Lực lượng vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử - phần lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) Châu Tiến Lộc (Trang 102 - 106)

CHƯƠNG III CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945)

2. Lực lượng vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Thấu suốt tư tưởng cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác – Lênin, coi bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị quần chúng làm cơ sở, Đảng ta từng bước xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.

- Bộ phận nòng cốt ban đầu của lực lượng vũ trang cách mạng là đội du kích Bắc Sơn, được thành lập sau khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại. Về sau, đội du kích này đã phát triển thành hai đội Cứu quốc quân.

Để chống lại âm mưu tiêu diệt của địch, Cứu quốc quân đã tiến hành 8 tháng chiến tranh du kích (7/1941 đến 2/1942) ở Đình Cả, Tràng Xá.

- Sau đó, một bộ phận rút lên biên giới Việt – Trung củng cố lực lượng, một bộ phận ở lại xây dựng và phát triển cơ sở rồi tiếp tục tiến xuống miền xuôi, mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp Thái Nguyên, Tuyên Quang.

- Ở căn cứ Cao Bằng, Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ thị thành lập đội quân đội du kích thoát ly và các đội tự vệ chiến đấu, tiến tới thành lập các đội vũ trang thoát ly các cuộc tổng huyện.

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 103 -

- Từ giữa năm 1944, tình hình chuyển biến mau lẹ, có lợi cho lực lượng cách mạng. Trước tình hình đó, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa” (7/5/1944). Đến tháng 9/1944, Đảng lại ra lời kêu gọi “sắm sửa vũ khí, đuổi kẻ thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi nổi khắp nơi. Nhân dân hăng hái mua sắm vũ khí, xây dựng các đội tự vệ, ra sức luyện tập quân sự.

- Đúng lúc đó, Hồ Chí Minh sau một thời gian bị chính phủ Tưởng Giới Thạch giam cầm ở Trung Quốc, đã trở về nước, tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 22/12/1941, Người ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với phương châm : chính trị nặng hơn quân sự, tuyên truyền nặng hơn tác chiến.

- Sau khi thành lập, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã lập chiến công đầu, lần lượt hạ hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng), làm nức lòng nhân dân cả nước.

- Ngoài lực lượng vũ trang trung ương, Đảng còn tích cực xây dựng phát triển các đội vũ trang địa phương ỏ huyện tỉnh, lập các đội diệt ác, tuyên truyền vũ trang.

- Sau khi Nhật đảo chính Pháp, lực lượng vũ trang đã có một bước tiến mới. Ở căn cứ Việt Bắc, lực lượng vũ trang đã tiến hành chiến tranh du kích cục bộ, tiến công các đồn bót của địch, tạo điều kiện để quần chúng nổi dậy khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ. Ở các địa phương cũng xuất hiện thêm nhiều đội vũ trang mới, tiêu biểu là du kích Ba Tơ (Quãng Ngãi), du kích Bắc Giang, Hưng Yên…

- Ngày 16/4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì họp đã quyết định: thống nhất các lực lượng vũ trang thành “Việt Nam giải phóng quân”; mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ quân sự, chính trị,phát triển lực lượng vũ trang; phát triển chiến lược du kích; xây dựng căn cứ kháng Nhật, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ; thành lập Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kì để chỉ huy các chiến khu miền Bắc và giúp đỡ toàn quốc về mặt quân sự.

- Thành lập căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai sau khởi nghĩa Bắc Sơn, thành lập căn cứ địa Cao Bằng khi Hồ Chí Minh về nước (đầu năm 1941). Hai căn cứ địa này phát triển rộng ra đến 1943 thì liên lạc được với nhau, hoạt động phối hợp nhau.

- Tháng 6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên) được thành lập: Uỷ ban lâm thời khu giải phóng do Hồ Chí Minh đứng đầu, thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Khu Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập sau này. Nhiều chiến khu khác lần lượt ra đời. Hệ thống an toàn khu Trung ương xung quah Hà Nội cũng được kiện toàn. Các đội chiến đấu, ra đời ngày càng nhiều.

- Trên cơ sở chuẩn bị lực lượng vũng trang chu đáo, nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ động nắm bắt thời cơ, Đảng đã kịp thời hạ quyết tâm chính xác, lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, lực lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt, xung kích,

 Trong những đòn quyết định đánh vào đầu não địch ở Hà Nội và các đô thị, lực lượng vũ trang đã nhanh chóng hỗ trọ cho các lực lượng chính nổi dậy đè bẹp sức phản kháng của kẻ thù, giành quyền làm chủ, đưa lại thắng lợi về tay nhân dân.

Câu hỏi 142.

Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh : Những thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945) là kết quả của quá trình chuẩn bị trực tiếp từ 1939 đến 1945 và kịp thời chớp lấy thời cơ của Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân Việt Nam.

Hướng dẫn làm bài

Thí sinh cần đảm bảo có những ý chính sau và dựa trên cơ sở kiến thức ở phần I – “Kiến thức cơ bản”, để hoàn thiện bài làm :

1. Tháng 1/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta thực hiện sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tích cực chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến được thể hiện trong Hội nghị của Đảng tháng 5/1941.

2. Mặt trận Việt Minh ra đời, đã xây dựng lực lượng cách mạng trong cả nước, bao gồm lực lượng chính trị (các hội cứu quốc của tổ chức Việt Minh) và lực lượng vũ trang (Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên tuyền giải phóng quân và các căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai), tiến hành đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang...

3. Sau cuộc đảo chính Nhật (9/3/1945), Đảng Cộng sản Đông Dương và mặt trận Việt Minh đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, chuẩn bị tổng khởi nghĩa... cao trào kháng nhật cứu nước biến thành cao trào tiền khởi nghĩa.

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 104 -

4. Ngày 18/4/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Thời cơ cách mạng đã đến. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13/8 đến 15/8/1945) chủ trương phải tập trung lực lượng, thống nhất và kịp thời hành động để thực hiện mục đích là giành độc lập hoàn toàn. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Tiếp đó quốc dân đại

hội đã hiệu triệu nhân dân toàn quốc vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

5. Chớp thời cơ nhân dân cả nước đã vùng lên khởi nghĩa và giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giáp quân Nhật.

6. Cách mạng tháng Tám diễn ra trong điều kiện khách quan thuận lợi, nhưng nếu không có lực lượng, không vùng lên kịp thời thì cũng không tạo ra thắng lợi kỳ diệu của cách mạng tháng Tám. Sự chuẩn bị lực lượng và chớp thời cơ giữ vị trí rất quan trọng.

Câu hỏi 143.

Cách mạng Tháng Tám 1945 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cách mạng Việt Nam ? Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm này, anh (chị) hãy chứng minh một bài học kinh nghiệm đã được vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ (1954 – 1975) của nhân dân ta.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007) Hướng dẫn làm bài

1. Những bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng Tám.

a. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đưa nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu, nhằm tập trung lực lượng để thực hiện cho kỳ được yêu cầu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

b. Đánh giá đúng và biết tập hợp, tổ chức lực lượng các giai cấp cách mạng, trong đó công nông là đội quân chủ lực. Trên cơ sở khối liên minh công nông, biết khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp yêu nước và tiến bộ trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.

c. Nắm vững và vận dụng quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.

2. Các bài học kinh nghiệm này được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và đế quốc Mỹ (1954 – 1975). (Thí sinh chỉ trình bày 1 trong 3 bài học).

* Bài học 1:

a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

- Trong thời kỳ này, Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giải phóng dân tộc, giành độc lập và dân chủ là nhiệm vu trực tiếp, còn chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên.

- Trong khi tập trung sức người và sức của để hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến, Đảng chỉ rõ phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta và khi có điều kiện, Đảng bắt tay xây dựng 1 số cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hộivới mức độ thấp.

- Trong thời kỳ này Đảng ta cũng đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiệm vụ đan tộc và dân chủ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây chính là tiếp tục sự nghiệp của cách mạng Tháng Tám, tuân thủ phương hướng, mục tiêu và qui luật của một cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Trên quan điểm này, Đảng ta chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cuộc kháng chiến là: đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất; đồng thời trong quá trình kháng chiến, Đảng ta đã tiến hành xây dựng chế độ mới (dân chủ nhân dân) ban bố các quyền tự do dân chủ về chính trị, về kinh tế, văn hoá, giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất nhằm bồi dưỡng sức dân, trước hết là nông dân, củng cố khối liên minh công nông, trên cơ sở đó đoàn kết toàn dân tộc để đánh Pháp và tay sai.

b. Trong kháng chiến chống Mỹ (1945 – 1975)

- Trong kháng chiến chống Mỹ : mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau thể hiện trong việc Đảng ta đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 105 -

chiến lược này có mối quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩy lẫn nhau phát triển. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vị trí quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, Cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam có vị trí quyết định trực tiếp sự nghiệp giải phóng miền Nam ; cả hai miền đều nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc. Trong Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, Đảng ta chủ trương tập trung lực lượng đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai.

- Với đường lối trên, cách mạng nước ta huy động được sức mạnh cả nước, sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai.

* Bài học 2

a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

- Để huy động sức mạnh toàn dân chống Pháp xâm lược, Đảng đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện. Với đường lối này, Đảng ta đã huy động được các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Việt Minh (1941 – 1951), Mặt trận Liên Việt, nòng cốt là liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Với chiến lược đại đoàn kết dân tộc này, Đảng ta đã huy động được sức mạnh toàn dân đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, trong đó lực lượng nòng cốt là quân đội với ba thứ quân, đánh giặc trên mọi phương diện : quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, tạo nên nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, đánh bại một đế quốc có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh hơn ta nhiều lần.

b. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh nhân dân được tiến hành toàn diện. Thấm nhuần chân lý : “Không có gì qúy hơn độc lập tự do”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, nhân dân hai miền phối hợp chặt chẽ trong cuộc đấu tranh theo tinh thần miền Nam là tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc.

- Nhân dân 2 miền Nam Bắc được tập hợp trong các tổ chức mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình;

song tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” do một Đảnh lãnh đạo. Đây là một thành công lớn về chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Bài học 3

a. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954 ).

- Trong kháng chiến chống Pháp, kinh nghiệm cách mạng bạo lực của Cách mạng tháng Tám được kế thừa và sự phát triển theo đặc thù của chiến tranh, của kháng chiến chống Pháp, nên phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh toàn dân, đánh địch toàn diện; đứng chân vững chắc ở nông thôn để đánh địch cả nông thôn và thành thị, kháng chiến toàn diện, nhưng vũ trang là quyết định; kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh vũ trang làm hình thức đấu tranh chủ yếu có ý nghĩa quyết định.

- Khéo kết hợp chiến trường chính với chiến trường phụ, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích kết hợp tác chiến với địch vận; đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, nắm vững và chủ động thời cơ để tiêu diệt địch như các trận thắng lớn ở Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc... (cả hoạt động tác chiến và phá tề trừ gian khuấy động vùng địch hậu), các cuộc tiến công chiến lược trong Đông Xuân 1953 – 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là những thành công điển hình về việc sáng tạo và nắm vững thời cơ tiêu diệt địch trong nghệ thuật chiến dịch cũng nhue chỉ đạo chiến lược quân sự.

b. Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

- Phương pháp bạo lực cách mạng dược Đảng ta vận dụng và đạt đến đỉnh cao. Đó là sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân,tiền hành khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy với tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng 3 mũi giáp công : quân sự, chính trị, binh vận ; kết hợp 3 thứ quân ; kết hợp đánh lớn, đánh nhỏ và đánh vừa; thực hiện làm chủ đề tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.

- Nắm vững phương châm chiến lược lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ mở những trận tiến công chiến lược (Phong trào Đồng khởi, cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân 1968,

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 106 -

cuộc Tiến công chiến lược 1972. ...) để làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh tiến lên thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 rộng khắp đè bẹp quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.

Câu hỏi 144.

Bằng những sự kiện có chọn lọc trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 1945), anh (chị) hãy phân tích và chứng minh nhận định sau đây: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một điểm nút, đường dẫn điểm nút ấy được khởi đầu bằng sự thành lập của Đảng năm 1930, để có cao trào 1930 – 1931 và cùng trên một sợi dây liên mạch dẫn tới cao trào 1936 – 1939, đặc biệt là cao trào 1939 – 1945. Những thắng lợi của cao trào 1939 – 1945 chính là có những thắng lợi và bài học của cao trào 1930 – 1931 và 1936 – 1939 gộp lại.”

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003) Hướng dẫn làm bài

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi bằng cuộc tổng khởi nghĩa trong 15 ngày (từ ngày 14 đến 18/8/1945). Để có được thắng lợi trong 15 ngày, thắng lợi giành được một cách nhanh chóng, ít đổ máu, Cách mạng tháng Tám được chuẩn bị trong 15 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930) đến năm 1945. Trong 15 năm đó, sự chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng của Đảng Cộng sản thể hiện ở các mặt sau :

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử - phần lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) Châu Tiến Lộc (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)