúc lợi cho người lao động; Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Ảnh hưởng về môi trường sinh thái.
1.4. Những kinh nghiệm quản lý KCX, KCN của các tỉnh 1.4.1.Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía nam, tiếp giáp với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Để khai thác lợi thế địa lý của mình, tỉnh Đồng Nai đã coi trọng phát triển công nghiệp bằng cách xây dựng và mở rộng các KCN thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Tháng 12/1994, Đồng Nai xây dựng KCN đầu tiên là AMTA. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 30 KCN với tổng diện tích mặt bằng là 9.572 ha, tỷ lệ lấp đầy của nhiều KCN đã đạt 100%, chỉ còn một số ít doanh nghiệp còn đất trống.
Đồng Nai hiện là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng KCN và thu hút đầu tư. Trong 74 dự án đi vào hoạt động, có một số dự án đầu tư có quy mô lớn đáng chú ý như Công ty Shisedo Việt nam (sản xuất mỹ phẩm), Công ty sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (thiết kế, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, lắp ráp, gia công các loại động cơ mô tơ điện áp thấp có ứng dụng công nghệ cơ khí điện chính xác, công nghệ cao), 02 dự án này đều ở KCN Amata, dự án trạm nghiền xi măng Nhơn trạch của Công ty CP Tấm lợp và VLXD Đồng Nai tại KCN ông Kèo…Trong tổng số nguồn vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay, có 6% là vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, 11% của các doanh nghiệp liên doanh, và 83% là của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào KCN ở Đồng Nai.
Tại 30 KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 1.126 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 881 doanh nghiệp đi vào hoạt động và giải quyết việc làm cho 369.287 lao động, trong đó 5.094 lao động là người nước ngoài. Hàng năm, các KCN Đồng Nai tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Lực lượng lao động hiện tại các KCN chủ yếu là là lao động ngoại tỉnh (chiếm 60,4%); lao động nữ chiếm tỷ lệ 57,9%. Phần lớn lao động tập trung làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 92%. Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Đồng Nai đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và đào tạo nghề cho người lao động.
Thành công của tỉnh Đồng Nai trong công tác phát triển và quản lý KCN là công tác đầu tư cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ kỹ thuật v.v… của tỉnh tốt, thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư. Cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh thông thoáng tạo sức thu hút nhà đầu tư. Công tác bộ máy tổ chức quản lý KCN luôn được đầu tư, quan tâm về trình độ cán bộ công chức; có sự phối hợp tích cực giữa các sở ban ngành của tỉnh trong công tác quản lý KCN.
1.4.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng
Được thành lập sớm, từ 1994, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 3 KCN được thành lập (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ, Đồ Sơn) với tổng diện tích đất tự nhiên 467 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 292.000 USD. Đến năm 2007, Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thêm 4 KCN. Tuy nhiên, đến hết năm 2006, các KCN trên địa bàn mới chỉ thu hút được trên 70 dự án với tổng vốn FDI hơn 800 triệu USD, vốn DDI khoảng 1.280 tỷ đồng; quy mô dự án nhỏ, thiết bị, công nghệ trung bình; lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN 8.000 người.
Nhận thức và đánh giá được vai trò, vị trí quan trọng của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, từ năm 2007, Hải Phòng đã có những biện pháp, giải pháp tích cực, đẩy mạnh và nâng cao công tác quản lý KCN, cụ thế:
Tập trung tăng cường quan hệ phối hợp công tác hài hoà, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng của thành phố, chính quyền, quận, huyện với Ban Quản lý các KCX & CN Hải Phòng (nay là Ban quản lý KKT Hải Phòng), cải cách thủ tục hành chính, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến KCN như GPMB, giao đất cho các chủ đầu tư triển khai dự án, kết nối cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo nguồn lao động cung ứng cho các doanh nghiệp, chăm sóc, hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc