MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI TỔNG CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG 3.1. Đánh giá chung công tác kề toán tại công ty.
Tổng Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng từ ngày thành lập tới nay đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô chất lượng sản xuất và đã tự khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong cả nước bằng các sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, giá thành hạ. Sự nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty từng bước hòa nhập với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Sau một thời gian tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty, em nhận thấy một số ưu nhược điểm nổi bật như sau:
3.1.1. Ƣu điểm:
Về tổ chức quản lý:
Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Với mô hình quản lý này, Công ty đã chủ động hơn trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trên thị trường.
Về tổ chức sản xuất:
Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gọn nhẹ và năng động, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho Ban lãnh đạo Công ty quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, giám sát thi công và tổ chức kế toán được tiến hành khoa học
Nhìn chung hệ thống chứng từ kế toán ban đầu của Công ty được tổ chức hợp pháp hợp lệ, đầy đủ. Ngoài hệ thống chứng từ theo qui định riêng của Bộ Tài chính, Công ty còn sử dụng một số chứng từ khác theo qui định riêng của Công ty cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Về hình thức sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là hình thức tương đối đơn giản. Hơn nữa, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được cài đặt sẵn trên máy tính nên thuận tiện trong sử dụng và phù hợp với những điều kiện về tổ chức sản xuất của Công ty. Đồng thời cũng làm giảm đi đáng kể khối lượng công việc của kế toán.
Sự phối hợp như trên giữa các phòng ban Công ty với đội đã đảm bảo cho việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm, giải quyết mối quan hệ giữa Công ty với người lao động, chủ đầu tư,... Hình thức khoán này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường quản trị của Công ty.
Những ưu điểm trên là do kết quả lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên
Công ty trong đó có một phần không nhỏ là sự cố gắng của Phòng Kế toán, đã thực hiện tốt vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình.
3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục
Về việc hạch toán và trích khấu hao tài sản cố định:
Hiện nay, các tài sản cố định sử dụng ở các đội phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm và ở bộ phận văn phòng đội đều do kế toán Công ty quản lý và trích khấu hao.
Đến kỳ trích khấu hao, kế toán Công ty hạch toán:
Nợ TK 642 (6424) Có TK 214
Cuối tháng, tính và phân bổ cho các công trình theo định khoản:
Nợ TK 6274
Có TK 642 (6424)
Cách hạch toán này là chưa hợp lý và chưa cụ thể.
Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, mà trong tháng nếu có công nhân nghỉ phép thì tiền lương nghỉ phép của công nhân được hạch toán ngay vào chi phí của tháng đó. Cách làm này sẽ chỉ thích
ứng khi công ty có thể bố trí cho người lao động nghỉ phép tương đối đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Tuy nhiên, trên thực tế tại công ty, việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không đều đặn, có tháng nghỉ ít, có tháng lại nghỉ nhiều và thường dồn vào dịp lễ tết làm cho chi phí nhân công trực tiếp phản ánh không phù hợp với kết quả sản xuất của mỗi kỳ hạch toán.
Về kế toán thiệt hại trong sản xuất
Do trong quá trình sản xuất bị hao phí bởi điều kiện thời tiết nên gây thiệt hại khá nhiều dẫn đến chi phí bỏ ra nhiều hơn nhưng trên thực tế công ty lại không theo dõi khoản mục chi phí này một cách chính xác và đầy đủ, toàn bộ chi phí vật tư, công nhân…vẫn được tính vào các khoản mục chi phí từ đó đưa vào giá thành sản phẩm, trong khi theo chế độ kế toán hiện hành thì không phải khoản thiệt hại nào cũng được tính vào giá thành sản phẩm.
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng
Ý kiến 1: Về việc hạch toán và trích khấu hao TSCĐ:
Công ty nên giao cho các đội tự quản lý và trích khấu hao tài sản cố định mà mình đang sử dụng.
Đến kỳ trích khấu hao, kế toán đội tính và phân bổ cho các công trình vào tài khoản 627 - 6274 - Chi tiết cho từng lần sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627 (6274) Có TK 214
Ý kiến 2: Về thiệt hại trong quá trình sản xuất:
Để tính được chính xác giá thành sản phẩm, công ty cần phải loại bỏ những chi phí không hợp lý ra khỏi giá thành . Những khoản chi phí này công ty nên xử lý như sau: