Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử - phần lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) Châu Tiến Lộc (Trang 170 - 180)

CHƯƠNG V VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của

- Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu trên chiến trường vừa đấu tranh trên bàn đàm phán với địch.

- Năm 1969, thực hiện Di chúc của Bác Hồ, cả nước đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

a. Thắng lợi về chính trị

- Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

- Trong hai năm 1970 – 1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị.

Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoạt miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1969 – 1973)

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 171 -

- Ngày 24 đến 25/4/1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm đối phó việc Mĩ chỉ đạo bị tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập của Xihanúc (18/3/1970) để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới; biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.

- Ở các nơi khác, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sinh viên, học sinh nổ ra liên tục.

- Quần chúng nổi dậy phá “Ấp chiến lược”, chống “bình định”. Đầu năm 1971, cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với 3 triệu dân

b. Thắng lợi quân sự

- Từ ngày 30/4 – 30/6/1970, quân dân Việt – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.

- Từ 12/2 đến 23/3/1971, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 22.000 địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

- Thắng lợi trên mặt trận quân sự đã hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị, chống “bình định”.

3. Cuộc Tiến công chiến lược 1972

- Ngày 30/3/1972: Ta bất ngờ mở cuộc tiến công chiến lược, đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp miền Nam, diệt 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn.

- Sau đó, địch phản công mạnh, gây cho ta nhiều thiệt hại. Mỹ tiến hành trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6/4/1972.

* Ý nghĩa.

- Giáng đòn mạnh vào chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.

- Buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).

II/ MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠT LẦN THỨ HAI CỦA MĨ VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG (1969 – 1973)

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

- Yêu cầu cấp bách của miền Bắc trong giai đoạn này là khắc phụ hậu quả chiến tranh, khôi pục và phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những yếu kém trong nền kinh tế.

- Thực hiện chủ trương của Đảng Đảng và Di chúc của Hồ Chủ tịch, trên khắp miền Bắc dấy lên phong trào thi đua học tập, công tác, lao động sản xuất nhằm khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

- Nông nghiệp, chăn nuôi được đưa lên làm ngành chính. Các hợp tác xã tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và nhiều biện pháp thâm canh tăng vụ. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968. Việc cải tiến quản lí hợp tác xã có bước phát triển.

- Công nghiệp, nhà máy Thủ điện Thác Bà (Yên Bái) là nhà máy thuỷ điện được ta gấp rút hoàn thanh và bắt đầu phát điện từ tháng 10/1971. Một số ngành công nghiệp quan trọng, như điện, than, cơ khí, vật liệu xây dựng ….đều có bước phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng năm 1971 tăng 142%

so với năm 1968.

- Giao thông vận tải, các tuyến giao thông chiến lược bị phá hoại nặng nề được khôi phục.

- Văn hoá, giáo dục, y tế cũng nhanh chóng được khôi phục và phát triển.

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất

- Ngày 6/6/1972, Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc khu IV cũ.

- Ngày 16/4, Níchxơn chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoạt miền Bắc lần hai. Đến ngày 9/5, tuyên bố phong toả cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.

- Nhờ chuẩn bị trước và với tư thế luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc đã chủ động, kịp thời chống trả địch ngay từ đầu trận. Các hoạt động xây dựng ở miền Bắc vẫn không bị ngừng trệ…

- Ngày 14/2/1972, Níchxơn phê chuân kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, bắy đầu từ tối ngày 18 đến 29/12/1972.

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 172 -

* Quân dân ta ở miền Bắc đã đánh trả không quân Mỹ những đòn đích đáng, bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mỹ, tập tan cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của chúng. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.

* Trong cuộc chiến tranh phá hoạt lần thứ hai (từ 6/4 đến 15/1/1973), miền Bắc bắn rơi 735 máy bay Mỹ, bắn chìm 125 tàu chiến, loại khoti vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ.

 “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, đã buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳng các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và kí Hiệp định Pari (27/1/1973).

3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

Trong thời gian Mỹ ngừng ném bom sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và cả trong lần thứ hai, miền Bắc đã tập trung lớn khả năng lực lượng và phương tiện để khắc phục kịp thời hậu của những trận đánh phả khốc liệt, vượt qua những cuộc bao vây phong tảo gắt gao của địch, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, có cả chiến trường Lào và Campuchia.

III/ HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM 1. Hoàn cảnh lịch sử

Đầu năm 1967, sau thắng lợi trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, ta chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao. Mục tiêu ngoại giao trước mắt là đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, coi đó là điều kiện để đi đến thương lượng ở bàn hội nghị.

Năm 1968, sau Mậu Thân 1968 và thắng lợi của ta trong chiến tranh phá hoại II, Mỹ phải thương lượng với ta từ 13/5/1968 (Từ 25/1/1969, giữa 4 bên gồm Mỹ + Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam dân chủ cộng hòa + Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam)

- Sau nhiều cuộc tiếp xúc, lập trường hai bên quá xa nhau: Việt Nam đòi Mỹ và đồng minh rút quân, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, Mỹ đòi miền Bắc rút quân và từ chối ký dự thảo Hiệp định dù đã thỏa thuận (10/1972)

- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Pari.

- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.

2. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari

Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh trong vòng 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Hai miền Nam – Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Hai bên ngừng bắn, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).

Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước.

3. Ý nghĩa lịch sử

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 173 -

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DỰA TRÊN CƠ SỞ BÀI HỌC

Câu hỏi 244. Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và Đông Dương Hoá chiến tranh” (1969 – 1973).

Câu hỏi 245. Nêu những thắng lợi chung của ba nước Đông Dương trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973).

Câu hỏi 246. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam : diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa.

Câu hỏi 247. Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1969 đến 1973 ?

Câu hỏi 248. Quân và dân miền Bắc đã đánh bại những cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ cuối năm 1972 như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa.

Câu hỏi 249. Cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B-52 của đế quốc Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 nhằm mục đích gì ? Thắng lợi của quân dân ta giành được trong trận chiến đấu chống tập kích của Mĩ như thế nào ? Nêu ý nghĩa của thắng lợi đó.

Câu hỏi 250. Miền bắc đã thực hiện nghĩa vụ của hậu phương như thế nào đối với tiền tuyến miền Nam từ năm 1969 đến năm 1973 ?

Câu hỏi 251. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973). Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định đó ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002)

C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu hỏi 252.

Đọc đoạn viết (dưới đây) trình bày lý do, mục đích, thời gian và những điểm giống nhau, khác nhau của ba chiến lược chiến tranh do Mĩ – Ngụy thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

Hãy sửa những chi tiết sai và điền những nội dung còn thiếu vào chỗ trống :

“Sau hàng loạt thủ đoạn “tố cộng”, “diệt cộng”, để cứu vãn chế độ Ngụy…………...…, trong thời gian từ 1959 đến 1973, Mĩ – Ngụy đã lần lượt thực hiện ba chiến lược chiến tranh.………...…… ở miền Nam Việt Nam. Ba chiến lược chiến tranh này tuy có điểm giống nhau đều là “loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới” của Mĩ; nhưng có những điểm khác nhau về :

+ Vai trò của quân Mĩ, quân ngụy và chư hầu………...……...

+ Phạm vi chiến tranh………...

+ Qui mô chiến tranh………....”

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2003) Hướng dẫn làm bài

Sửa và bổ sung:

Từ sau cuộc “Đồng khởi” (1959 – 1960), để cứu vãn chế độ ngụy và tiêu diệt lực lượng cách mạng, hòng duy trì chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, trong thời gian từ 1961 đến 1972, Mỹ - Ngụy đã lần lượt thực hiện ba chiến lược chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam. Ba chiến lược chiến tranh này tuy có điểm giống nhau đều là “loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới” của Mĩ; nhưng có những điểm khác nhau về:

+ Vai trò của quân Mĩ, quân ngụy và chư hầu ở chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Mĩ giữ vai trò

“cố vấn” và tăng cường viện trợ quân sự, phương tiện chiến tranh …; ở chiến lược “Chiến tranh cục bộ”:

Mỹ và chư hầu tham chiến trực tiếp và giữ nhiệm vụ chính trên chiến trường; ở chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân ngụy giữ vai trò chính trên chiến trường, Mỹ rút dần, chỉ giữ vai trò “cố vấn” và viện trợ quân sự, phương tiện chiến tranh.

+ Phạm vi chiến tranh: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” chỉ tiến hành ở miền Nam Việt Nam.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” lại tiến hành ở cả nước Việt Nam.

+ Qui mô chiến tranh: Chiến lược sau to lớn và ác liệt hơn nhiều so với chiến lược trước.

Câu hỏi 253. Điền vào 2 bảng thống kê dưới đây những sự kiện thích hợp :

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 174 -

Bảng 1 : Âm mưu của Mỹ trong việc thực hiện 3 chiến lược chiến tranh xâm lược ở miền Nam từ 1961 đến 1973

Tên chiến lược Hình thức Âm mưu Thủ đoạn Phạm vi thực hiện

Bảng 2 : Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam nhằm làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ

Tên chiến lược Chiến thắng mở đầu Chiến thắng kết thúc Kết quả

Hướng dẫn làm bài

Bảng 1 : Âm mưu của Mỹ trong việc thực hiện 3 chiến lược chiến tranh xâm lược ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1973:

Tên

chiến lược Hình thức Âm mưu Thủ đoạn Phạm vi

thực hiện Chiến tranh

đặc biệt (1961 - 1965)

Chiến tranh xâm lược

thực dân kiểu mới.

- Tiến hành bằng quân đội ngụy + cố vấn Mĩ chỉ huy + vũ khí phương tiện chiến tranh của Mỹ

- Dùng người Việt đánh người Việt.

+ Tăng cố vấn Mỹ.

+ Lập Bộ chỉ huy quân đội Mĩ ở Sài Gòn (MACV) 8/2/1962 + Tăng quân Ngụy.

+ Đẩy mạnh “Tìm diệt và binh định”.

Miền Nam

Chiến tranh cục bộ

(1965 - 1968)

Chiến tranh xâm lược

thực dân kiểu mới.

+ Tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ + quân chư hầu + ngụy quân.

+ Quân Mỹ : giữ vai trò quan trọng

+ Tăng quân Mĩ.

+ Hành quân tìm diệt :

- “Ánh sáng sao” vào Vạn Tường.

- 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1967.

- Đẩy mạnh bình định.

- Thực hiện “chiến tranh phá hoại ở miền Bắc”.

- Miền Nam

- Miền Bắc

Bảng 2 : Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam nhằm làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ :

Tên chiến lược Chiến thắng mở đầu Chiến thắng kết thúc Kết quả Chiến tranh

đặc biệt (1961 - 1965)

+ Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2/1/1963 : đánh bại cuộc hành quân càn quyét 2000 Mỹ - Ngụy Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy với phương tiện chiến tranh hiện đại.

- Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964 : diệt 1700 địch phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

+ Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.

Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)

+ Vạn Tường (Quảng Ngãi) (18/8/1965) : diệt 900 địch, 22 xe tăng + 13 máy bay

+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) : diệt 147.000 địch

+ Chiến lược “chiến tranh cục bộ” bị phá sản.

+ Chấm dứt ném bom miền Bắc thương thuyết với ta ở Pari.

Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973)

+ Đánh bại cuộc hành quân của Mỹ ngụy ở Đông Bắc Campuchia (từ ngày 30/4 đến 30/6/1970) tiêu diệt 17.000

+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1972 : diệt 20 vạn tên địch

+ Chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh bị phá sản.

+ Mỹ phải ký Hiệp

Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 175 -

địch, giải phóng 5 tỉnh ở Đông Bắc Campuchia

định Pari (27/1/1973) chấm dứt chiến tranh

Câu hỏi 254. Lập bảng thống kê những thủ đoạn và những sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mỹ – Nguỵ ở ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá” chiến tranh,

theo yêu cầu của mẫu sau :

Chiến lược chiến tranh Thủ đoạn của Mỹ – Nguỵ

Sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mỹ – Nguỵ ở chiến lược chiến tranh

“Chiến tranh đặc biệt”

“Chiến tranh cục bộ”

“Việt Nam hoá” chiến tranh

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003) Hướng dẫn làm bài

Chiến lược chiến tranh Thủ đoạn của Mỹ – Nguỵ

Sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mỹ – Nguỵ ở chiến lược chiến tranh

“Chiến tranh đặc biệt” - Tăng viện trợ và “cố vấn” của Mĩ...

- Đồn ân lập “Ấp chiến lược”.

Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964.

“Chiến tranh cục bộ” - Đưa quân Mĩ và chu hầu tham chiến trực tiếp, giữa vai trò chính trên chiến trường...

- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc...

Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân (1968).

“Việt Nam hoá” chiến tranh - Tăng viện trợ quân sự, giúp nguỵ quân có thể “tự gánh vác lấy chiến tranh”.

- Tăng viện trợ kinh tế...

- Dùng kinh tế để thực hiện mục đích chính trị...

- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

- Bắt tay cấu kế với các nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Cuộc tiến công chiến lược 1972

Câu hỏi 255.

Từ năm 1954 đến năm 1973 quân và dân miền Nam đã đánh bại những chiến lược chiến tranh nào của Mỹ ? Trong những chiến thắng đó, thắng lợi nào có tính chất quyết định làm phá sản các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ?

Hướng dẫn làm bài

a. Từ 1954 – 1960 : Chiến lược “chiến tranh một phía” ... Mỹ Diệm tiến hành hàng loạt các cuộc tàn sát đẩm máu với quốc sách “tố cộng diệt cộng”.

- Quân và dân Miền Nam nỗi dậy đấu tranh ... phong trào Đồng Khởi (1960) đánh dấu cuộc chuyển biến của Cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Chính quyền Ngô Đình Diệm khủng hoảng trầm trọng, làm thất bại hoàn toàn “chiến tranh một phía” của Mỹ.

b. Từ 1960 – 1965 : chiến lược chiến tranh đặc biệt của Kennơđi thông qua hai kế hoạch Stalây – Tâylo và Giônsơn – Mắc Namara.

- Quân và dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai liên tiếp đánh bại nhiều cuộc càn quét của Mỹ Diệm, chiến thắng Ấp Bắc tháng (1/1963) ... chiến thắng Bình Giã (1964), quân dân miền Nam làm phá sản cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.

c. Từ 1965 – 1968 : Chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt, bình định” và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc...

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử - phần lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) Châu Tiến Lộc (Trang 170 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)