CHƯƠNG V VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
1. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
+ Công tác chuẩn bị.
+ Điền những ký hiệu thể hiện những nét diễn biến chính của từng chiến dịch vào bản đồ (kèm theo ở trang bên).
2. Phân tích nguyên nhân thành công và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2000) Hướng dẫn làm bài
+ Công tác chuẩn bị :
* Chủ trương của Đảng : Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21. Hội nghị nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân...Hội nghị Bộ Chính trị cuối năm 1974,... nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng tiếp tục con đường cách mạng bạo lực (truyền thống của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc).
* Miền Bắc : Từ sau Hiệp định Pari (1973) càng tăng cường về mọi mặt...làm nhiệm vụ hậu phương lớn...hướng tới mục tiêu là cuộc Tổng tiến công (dẫn các số liệu người và của...)
* Miền Nam : Từ tháng 10/1973, kiên quyết đánh trả những cuộc tấn công lấn chiếm của địch, thành lập các binh đoàn...Ở các vùng giải phóng, nhân dân ra sức sản xuất và chiến đấu, bảo vệ vùng giải phóng.
+ Điền kí hiệu :
BẢN ĐỒ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 185 -
+ Phân tích nguyên nhân thành công và ý nghĩa lịch sử.
* Nguyên nhân thắng lợi :
- Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.
- Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương.
- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
- Nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
* Ý nghĩa :
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
- Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
Câu hỏi 271.
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 186 -
Tại sao Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công đầu tiên trong năm 1975 ? Phân tích nghệ thuật quân sự của chiến dịch Tây Nguyên. Chiến dịch này thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ tiến trình phát triển của cuộc tổng tiến công và nổi dậy ?
Hướng dẫn làm bài
1. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tháng 10 – 1974, quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công đầu tiên trong năm 1975 bởi vì : Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng mà ta và địch cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở.
2. Nét đặc sắc về mặt quân sự của chiến dịch Tây Nguyên.
* Sơ lược diễn biến :
- Thực hiện kế hoạch, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí hiện đại, mở chiến dịch với quy mô lớn ở Tây Nguyên.
- Ngày 10/3/1975, sau khi đánh nghi binh ở Plâyku, Kon Tum, ta tiến công và giải phóng buôn Mê Thuột. Ngày 12/3, địch phản công chiếm lại Bôn Ma Thuột nhưng không thành.
- Sau hai đòn đau ở Buôn Ma Thuột (vào các ngày 10 và 12/3), hệ thống phòng thủ địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngủ rối loại. Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.
- Ngày 24/3/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn dân.
* Nhận xét :
- Bộ Chính trị biết chớp lấy thời cơ, đề ra chủ trương chính xác kịp thời. Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, tất cả các chiến trường ở miền Nam đều hoạt động đánh địch mạnh để chuẩn bị phối hợp.
- Bên cạnh đó, khi Tây Nguyên nổ súng, các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương và quần chúng ở các tỉnh Trị - Thiên – Huế, Quảng – Đà đã đẩy mạnh hoạt động ở địa phương, kềm chân Nguỵ không cho chúng kéo về ứng cứu Tây Nguyên, đánh bại chúng, giải phóng Quảng Trị, đồng thời tạo thế bao vây và cô lập Huế, Đà Nẵng... Kết hợp tiến công và nổi dậy, chiến trường chính với chiến trường phụ, đánh địch cả trường mặt lẫn sau lưng, chính là đỉnh cao của nghệ thuật phối hợp chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực với chiến tranh nhân dân ở các địa phương của Đảng ta.
- Trận đánh mở đầu đánh Buôn Ma Thuột là ta đã điểm trúng huyệt quân địch vì đây là một vị trí chiến lược rất quan trọng và có nhiều yếu tố giúp ta nhanh chóng thắng lợi. Ta đánh Buôn Mê Thuột với phương châm táo bạo, thọc sâu, đánh đúng những mục tiêu quan trọng trước rồi mới toả ra tiêu diệt ở vòng ngoài. Thắng lợi của ta ở trận Buôn Ma Thuột đã làm cho địch suy sụp về tinh thần, tan rã về tổ chức, rối loạn về chiến lược, rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của chúng, tạo điều kiện cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường miền Nam.
- Muốn tạo được yếu tố bất ngờ phải giữ gìn bí mật tốt và đánh lừa địch. Bí mật, bất ngờ là những yếu tố quan trọng để giành được thắng lợi trong quân sự. Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, địch vẫn cho là ta chưa có khả năng đánh lớn. Khi ta chuẩn bị tiến công Buôn Ma Thuột, ta nghi binh làm cho địch tưởng lầm ta sẽ tấn công Plâyku và Kon Tum, càng làm cho địch nhận lầm hướng tiến công của quân ta nên lực lượng chốt giữ ở Tây Nguyên mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở.
- Tiến công Tây Nguyên thắng lợi, ta liền giải phóng luôn một số tỉnh đồng bằng ven biển miền Nam Trung bộ : Phú Yên, Khánh Hoà...chia cắt địch làm hai bộ phận Bắc Nam. Điều này có nghĩa là chia cắt địch không làm cho chúng phối hợp, ứng cứu nhau.
3. Ý nghĩa : Chiến dịch Tây Nguyên là đòn đánh tiêu diệt lớn mở đầu, được quân dân ta hoàn thành xuất sắc: tiêu diệt lực lượng chủ yếu của một quân đoàn địch, nhanh chóng phá vỡ tuyến phòng ngự của địch, tạo điều kiện cho các đòn đánh tiếp sau đánh tiêu diệt lớn hơn, làm thất bại hoàn toàn chiến lược phòng ngự của địch ở miền Nam, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
+ Chớp lấy thời cơ, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị đã sáng suốt đề ra quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5.
+ Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
Câu hỏi 272.
Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 187 -
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra với những chiến dịch lớn nào ? Chiến dịch nào đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy này ? Vì sao ?
Hướng dẫn làm bài
1. Cuối 1974 đầu 1975, trên cơ sở phân tích so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976.
Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì giải phóng trong năm 1975.
2. Thực hiện chủ trương của Đảng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra với ba chiến dịch lớn. Mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên với trận then chốt ở Buôn Ma Thuột (10/3/1975),…
đến ngày 24/3/1975, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên.
3. Trong khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, Bộ Chính trị quyết định tiến hành giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Chiến dịch này diễn ra từ ngày 21/3 đến ngày 29/3 thì giành được thắng lợi.
4. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 26/4 đến ngày 30/4 thì kết thúc thắng lợi. Đây là chiến dịch có ý nghĩa quyết dịnh đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 vì:
chiến dịch này là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, nó diễn ra với qui mô lớn nhất, 5 cánh quân cùng lúc tiến công vào các mục tiêu của trung tâm đầu não chính quyền và quân đội Sài Gòn, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn, đây là điều kiện quyết định để giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu hỏi 273.
Những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam.
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2005) Hướng dẫn làm bài
+ Biết chớp đúng thời cơ và đề ra chủ trương, kế hoạch chính xác, linh hoạt:
Cuối năm 1974, thấy thời cơ thuận lợi, Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 – 1976), đồng thời cũng dự kiến một phương án: nếu có thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Đến tháng 3/1975, khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra thuận lợi, Đảng quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa.
+ Biết kết hợp tiến công với nổi dậy:
Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong toàn miền. Khi quân ta mở cuộc tiến công Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn thì quần chúng bên trong liền nổi dậy phối hợp. Nhiều địa phương khác tình hình cũng diễn ra tương tự.
+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa chiến trường chính và chiến trường phụ:
Chọn hướng đánh mở đầu và Tây Nguyên, “điểm huyệt” Buôn Mê Thuột đánh lạc hướng phán đoán của địch. Đây là một vị trí chiến lược quan trọng và có nhiều yếu tố bất ngờ. Sau Tây Nguyên, ta mở Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, tiếp đó là Chiến dịch Hồ Chí Minh, giành thắng lợi dồn dập. Kế hoạch giải phóng 2 năm thực hiện trong vòng 2 tháng.
Câu hỏi 274.
Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007) Hướng dẫn làm bài