Đánh giá chung những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH

3.3. Phân tích đánh giá công tác quản lý KCN tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Đánh giá chung những kết quả đạt được

3.3.1.1. Công tác quản lý quy hoạch các khu công nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng hệ thống các KCN, KKT phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ; với 11/14 địa phương có KCN, KKT triển khai trên địa bàn huyện đảo Cô Tô, Ba Chẽ, Đầm Hà là không quy hoạch các KCN.

Các khu công nghiệp được bố trí dọc theo các tuyến đường kết nối trực tiếp với các trục giao thông chính, gần cảng nên thuận lợi cho các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể về mạng giao thông:

+ Khu công nghiệp Cái Lân: Nằm cạnh Cảng nước sâu Cái Lân, đã hoàn thành giai đoạn I, tiếp nhận tầu đến 40.000 DWT (kể cả tầu container);

đường 18A đã hoàn thành nâng cấp; đường sắt Hạ Long – Yên Viên (hiện đang vận hành) đang được đầu tư nâng cấp thành tuyến đường sắt cao tốc hiện đại nhất, Cầu Bãi Cháy được triển khai xây dựng và hoàn thành là huyết mạch quan trọng.

+ KCN Việt Hưng: Cách cảng nước sâu Cái Lân khoảng 10 km, trên đường nối đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long với cảng Cái Lân. Hiện tại, đường 279 từ thị trấn Trới qua KCN Việt Hưng đi Hạ Long đã được thi công nâng cấp.

+ Khu CN Hải Yên: Cạnh quốc lộ 18 A, cách cửa khẩu quốc tế Bắc Luân 7 km, cách cảng Vạn Gia 15 km và cảng Dân Tiến 15 km; gần nguồn cung cấp điện, nước, thông tin, liên lạc...

+ Khu công nghiệp Đông Mai: Nằm sát quốc lộ 18 và tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy, cách Hà Nội khoảng 125 km về phía Tây, cách cảng Cái Lân 28 km, cảng Hải Phòng khoảng 20 km.

Quy hoạch ngành nghề trong KCN tuân theo định hướng phát triển chung của tỉnh, phù hợp với vị trí địa lý của từng địa phương, gắn kết với chương trình phát triển nông thôn, ngành nghề chú trọng khuyến khích đầu tư:

Đối với khu công nghiệp Cái Lân là sản xuất, gia công phụ tùng, chi tiết; sửa chữa; Cơ khí lắp ráp; Sản xuất đồ gỗ; Sản xuất container; Công nghiệp đóng tầu; Dịch vụ cảng; Dệt, may, bao bì; Sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng học tập;

Sản xuất đồ điện, lắp ráp điện tử; công nghiệp chế biến… Danh mục ngành kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Hải Yên: Trang trí nội thất; Sản xuất hàng tiêu dùng; Công nghiệp may, thêu xuất khẩu; Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy; Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, thiết bị điện; Chế biến nông sản, thực phẩm; Kho tàng, tập kết nguyên vật liệu.. Đối với Khu công nghiệp Đông Mai là KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại...Định hướng các ngành công nghiệp chính thu hút vào đây gồm: Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp nhẹ;

công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; công nghiệp vật liệu xây dựng;

công nghiệp điện, điện tử; công nghiệp cơ khí lắp ráp.

3.3.1.2. Đánh giá về chủ trương, chính sách về công tác xây dựng và phát triển KCN a, Chủ trương chung của tỉnh

Xây dựng và phát triển các KCN, KKT là một trong những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta nói chung và Quảng Ninh nói riêng.

Các khu công nghiệp trước đây được điều chỉnh bởi Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư được áp dụng theo Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các luật chuyên ngành khác về miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê mặt đất, mặt nước... Tại thời điểm đó, tỉnh Quảng Ninh cũng là một trong số địa phương chủ động trong việc xây dựng chính sách kêu gọi đầu tư. Cụ thể hoá bằng việc ban hành các quyết định nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2001- 2005 và các năm sau. Cụ thể là các chính sách thu hút đầu tư

- Quyết định 3467/2002/QĐ-UB ngày 30/9/2002, về việc ban hành quy định về cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (thay thế cho quyết định 2656/2000/QĐ-UB ngày 19/10/2000); Quyết định 4047/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 về việc ban hành một số cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư vào các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (thay thế cho Quyết định số 445/2001/QĐ-UB ngày 02/3/2001). Nội dung chính sách là ngoài các chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định, tỉnh Quảng Ninh ưu đãi thêm cho các nhà đầu tư (tùy theo tính chất và quy mô của từng dự án) trên các lĩnh vực như: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng đến chân hàng rào công trình; Hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; áp dụng giá thuê đất thích hợp... công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư nước ngoài và khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh phù hợp với Luật Đầu tư nước ngoài và hệ thống chính sách pháp luật hiện hành.

- Đặc biệt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 29/11/2001 và UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 08/KH-UB ngày 04/01/2002 để triển khai về các biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.... qua đó đã thu hút được một số dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN và các dự án đầu tư thứ cấp. Ngoài việc được hưởng những ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp trong KCN, những ưu đãi chung của Chính phủ cho từng loại hình, nhà đầu tư còn được hưởng ưu đãi về chính sách hỗ trợ đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, hỗ trợ xây dựng hệ thống nước thải...; hỗ trợ cho chủ đầu tư các dự án thứ cấp đầu tư vào KCN: hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ xúc tiến thương mại (hỗ trợ 50% chi phí đi lại cho một chủ doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư của tỉnh; hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng và các chi phí liên quan trực tiếp cho doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc gia và quốc tế).

b, Về qui trình, thủ tục cấp phép, cơ chế „một cửa”

UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2031/2000/QĐ-UB ngày 08/8/2000 về việc hình thành, thẩm định và quản lý thực hiện các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (thay thế cho Quyết định số 2747/QĐ-UB) để phù hợp với các qui định mới (trong đó có vấn đề cải cách thủ tục hành chính) của Luật đầu tư nước tại Việt Nam và tình hình thực tế tại địa phương.

Áp dụng nguyên tắc “một cửa” đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào trong các khu công nghiệp. Ở Quảng Ninh các nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần tiếp xúc với một cơ quan duy nhất để được hướng dẫn các thủ tục đầu tư trong khu công nghiệp.

Ban Quản lý KKT đẩy mạnh việc hướng dẫn về thủ tục đăng ký dự án, quản lý quy hoạch xây dựng trong KCN. Cơ chế tiếp nhận hồ sơ đầu tư và cấp phép thực hiện theo quy định chung “một cửa, tại chỗ” và không gây phiền hà

cho việc đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN.

Tỉnh thường quan tâm chỉ đạo sát sao về lề lối làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ công chức trong công tác tiếp xúc, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kiên quyết xử lý những hành vi, thái độ không đúng mực, vi phạm khi thi hành công vụ của cán bộ công chức.

c, Triển khai các hình thức thu hút đầu tư

Để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng công tác xúc tiến đầu tư. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng bằng nhiều hình thức, trong đó tuyên truyền, giới thiệu quảng bá thu hút đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc làm việc tại nước ngoài: Trung Quốc, Nhật bản, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Maylaysia…. Hàng năm, Ban Quản lý KKT thường xuyên tiếp xúc, làm việc với khoảng 20 đoàn doanh nghiệp và đầu tư từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên trao đổi thông tin với Nhà đầu tư các dự án FDI lớn như:

Tập đoàn đầu tư Genting (Malaysia) đến nghiên cứu, khảo sát về Khu công viên phức hợp; Công ty Glowland Limited (Malaysia) và Công ty Siteki Investment Pte Ltd (thuộc tập đoàn Wilmar - Singapore) đầu tư dự án Nhà máy xay lúa mỳ của tại KCN Cái Lân mở rộng (vốn đầu tư dự kiến 25 triệu USD)...

d, Chỉ đạo việc thực hiện quản lý đầu tư, quy định về lao động, an ninh trật tự trong KCN

Ủy ban Nhân dân tỉnh có chủ trương chỉ đạo Ban Quản lý KKT, các sở ban ngành liên quan : sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh xã hội, sở Công thương... Công an tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước theo quy định.

Trong đó chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện tốt về chính sách lao động: như trang bị bảo hộ, xây dựng các bếp ăn tập thể đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm...Các doanh nghiệp KCN thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng lao động (đạt 95%) và mua BHXH cho những lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên (đạt 9)%); 100% doanh nghiệp hoạt động SXKD ổn định có tổ chức Công đoàn. Hoạt động trong các KCN chưa để xảy ra các cuộc đình công, công tác an ninh trật tự được đảm bảo.

Chỉ đạo Ban Quản lý KKT hoàn thành công tác rà soát toàn bộ các dự án đăng ký đầu tư tại địa bàn, đề xuất biện pháp xử lý đối với các dự án trong KCN không tuân thủ theo quy định, chậm triển khai theo tiến độ.. báo cáo và đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh các biện pháp quản lý đối với từng dự án cụ thế, qua đó tăng cường công tác quản lý đầu tư tại KCN.

3.3.1.3. Bộ máy quản lý KCN tại Ban Quản lý KKT

Công tác tổ chức bộ máy quản lý KCN luôn được quan tâm kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo từng thời kỳ: Năm 1997 Ban quản lý KCN đã được thành lập; sau đó ban được hợp nhất với Ban Kinh tế Đối ngoại của tỉnh hình thành Ban Quản lý các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài (tại Quyết định số 2511/QĐ-UB ngày 02/10/2000 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh).

Thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn và Ban Quản lý các KCN Quảng Ninh.

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh tại Quyết định số 4086/QĐ-UBND ngày 16/122009.

Hiện tại Ban quản lý KKT có 02 phó ban và trưởng ban là phó chủ tịch UBND tỉnh với 09 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 01 trung tâm. Đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Quản lý KKT có trình độ (98%) là đại học và trên đại học, một số cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý, đã qua các vị trí công tác khác nhau. Đặc biệt là tỷ lệ cán bộ có trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ khá cao: 80% có trình độ ngoại ngữ , tỷ lệ cán bộ trẻ cao ( 75%) do vậy rất dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, kỹ năng, nghiệp vụ mới, không ngại khó và có trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc.

Ban Quản lý KKT đã thường xuyên tổ chức, triển khai chính sách, pháp luật của nhà nước, quy định quy chế của ngành đến từng cán bộ công chức và doanh nghiệp trong KCN bằng các hình thức: Hội nghị tập huấn, hội thảo, thông tin trên website của ban. Ban biên tập website của Ban được thành lập, thường xuyên cập nhật tin bài, thông tin thu hút đầu tư, chính sách pháp luật của nhà nước để người dân và doanh nghiệp được biết.

Nhìn chung, hiện nay bộ máy của Ban Quản lý KKT hoạt động khá linh hoạt, cơ bản thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được giao đối với KCN.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)