Tình hình nghiên cứu về tỷ lệ tăng đường huyết trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 26 - 31)

Đầu thế kỷ XX, đái tháo đường là bệnh hiếm gặp nhưng đến nay đái tháo đường đã trở thành nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở các nước phát triển , ở các nước đang phát triển thì sự tiến triển của bệnh đã thực sự là một bệnh dịch bộc phát , các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi , song song với việc từ bỏ lối sống cổ truyền , đái tháo đường ngày nay đã trở thành một bệnh mang tính xã hội và WHO đã lên tiếng cảnh báo về đại dịch này.

Năm 2000, theo WHO, toàn thế giới có ít nhất khoảng 171 triệu người bị bệnh ĐTĐ, tỷ lệ này tăng rất nhanh, dự đoán tới năm 2030, con số này sẽ tăng gấp đôi [31],[59],[61], [62]. Bệnh ĐTĐ xảy ra khắp các châu lục, thường ĐTĐ type 2, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh tăng nhanh nhất là các nước châu Phi và châu Á, dự báo tới năm 2030 số bệnh nhân ĐTĐ chủ yếu ở 2 châu lục này. Tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở các nước phát triển là do di dân ra thành thị, thay đổi lối sống, có lẽ quan trọng nhất là áp dụng chế độ ăn theo phương Tây, ĐTĐ có lẽ là 1 trong 5 bệnh quan trọng hàng đầu ở thế giới phát triển, đang tăng lên một cách nghiêm trọng ở nơi này hay nơi khác, ít nhất 20 năm gần đây tốc độ phát triển của bệnh ĐTĐ ở Bắc Mỹ đã và đang tăng lên liên tục [51], [56]. Năm 2005 ở Mỹ đã có khoảng 20,8 triệu người bị bệnh ĐTĐ. Theo hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoảng 6,2 triệu người không được chẩn đoán và khoảng 41 triệu người trong nhóm tiền ĐTĐ [31].

ĐTĐ type 1 chiếm 5-10%, còn lại là ĐTĐ type 2. Năm 2003, theo đánh giá của Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh Hoa Kỳ thì một trong ba người Mỹ sinh ra sau năm 2000 sẽ phát sinh bệnh ĐTĐ trong cuộc sống của họ[31]. Theo ADA, khoảng 18,3% (8,6 triệu) người Mỹ ở độ tuổi bằng hoặc trên 60 bị bệnh ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ tăng theo tuổi, theo NHANES III (the national health and nutrition examination survey), những người trên 65 tuổi 18-20% bị ĐTĐ, với 40% có hoặc là ĐTĐ hoặc rối loạn dung nạp glucose [31].

Tỷ lệ bệnh thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay đang phát triển, thay đổi theo từng dân tộc, từng vùng địa lý khác nhau. Theo tài liệu của “nhóm nghiên cứu Servier” thì ở các nước châu Âu (Tây Ban Nha tỷ lệ ĐTĐ type 2 1%, Vương quốc Anh 1,2%, Đan Mạch 1,6%, Pháp 2%). Ở nam và Bắc Mỹ (Argentina 5%, Mỹ 6,6 %) [31]

Châu Phi (Tunisia 3,8% thành phố 1,3% nông thôn, Mali 0,9%)

Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (1991), tỷ lệ mắc bệnh một số nước Châu Á như sau: Thái Lan 3,58%, Philippin 4,27%, Malaysia 3,01%, Nam Triều Tiên 2,08%, Đài Loan 1,6%, Hồng Kông 3,0% [31].

Tại Việt Nam, Năm 1990 lần đầu tiên nghiên cứu dịch tễ đái tháo đường được tổ chức một cách tương đối khoa học, đưa ra được các tỷ lệ tương đối chính xác ở các khu vực Hà Nội (1,2%), Huế (0,95%), thành phố Hồ Chí Minh (2,52%), nghiên cứu được tiến hành ở lứa tuổi từ 20-74 [1].

- Năm 2001, lần đầu tiên điều tra dịch tễ bệnh đái tháo đường của Việt Nam được tiến hành theo các quy chuẩn quốc tế. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, điều tra được tiến hành ở 4 thành phố lớn Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 4,0%, RLDNG là 5,1%, tỷ lệ các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường là 38,5%, có tới 64,9% số người mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện và hướng dẫn điều trị [1].

- Năm 2002, một nghiên cứu được tiến hành ở Hà Nội, lứa tuổi từ 20-74, cùng một phương pháp và địa bàn như nghiên cứu năm 1990, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ đã tăng gấp đôi (2,16%) so với 10 năm trước [1].

- Năm 2003 điều tra quốc gia về tình hình bệnh ĐTĐ và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4 vùng sinh thái kết quả cho thấy:

+ Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn quốc là 2,7%, tỷ lệ ĐTĐ ở nữ là 3,7%, tỷ lệ tương ứng ở nam là 3,3%. Vùng núi cao: tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ 2,2% (thấp nhất 1,5% cao nhất 3,2%), vùngtrung du tỷ lệ này là 2,2% (thấp nhất 1,8% cao nhất 3,6%), vùng đồng bằng và ven biển 2,7% (thấp nhất 2,4% cao nhất 4%), riêng vùng đô thị và khu công nghiệp tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,4%. Kết quả nghiên cứu này xấp xỉ tỷ lệ bệnh ĐTĐ khu vực nội thành của Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh (4,0%) năm 2001 với cùng đối tượng và phương pháp nghiên cứu, các khu vực miền núi và Tây Nguyên, đồng bằng và trung du có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tương ứng là 2,1; 2,7 và 2,2% tương đương hoặc tăng gấp đôi tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thành phố 10 năm trước. Đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ, tuổi từ 30-64 tuổi chiếm tỷ lệ cao 10,5%, tỷ lệ RLDNG là 13,8% [1].

+ Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose của bốn khu vực thành phố là 6,5%, đồng bằng 7,0%, miền núi 7,1% và trung du 8,3% tỷ lệ RLDNG của toàn quốc là 7,3% [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tỷ lệ suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói trong nghiên cứu này tương đối thấp, tỷ lệ tương ứng ở các vùng: miền núi 2,2%, đồng bằng 1,4%, trungdu 2,4% thành phố 1,8%, tỷ lệ chung của cả nước là 1,9% [1].

So với những năm đầu của thế kỷ trước bệnh ĐTĐ ở nước ta đã tăng lên gấp 2 lần [31].

Ở lứa tuổi càng lớn, tỷ lệ mắc bệnh càng cao, từ 65 tuổi trở lên tỷ lệ bệnh lên tới 16%. Tỷ lệ bệnh cao ở những người bệnh bị béo, ở những người béo trung bình tỷ lệ bệnh tăng lên 4 lần, nếu bị béo ở mức độ nặng tỷ lệ mắc bệnh tăng lên tới 30 lần so với người bình thường. Như vậy tuổi già và bệnh béo liên quan tới những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ ở những người có tố bẩm đối với bệnh này. Theo tài liệu nghiên cứu tính chất dịch tễ bệnh ĐTĐ thì tỷ lệ bệnh tăng lên hàng năm, cứ 15 năm thì tỷ lệ bệnh lại tăng lên gấp 2 lần, ĐTĐ được xếp vào một trong ba bệnh gây tàn phế và tử vong nhất (xơ vữa động mạch, ung thư, đái tháo đường). Vì tỷ lệ bệnh ngày càng tăng, đặc biệt tăng trong số những người đang tham gia lao động sản xuất, cho nên phòng chống bệnh đái tháo đường đã và đang trở thành vấn đề y học xã hội [31].

Trên các đối tượng có yếu tố nguy cơ cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước tại nhiều vùng miền, năm 2003 Tạ Văn Bình và CS nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa và Nam Định cho thấy tỷ lệ đái tháo đường là 7,9%, rối loạn đường huyết 13,5% [6], nghiên cứu của Tạ Văn Bình và CS tại Cao Bằng năm 2004 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường là 6,8%, rối loạn đường huyết là 30,2% [7], nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và CS tại thành phố Thái Nguyên năm 2006 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường là 7,8%, rối loạn đường huyết lúc đói 16,1%, rối loạn dung nạp đường 10,4%

[38], nghiên cứu của Nguyễn Chí Hành và CS tại thành phố Bắc Ninh năm 2006 tỷ lệ đái tháo đường là 7,3%, rối loạn đường huyết là 33,6% [17].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vai trò của các yếu tố nguy cơ trong bệnh sinh của đái tháo đường đã được chứng minh [44], [46], [51], tỷ lệ mắc đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở các đối tượng này cao hơn hẳn khi so sánh với các nghiên cứu về điều tra dịch tễ bệnh đái tháo đường trong cộng đồng.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ đái tháo đường tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với hy vọng làm bổ sung thêm bức tranh về tỷ lệ tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường để từ đó có kế hoạch phòng bệnh và điều trị kịp thời hạn chế các biến chứng của bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)