Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của gia đình, cha mẹ đối với

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 53 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHỎE

2.2. Thực trạng quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông huyện Yên Sơn

2.2.2. Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của gia đình, cha mẹ đối với

Hoàn cảnh gia đình có tác động lớn đến sự phát triển và hình thành nhân cách của các em, những em phải sống riêng với cha hoặc với mẹ hay sống chung với ông bà, cô dì, chú bác; thì tình cảm của các em này sẽ thiếu hụt, nhiều em hoàn toàn không có đƣợc những tình cảm đó. Cha mẹ sẽ không nói đƣợc con cái của mình; con cái không nghe lời, lợi dụng cha mẹ nhƣ vậy để đòi hỏi quyền lợi cho mình. Khi gặp hoàn cảnh cha mẹ ly hôn, các em luôn buồn bã, không tập trung cho việc học trong khi gia đình không có ai quan tâm đến việc học của các em. Một số em phải sống với ông bà, ông bà thì không có sức khoẻ, thường hay nuông chiều ý cháu, cháu nói sao nghe vậy kể cả khi các em nói dối mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ông bà cũng không hay biết. Chính vì vậy những em này rất dễ sa vào những cạm bẫy luôn rình rập chờ cơ hội là tấn công các em.

Từ những vấn đề trên chúng ta thấy gia đình, mối quan hệ trong gia đình tác động nhƣ thế nào đối với các em trong việc giáo dục để từ đó thấy rõ hơn vai trò của gia đình. Bên cạnh đó chúng tôi cũng muốn đề cập đến cảm nhận của các em về quan hệ gia đình mình, mức độ ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái.

Bảng 2.4. Các ý kiến của học sinh về gia đình và bạn bè

TT Các ý kiến X Thứ bậc

1 Gia đình luôn giúp em khi cần thiết 2,92 4

2 Em luôn tâm sự và nhận đƣợc sự ủng hộ về tình cảm từ gia

đình 2,93 3

3 Cha mẹ không thông cảm cho nhau và to tiếng, cãi vã nhau 1,36 18 4 Trong gia đình mọi người luôn giúp đỡ nhau vui vẻ bên nhau 2,95 1 5 Cha mẹ luôn quan tâm giáo dục lối sống, đạo đức và việc

học tập của con cái 2,84 7

6 Cha dành nhiều thời gian cho công việc hơn gia đình 2,81 8 7 Mẹ dành phần lớn thời gian và tâm trí cho gia đình 2,92 4 8 Đến bữa cơm, mạnh ai nấy ăn, không chờ nhau 2,38 13 9 Cha mẹ luôn quan tâm đến sức khỏe con cái 2,95 1 10 Cha mẹ không đánh giá đúng khả năng của em 1,63 17

11 Cha mẹ biết rất rõ về bạn bè của em 1,30 19

12 Cha mẹ biết rõ sở thích của em và luôn là người bạn thân

của em 1,96 15

13 Cha mẹ luôn kiểm soát em ở các mức độ khác nhau 2,68 9 14 Cha mẹ có biết em đi đâu, làm gì khi ra khỏi nhà 2,68 9 15 Cha mẹ luôn là tấm gương để em noi theo 2,87 6

16 Em có cảm thấy khó gần gũi với cha 1,64 16

17 Bạn bè hiểu em hơn cha mẹ 2,60 11

18 Những lời khuyên của bạn bè thuyết phục hơn của cha mẹ 2,40 12 19 Em thích tâm sự, nói chuyện với bạn bè hơn cha mẹ 2,23 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái:

Qua kết quả điều tra ta thấy đa số các em học sinh đều cho rằng ý kiến:

"Trong gia đình mọi người luôn giúp đỡ nhau vui vẻ bên nhau" và "Sự quan tâm của cha mẹ đến sức khỏe của con cái mình" đều đƣợc đánh giá cao nhất với cùng là X = 2,95 xếp thứ hạng 1/19.

Một số ít, các em có cảm nhận tương đối tiêu cực về cách ứng xử của cha mẹ đối với mình, các em cho rằng: cha mẹ thường trách mắng, không được cha mẹ yêu thương, các em cảm thấy như bị xa lánh trong chính gia đình mình, cũng nhƣ sự đối xử không công bằng của cha mẹ mình, và đặc biệt là các em này cảm thấy cha mẹ không đánh giá đúng khả năng của mình. Chính vì vậy mà ĐTB là X= 1,63 xếp thứ hạng 17/19.

* Hình ảnh người cha, người mẹ của các em:

Quan hệ hòa thuận của cha mẹ là một trong những yếu tố giúp cho đời sống tình cảm của các em đƣợc cân bằng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cha mẹ không thông cảm cho nhau và to tiếng, cãi vã nhau đƣợc các em đánh giá ở mức thấp với X = 1,36 xếp thứ 18/19. Một số đã từng chứng kiến cha mẹ mình cãi nhau. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của các em cũng nhƣ sự cảm nhận của mình về hạnh phúc gia đình.

* Bầu không khí tâm lý gia đình:

Hiện nay, trong phần lớn các gia đình ít có thời gian ăn cơm cùng nhau do tính chất công việc của mỗi người và dường như thói quen chờ cơm nhau khi đến bữa của các thành viên trong gia đình ít dần, ít đoàn tụ cùng nhau, ít tâm sự với nhau. Sự cách biệt này khiến một số em cảm nhận bầu không khí gia đình mình không đƣợc tốt. Các em không cảm thấy gia đình là một tổ ấm, không thấy tình đoàn kết, sự hòa thuận cũng nhƣ những cảm giác thoải mái trong gia đình mình. Vì thế ý kiến này chỉ xếp thứ 13/19 với X = 2,38.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Sự hiểu con của cha mẹ:

Qua nghiên cứu này, chúng tôi phân tích các yếu tố về sự hiểu biết của bố mẹ đối với con cái mình: Mức độ hiểu biết về khả năng của con cái mình, hiểu về những chuyện riêng tƣ, hiểu biết về bạn bè và sở thích cá nhân. Mức độ đánh giá đúng về con mình của cha mẹ còn rất thấp chỉ xếp thứ tự từ 11-16/19 ý kiến. Từ đó chúng ta thấy rằng sự hiểu con của cha mẹ vẫn còn ở mức độ rất hạn chế.

Ở lứa tuổi các em, do đang trong thời kỳ phát triển nên thường tỏ ra vụng về. Vì thế, các em có những rung cảm đau khổ khi mọi người vô tình nhận xét rằng em vụng về, nói năng không đúng lúc, không gãy gọn hoặc không làm nên chuyện gì. Nhưng nếu những lời nhận xét này đụng chạm đến tư tưởng tự ti thì tuỳ theo tình hình và hoàn cảnh mà có thể bị xúc động hoặc bực tức.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)