Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHỎE
2.2. Thực trạng quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông huyện Yên Sơn
2.2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh, cán bộ giáo viên trường trung học phổ thông về sức khỏe sinh sản
2.2.1.1.Thực trạng nhận thức của học sinh
Học sinh chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề GDSKSS, nhiều HS mới nhận thức đƣợc những kiến thức ban đầu, sơ khai, cảm tính; mới chỉ là những dấu hiệu bề ngoài, chƣa huy động tri thức, kinh nghiệm để hiểu đƣợc những kiến thức có liên quan đến SKSS một cách rõ nét; chƣa hiểu sâu về mối liên hệ có tính quy luật của SKSS. Số HS nêu đƣợc các ví dụ về áp dụng kiến thức SKSS vào cuộc sống thực tiễn không nhiều.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS của 4 trường THPT thuộc huyện Yên Sơn, bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi trường hai khối với tổng số 240 HS, trong đó:
Chia theo giới: Nam 115 em, nữ 125 em
Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của HS THPT về nội dung chi tiết của SKSS (115 nam, 125 nữ)
STT Nội dung
Nam Nữ
X Thứ bậc X
Thứ bậc
1 Giới tính 2,24 6 2,23 6
2 Tình yêu, hôn nhân và gia đình 2,29 5 2,24 5 3 Tình dục an toàn và có trách nhiệm 2,54 3 2,49 4 4 Mang thai và nạo phá thai an toàn 2,54 3 2,54 3
5 Các biện pháp tránh thai 2,67 1 2,64 2
6 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục 2,57 2 2,78 1
Điểm TB chung 2,47 2,49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo kết quả đƣợc phản ánh trên bảng 2.1 có thể khẳng định nhƣ sau:
Mức độ nhận thức của HS về nội dung chi tiết của SKSS của nam và nữ không đồng đều: HS Nam hiểu về "Các biện pháp tránh thai" tốt hơn, sâu hơn HS nữ với điểm trung bình X = 2,67 xếp thứ 1/6 còn nữ thì lại thấy nội dung
"Các bệnh lây truyền qua đường tình dục" lại tốt hơn với điểm trung bình X = 2,78 xếp thứ 1/6. Nhiều nữ HS đã hiểu đƣợc bản chất giữa các khái niệm, mối
liên hệ giữa một số nội dung của SKSS, òn
mang tính cảm tính, nhận biết đƣợc các dấu hiệu bề ngoài, chƣa chính xác, chƣa đầy đủ.
Sự thiếu hiểu biết về SKSS đặt HS trước những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến SKSS nhƣ: quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, mắc các bệnh LTQĐTD... Hậu quả ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ tinh thần, thể chất, kinh tế và xã hội đƣợc học sinh cả nam và nữ đánh giá một cách rất đồng đều. Tuy nhiên nội dung "Giới tính" các em đều đánh giá ở mức thấp nhất là 6/6 với ĐTB lần lƣợt là X = 2,24, X = 2,23. điều này chứng tỏ việc tuyên truyền giới tính và giáo dục giới tính cho các em chƣa sâu rộng nên nhận thức của các em về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Vấn đề tình yêu, hôn nhân đối với các em vẫn còn mơ hồ, chƣa rõ nét nên cũng chỉ đứng ở mức 5/5.
Điều này đòi hỏi các nhà giáo dục cần phải có những thay đổi trong giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.
* Nguyên nhân, thực trạng nhận thức của HS THPT về SKSS:
Nội dung về SKSS mà HS THPT có mức độ nhận thức tốt hơn đều là những nội dung dạy chính thức trong nhà trường, thông qua tích hợp ở một số môn học của chương trình giáo dục trung học cơ sở (THCS), THPT; được các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền tương đối rộng rãi hoặc là những chủ đề các cuộc trò chuyện của tuổi mới lớn, nhƣ kiến thức về giới tính (cấu tạo, chức năng của các cơ quan sinh sản của nam và nữ), tình bạn, tình yêu, gia đình...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đặc biệt, trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X, chương trình SKSS cũng đã được chính thức đưa vào dạy tích hợp, thể hiện qua các bài học trong sách giáo khoa của các bộ môn Sinh học, Giáo dục công dân và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong chương trình môn Sinh học, các em đã được học về quá trình sinh sản, những thay đổi về hình thái và sinh lý cơ thể trong tuổi dậy thì… Môn Sinh học cũng đã giúp các em hiểu đƣợc cơ sở khoa học của Luật Hôn nhân và Gia đình qua việc cấm kết hôn gần (giao phối cận huyết) cũng nhƣ nhiều vấn đề về tác hại của virut, về đột biến, về bệnh di truyền, về vệ sinh cơ thể, về môi trường sinh thái… Môn giáo dục công dân (GDCD) cũng giúp các em hiểu đƣợc các giá trị nền tảng văn hóa xã hội và gia đình truyền thống Việt Nam, biết quan niệm đúng về tình bạn, tình yêu và hôn nhân, biết tôn trọng luật pháp và thực hiện hành vi một cách tự giác, tự chủ bản thân, từng bước đấu tranh với những thói hư tật xấu, phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào Nhà trường.
Nhận thức của HS nữ tốt hơn HS nam là do: Đặc điểm sinh lý, chức năng của giới, thiên chức làm vợ, làm mẹ nên trong gia đình nữ đƣợc chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ về SKSS tốt hơn nam. HS nữ phát triển về tâm sinh lý trước HS nam. Nữ trưởng thành về sinh dục, chiều cao, cân nặng sớm hơn nam. Các em nữ thường tỏ ra mình người lớn, trưởng thành, nhạy cảm với vấn đề tình yêu, tình dục, hôn nhân và gia đình hơn các em nam; Mặt khác, phụ nữ thường là đối tƣợng phải chịu hậu quả của nhiều vấn đề liên quan đến tội phạm tình dục, tình dục không an toàn, biến chứng của sinh đẻ, nạo hút thai không an toàn, sử dụng biện pháp tránh thai không đúng cách gây nên... Do đó, các gia đình đã có ý thức chủ động trang bị cho các con gái một số kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, SKSS. Ngày xƣa các cụ có câu “Gái thập tam, nam thập lục”
có nghĩa là gái 13 tuổi thì bước vào tuổi dậy thì còn nam 16 tuổi mới bước vào tuổi dạy thì. Cũng trên cơ sở đó mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tuổi kết hôn của nữ là 18 sớm hơn nam 2 tuổi (nam 20 tuổi);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mức độ nhận thức của HS không cao là do: Công tác giáo dục SKSS cho HS chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều bậc cha mẹ thiếu hiểu biết về SKSS, nhiều người e ngại khi trao đổi về SKSS, nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc nên lựa chọn nội dung nào để trò chuyện với con và nên nói nhƣ thế nào; các phương tiện thông tin đại chúng mới tập trung tuyên truyền cho đối tượng đã có gia đình. Trong khi HS cũng có nhu cầu tìm hiểu về SKSS. Các em phải tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, nhà trường, Internet, bạn bè... Do vậy, thông tin còn thiếu, có thông tin chƣa cần thì lại tìm hiểu hoặc hiểu vấn đề chƣa chính xác…
Nội dung về tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai thì chƣa đƣợc học chính thức trong chương trình phổ thông. Giáo viên dạy vấn đề tế nhị này gặp khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho HS. Mặt khác các em e ngại, sợ bị đánh giá về phẩm chất, đạo đức nên ngại trao đổi về vấn đề này với người lớn nhƣ thầy cô, cha mẹ... Trong khi đó, nội dung SKSS trên các kênh truyền hình, đài phát thanh... lại chƣa phù hợp với lứa tuổi nên HS khó nhớ lâu, khó tái hiện được tri thức; Sự hiểu biết hạn chế về SKSS luôn đặt HS trước những nguy cơ có hại cho sức khoẻ và sự phát triển của cá nhân và xã hội. Tương lai của các em phụ thuộc rất nhiều vào việc đi đúng hướng hay sai hướng ở giai đoạn này. Chúng ta cần trang bị cho các em những kiến thức về SKSS một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện làm hành trang cho các em bước và xây dựng gia đình hạnh phúc, có sức khoẻ, chủ động sản sinh ra thế hệ tương lai khoẻ mạnh, thông minh.
Từ thực trạng đó nếu Nhà trường chủ động cung cấp kiến thức phù hợp với nhu cầu, khả năng thì chắc chắn sẽ nâng cao chất lƣợng GDSKSS trong Nhà trường, giảm thiểu những hệ luỵ của SKSS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.1.2. Cán bộ quản lý, giáo viên ( CBQL: 12, GV: 120)
Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của GDSKSS
TT Mức độ Tỷ lệ %
1 Rất cần thiết 105 79,5
2 Cần thiết 27 20,5
3 Không cần thiết 0 0
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT rất quan tâm đến việc GDSKSS cho HS các trường THPT. 100% cán bộ được khảo sát đều trả lời việc phối hợp giáo dục SKSS cho HS là rất cần thiết hoặc cần thiết, không có trường hợp nào trả lời ở mức độ không cần thiết. Tỷ lệ số người lựa chọn mức độ rất cần thiết đạt 79,5%, cao hơn gần gấp 4 lần so với mức độ cần thiết nhƣ vậy là việc giáo dục SKSS cho học sinh THPT là việc cấp thiết cần phải làm.
Khi trao đổi về vấn đề này, một nhà quản lý trường THPT chia sẻ: Đã đến lúc phải cho các em hiểu rõ về SKSS; chúng ta hãy cung cấp đầy đủ kiến thức để giúp các em biết tự bảo vệ mình. Thực tế hiện nay khá nhiều bạn trẻ lại tưởng như mình đang biết tất cả mọi thứ khi tiếp cận với quá nhiều luồng thông tin, dẫn đến mắc sai lầm.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên đều nhận thức đƣợc rằng: GDSKSS là vấn đề tương đối quen thuộc trong các Nhà trường. Tuy vậy nó vẫn còn là vấn đề tế nhị, hoặc bị coi là đơn giản (đến khi trưởng thành thì ai cũng biết), lại có phần ảnh hưởng của tập quán, truyền thống văn hóa - xã hội… Do đó, các nhà trường sẽ gặp khó khăn trong GDSKSS nếu không có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội.
Ở nước ta hiện này tình yêu ở lứa tuổi học trò khá phổ biến bên cạnh đó sự bùng nổ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đã khiến các em sống cởi mở, sống thoáng hơn. Nếu đƣợc quan tâm chăm sóc, cung cấp kiến thức để HS tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
biết bảo vệ mình tức là tạo cho HS cơ hội và ý chí để cống hiến tốt nhất; ngƣợc lại nếu để mắc phải những sai lầm trong thời kỳ này thì HS sẽ bị tổn thương về tinh thần (hoặc có khi cả về thể chất) khó mà hồi phục đƣợc.
Có thể nói, đối tƣợng khảo sát là cán bộ, giáo viên có trình độ văn hoá 12/12, trình độ chuyên môn tối thiểu là trung cấp, có hiểu biết về giáo dục, chăm sóc SKSS, nhiều người có phương pháp giáo dục SKSS phù hợp. Là cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên trực tiếp giảng dạy nội dung giáo dục giới tính, chăm sóc SKSS, nên họ có quyền ra quyết định việc tổ chức hay không tổ chức giáo dục SKSS ở đơn vị, ở lớp học. Mặt khác đây cũng là đối tượng có nhiều điều kiện tiếp xúc và dạy bảo các em, có ảnh hướng lớn đến nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về các vấn đề SKSS.
Biểu đồ 2.1. Kết quả nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của GDSKSS
Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của cán bộ QL, giáo viên về tầm quan trọng của GDSKSS
TT Mức độ Tỷ lệ %
1 Rất quan trọng 107 81,1
2 Quan trọng 25 18,9
3 Không quan trọng 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua khảo sát trên cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đều xác định việc GDSKSS cho HS có vai trò rất quan trọng: có 107/132 ý kiến chiếm 81,1% và 25/132 ý kiến xác định là quan trọng chiến tỷ lệ là 18,9% không có ý kiến nào đánh giá là không quan trọng. Điều này chức tỏ sự nhận thức của cán bộ quản lý và GV là rất tốt, đây là điều kiện thuận lơi cho việc GDSKSS cho HS THPT.
81.1
18.9
0 0
10 20 30 40 50 60 70 80 90
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
Biểu đồ 2.2. Kết quả nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của GDSKSS