Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 39)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Chuẩn bị điều tra

* Chọn đối tượng điều tra -Phát phiếu tự đánh giá

+Cán bộ y tế cơ sở (y tế thôn bản) đến từng gia đình trong địa bàn phụ trách thu thập thông tin về các đối tượng trên 30 tuổi theo mẫu phiếu đánh giá đã được thiết kế sẵn.

-Chọn đối tượng có yếu tố nguy cơ

+ Tiến hành rà soát toàn bộ các phiếuđánh giá và chọn ra các đối tượng có yếu tố nguy cơ theo các tiêu chuẩn đã nêu ở trên.

- Gửi phiếu hẹn khám cho đối tượng có nguy cơ cao được chọn và hẹn ngày giờ, địa điểm khám và phỏng vấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối tượng được dặn không ăn từ 21 giờ tối hôm trước và không ăn sáng khi đến khám.

* Liên hệ và tổ chức chuẩn bị địa điểm, đối tượng điều tra, hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, sinh hoạt và thời gian làm xét nghiệm.

* Chuẩn bị các dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ điều tra như: cân, thước dây, biểu mẫu điều tra, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết và các dụng cụ liên quan.

Bước 2: Hướng dẫn cán bộ điều tra

Tổ chức hướng dẫn cán bộ điều tra về cách thức chọn mẫu, tổ chức tiến hành điều tra, phương pháp phỏng vấn, khám, xét nghiệm, thu thập thông tin, nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra…

Bước 3: Tiến hành điều tra, thu thập thông tin tại thực địa, làm xét nghiệm đường huyết tại trạm y tế.

2.5.2. Quy trình sàng lọc

Tổ chức điều tra theo bộ câu hỏi đã được soạn sẵn, tổ chức nhiều bàn khám - Bàn 1: Ghi thủ tục hành chính.

- Bàn 2: Thử đường huyết lúc đói bằng máy đo đường huyết cá nhân và cho đối tượng làm nghiệm pháp tăng đường huyết.

- Bàn 3: Cân, đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng hông.

- Bàn 4: Phỏng vấn các vấn đề liên quan đến bệnh tật, lối sống.

* Phỏng vấn các hành vi nguy cơ

- Đánh giá hoạt động thể lực bao gồm loại công việc, phương tiện đi lại, vui chơi, giải trí thường xuyên của các đối tượng trong 12 tháng qua

+ Hoạt động nặng: đào đất, tập tạ, chạy nhanh, khuân vác, cưa xẻ, gánh đất, thể thao gắng sức, đạp xe ≥16km/giờ…

+ Hoạt động trung bình: làm ruộng, đạp xe, đi bộ, vừa phải, lau chùi nhà cửa, bơi lội, leo cầu thang …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Hoạt động nhẹ: tập thể dục nhẹ, đi bộ chậm, tập dưỡng sinh, bán hàng, làm thủ công …

+ Hoàn toàn tĩnh tại: xem tivi, đọc sách báo, ngồi nghỉ thư giãn.

* Đo các chỉ số nhân trắc, đo huyết áp, xét nghiệm đường huyết - Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng hông

+ Đo chiều cao: đối tượng tháo bỏ giày dép, không đội mũ, nón, khăn sau đó dứng vào bàn thước để đo chiều cao. Khi đo hai gót chân, mông, vai và đầu chạm vào thước sao cho 2 điểm chạm của thước chạm sát vào bờ tường thẳng (nền đặt thước đo phải phẳng), vai buông lỏng, mắt nhìn về phía trước, giữ cho đỉnh đầu ở vị trí cao nhất khi đo, hạ dần thước đo chiều cao từ trên xuống, đọc số đo theo một cột dọc của thước cho đến mức cuối cùng.

+ Đo cân nặng: đặt cân ở một vị trí ổn định trên một mặt phẳng, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giày, dép, không đội mũ hoặc cầm một vật gì. Chỉnh cân ở vị trí thăng bằng. Đối tượng đứng trên bàn cân, tay buông thõng, nhìn thẳng về phía trước. Ghi số đo trên cân chính xác tới từng 0,1kg, đo 2 lần và ghi vào hồ sơ.

+ Đo vòng bụng dùng thước dây bằng vải pha nilon không giãn có đối chiếu với thước kim loại. Đối tượng đứng thẳng 2 chân dang rộng bằng chiều rộng ngang 2 vai. Vòng bụng được đo ngang qua trung điểm của bờ dưới xương sườn thứ 12 và mào chậu lúc thở ra nhẹ nhàng, tính bằng cm.

+ Đo vòng hông ở mức nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn xương đùi chiếu ngang gò mu. Nếu khó xác định, để đối tượng cử động khớp háng rồi sờ vào đầu mấu chuyển lớn để xác định điểm mấu chuyển. Khi đó đối tượng đứng thẳng, cơ mông chùng, bỏ hết vật dụng trong túi quần để có thể đo chính xác từng cm.

- Xác định chỉ số khối cơ thể BMI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo công thức: BMI = 2 h

P

Trong đó: h: Chiều cao (m)

p: Trọng lượng cơ thể (kg)

Bảng 2.2. Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WHO-2003) dành riêng cho người châu Á [31]

Phân loại BMI

Thiếu cân < 18,5

Bình thường 18,5 - 22,9

Thừa cân 23 - 24,9

Béo phì độ 1 25 - 29,9

Béo phì độ 2 ≥ 30

- Chỉ số vòng bụng/vòng mông được coi là bệnh lý nếu ở nam >0,95 và ởnữ > 0,85 [31].

- Đo huyết áp

Các điều kiện về đối tượng khi đo huyết áp:

+ Nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 5-10 phút trước khi đo.

+ Không uống rượu, cà phê, các loại đồ uống có cafein 30 phút trước khi đo.

+ Không hút thuốc lá 30 phút trước khi đo.

+ Không dùng các loại kích thích giao cảm ngoại lai (thuốc chống ngạt mũi, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử…)

+ Khi đo đối tượng cần được đảm bảo yên tĩnh, thoải mái, không lạnh, không mót tiểu, không tức giận hoặc xúc động.

Tư thế đối tượng: ngồi trên ghế, lưng được nâng thẳng, tay để trần và nâng ngang tim.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đo 2 lần cách nhau hai phút rồi lấy số trung bình của 2 lần đo. Nếu 2 lần đo chênh lệch ≥ 10mmHg thì đo lần 3 sau đó lấy số trung bình của lần đo thứ 2 và thứ 3.

+ Chẩn đoán tăng huyết áp.

Chẩn đoán theo WHO/ISH 2003: HA tối đa (HA tâm thu) ≥140 mmHg và\hoặc HA tối thiểu (HA tâm trương) ≥90 mmHg.

* Nghiệm pháp tăng đường huyết

- Cho bệnh nhân uống 75g glucose pha trong 250 ml nước sau 2 giờ xét nghiệm lại đường máu.

* Đo đường huyết bằng máy đo đường huyết Onetouch sure step Lấy máu mao mạch để định lượng glucose máu lúc đói.

Đối tượng nghiên cứu ngồi, lấy máu ở đầu ngón tay giữa. Thời gian lấy máu lúc đói (sau khi ăn trên 8 giờ), ăn từ tối ngày hôm trước sau đó không ăn gì thêm, không uống nước giải khát có đường, sáng ngày hôm sau nhịn ăn đến khám và làm xét nghiệm từ 7h sáng.

Lấy máu xét nghiệm theo một kỹ thuật thống nhất:

- Bật máy, chỉnh CODE của máy sao cho trùng với CODE của que thử.

- Lau sạch đầu ngón tay giữa bằng bông cồn700, để khô.

- Lắp kim chích máu vào bút chích, đặt áp sát vào đầu ngón tay.

- Bấm nút chích máu.

- Ép nhẹ hai bên của đầu ngón tay để có một giọt máu chảy ra.

- Để giọt máu rơi đúng vào ô trắng của que thử.

- Đặt que thử vào khe tiếp nhận của máy, sau 15 giây sẽ hiện nồng độ glucose máu trên màn hình (mmol/l).

- Thời điểm lấy máu từ 7h sáng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường áp dụng trong nghiên cúu (theo tiêu chuẩn của WHO 1998)

- Chẩn đoán đái tháo đường khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:

+ Glucose máu lúc đói (8 giờ sau ăn) ≥ 7 mmol/l (126mg/dl) . + Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).

+ Glucose sau nghiệm pháp tăng đường máu 2 giờ ≥ 11,1 mmol/l.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường:

+ Rối loạn đường huyết lúc đói khi glucose > 5,6 mmol/lvà < 7 mmol/l.

+ Rối loạn dung nạp đường khi glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết > 7,8 mmol/l và < 11,1 mmol/l.

- Tăng đường huyết: Là những đối tượng có mức đường huyết (lúc đói và sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết) cao hơn so với ngưỡng bình thường bao gồm đái tháo đường, rối loạn đường huyết lúc đói và rối loạn dung nạp đường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)