Chương 2 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
2.2. Hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Số doanh nghiệp và số vốn đầu tư nước ngoài vào Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay.
Với các giải pháp tích cực, chủ động, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, Vĩnh Phúc đã trở thành điểm sáng trong thu hút các nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó phần lớn là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan...
Tại một diễn đàn xúc tiến đầu tư tại nước ngoài mới đây, ông Phạm Văn Vọng - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhấn mạnh: Vĩnh Phúc “đang phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015”
và luôn sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp đến khảo sát đầu tư.
Ngoài các ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ Việt Nam, khi đầu tư vào Vĩnh Phúc, nhà đầu tư nước ngoài còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư do tỉnh ban hành, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ đào tạo nghề và tuyển dụng lao động…, thời hạn giải quyết hồ sơ được rút ngắn chỉ còn 1/3 so với quy định chung.
Ông Vọng cho biết thêm, Vĩnh Phúc cam kết sẽ tiếp tục cải thiện các điều kiện về thủ tục hành chính, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực..., nhằm tạo lập môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và thông thoáng để các nhà đầu tư tham gia đầu tư và thực hiện thành công các dự án.
Bảng 2.2: Tình hình thu hút FDI ở Vĩnh Phúc qua các năm
Chỉ tiêu 2003 2004 200 5
200
6 2007 2008 200 9
201 0
201 1
201
2 2013 201 4
Số dự án 34 22 27 35 14 32 18 15 11 6 12 41
Số vốn đăng ký (tr. USD)
365,6 3
198,1
4 212,6 190 178,6
6
302,
9 120 250 108 78,7 110,
5 350
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc) Năm 2003, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 143 dự án đầu tư vào tỉnh.
Trong đó có 34 dự án có vốn FDI và 109 dự án trong nước. Mặc dù số dự án
FDI chỉ chiếm 23,8% tổng số dự án nhưng lại có số vốn đăng ký kinh doanh rất cao là 365,63 triệu USD tương đương 5484,54 tỷ VNĐ gần bằng một nửa tổng số vốn đăng ký của 143 dự án. Điều này cho thấy lượng vốn FDI đầu tư thông qua các dự án chiếm xấp xỉ 1/2 tổng lượng vốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc tính đến tháng 2/2003. Riêng hai tháng đầu năm 2003, tỉnh Vĩnh phúc đã thu hút được 22 dự án đầu tư, trong đó có 4 dự án có vốn đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 38 triệu USD đạt 36% kế hoạch năm, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2005: Trên địa bàn tỉnh thu hút được 27 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 212,6 triệu USD, trong đó có 07 dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với số vốn tăng là 100 triệu USD, tăng 1,3 lần về số dự án và 1,7 lần về số vốn đầu tư so với năm 2004, đạt 177,2% về số vốn đầu tư so kế hoạch năm.
Năm 2006, thực hiện cả năm trên địa bàn tỉnh thu hút được 75 dự án trong đó có 35 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 190 triệu USD, tăng 30%
về số dự án; 40 dự án trong nước, với số vốn đăng ký là 2.500 tỷ ðồng.
Năm 2007: Đến hết tháng 6/2007 trên địa bàn tỉnh có 474 dự án còn hiệu lực gồm 120 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 1,06 tỷ USD và 354 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 21.581,6 tỷ đồng. Về thu hút dự án mới được tăng cường, đầu tư trong nước thu hút được 24 dự án mới và 4 dự án điều chỉnh, với tổng số vốn đầu tư là 1.417,1 tỷ đồng, bằng 86,3% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 35,4% kế hoạch năm, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp như: thiết bị điện tử, linh kiện xe máy, dược phẩm, khoá cửa, giấy ăn cao cấp…đầu tư nước ngoài thu hút được 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 178,66 triệu USD tăng 53% về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ các nền kinh tế: Đài Loan (3 dự án, vốn đầu tư 18,56 triệu USD), Đức (01 dự án, vốn đầu tư 12,4 triệu USD), Hàn Quốc (3 dự án, vốn đầu tư 6,7 triệu USD), Nhật Bản (5 dự
án, vốn đầu tư 6,2 triệu USD).... Trong đó các dự án đầu tư về lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 81,65% về số dự án, tiếp theo là lĩnh vực du lịch - dịch vụ, đô thị chiếm 14,14% về số dự án, tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 2,74% về số dự án, còn lại là lĩnh vực đào tạo nghề.
Năm 2008: Lĩnh vực thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả cao với 124 dự án đầu tư mới, trong đó có 31 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa tổng số dự án FDI đến hết năm 2008 đạt 164 dự án với tổng vốn đăng ký 1,14 tỷ USD. Tính đến hết năm 2008, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc, trong đó có các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn điện tử công nghệ cao của Đài Loan như: Compal, Hồng Hải. Kết quả thu hút đầu tư trong năm 2008 tiếp tục đưa Vĩnh Phúc vào tốp các tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư trong cả nước và xếp thứ ba về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ sau thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Dương. Nhìn chung các dự án đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là các dự án FDI đều triển khai xây dựng nhanh và đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Vĩnh Phúc.
Năm 2010, riêng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ước thực hiện năm 2010, trên địa bàn tỉnh thu hút được 160 dự án tăng 44,1% so với năm 2009 (tăng 49 dự án), trong đó: 15 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 250 triệu USD tăng 154,3% so với năm 2009.
Lũy kế đến hết năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 601 dự án, trong đó 197 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 2.323,4 triệu USD; vốn thực hiện ước đạt 40,4% tổng vốn đăng ký.
Tính đến thời điểm năm 2014, Vĩnh Phúc đã thu hút được 41 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đầu tư là 350 triệu USD. Ngoài ra, có 12 dự án tăng vốn
(52 triệu USD) đã đưa tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm của Vĩnh Phúc đạt 402 triệu USD, đứng thứ 11/60 về thu hút FDI.
Xét về lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 175 dự án và tổng vốn đầu tư là 2,69 tỷ USD, chiếm 84% tổng số dự án và 85% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Vĩnh Phúc. Đứng thứ hai là ngành xây dựng với 11 dự án và tổng vốn đầu tư là 152 triệu USD, chiếm 5,3%
tổng số dự án và 4,8% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Vĩnh Phúc.
Đối với Vĩnh Phúc, đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất về thu hút vốn FDI. Đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế của cả nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm rõ rệt. Tuy nhiên, những số liệu trên cho thấy, mặc dù có những biến động lớn nhưng Vĩnh Phúc vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh tuy có ít hơn nhưng số vốn đăng ký tính theo dự án đã thể hiện quy mô đầu tư ngày càng lớn hơn so với trước.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, với việc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, tình hình tiếp nhận, thu hút các dự án FDI trên địa bàn quý I/2015 tăng so với cùng kỳ. UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự án FDI; trong đó, cấp mới 10 dự án và điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 3 dự án; tổng mức vốn đăng ký trên 95,2 triệu USD. Tính đến hết quý I/2015, trên địa bàn tỉnh có 191 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 3.100 triệu USD.
Theo ông Phùng Quang Hùng – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc:
“Vĩnh Phúc dự kiến, trong giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm, tỉnh thu hút được 25 dự án FDI với số vốn 300 triệu USD và 50 dự án đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng, hàng năm giải quyết việc làm mới
cho 6.000 - 7.000 lao động, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh”.
Từ đầu năm 2015 đến nay, đã có nhiều lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư, với các dự án có quy mô lớn, chủ yếu là Hàn Quốc; xuất hiện thêm các nhà đầu tư đến từ Châu Âu (Hà Lan, Pháp). Trong số 18 dự án FDI cấp mới trong 6 tháng đầu năm, có 13/18 dự án có vốn đầu tư Hàn Quốc, chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử.
Đánh giá chung về môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc, hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng, họ đã và đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh ở Vĩnh Phúc, dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn tiếp diễn.Theo họ, những yếu tố “được” của môi trường đầu tư - kinh doanh ở Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung chính là sự ổn định về xã hội - chính trị, dễ tuyển dụng lao động và quy mô thị trường gia tăng. Đặc biệt, các doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân, vì họ nhận thấy đây là tỉnh có nền công nghiệp phát triển và có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, nhất là đối với lĩnh vực công nhiệp phụ trợ; có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển. Chính vì vậy, 100% dự án đầu tư của Nhật Bản vào Vĩnh Phúc được đánh giá là rất thành công.
2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Vĩnh Phúc giai đoạn (2005-2014).
Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, Vĩnh Phúc đã thu hút được trên 190 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 3 tỷ USD của 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những Tập đoàn lớn trên thế giới như:
Toyota, Honda, Daewoo, Piaggio, Compal, Hồng Hải... Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua đã tạo điều kiện hình thành nên các trung tâm công nghiệp lớn về sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; trung tâm sản xuất vật liệu xây
dựng và đang từng bước hình thành trung tâm sản phẩm điện tử viễn thông, công nghệ cao.
Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng ở Vĩnh Phúc tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Vĩnh Phúc là tỉnh có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN.
Dựa trên những lợi thế mà Vĩnh Phúc có được để phát triển CNHT, cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng căn cứ vào cơ chế chính sách của tỉnh về ngành công nghiệp này. Các nhà hoạch định chính sách của tỉnh đã hướng CNHT của Vĩnh Phúc phát triển cơ bản trên 5 nhóm ngành chủ lực là: CNHT cơ khí sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; CNHT điện tử - tin học; CNHT cơ khí chế tạo; CNHT dệt may, da giày;
CNHT sản xuất vật liệu xây dựng.
Lý do lựa chọn phát triển 5 nhóm ngành CNHT cơ bản nói trên:
Một là, CNHT cơ khí sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy: Ở Vĩnh Phúc đã có các nhà lắp ráp lớp 1 quy mô lớn là điều kiện thuận lợi cho CNHT phát triển;
Hai là, CNHT điện tử-tin học: là lĩnh vực ưu tiên vì là ngành công nghệ cao phục vụ cho các DN trong và ngoài tỉnh;
Ba là, CNHT cơ khí chế tạo: là ngành công nghiệp nền tảng phục vụ cho sản xuất hầu hết các linh kiện, phụ kiện của các ngành. Ngành cơ khí không những phục vụ lắp ráp ô tô mà còn phục vụ tiêu dùng hay các ngành hàng khác;
Bốn là, CNHT dệt may, da giày: Cần có CNHT để phát triển vì hiện nay tại Vĩnh Phúc đã có các DN lớn. Ngành dệt may, da giày phải nhập khẩu phần lớn các nguyên liệu, phụ kiện nên cần có CNHT để giảm nhập siêu;
Năm là, CNHT sản xuất vật liệu xây dựng: Cần có CNHT để nâng cao mức độ tự động hóa trong quy trình sản xuất, giảm nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà trong nước đã tự sản xuất được.
Xét về lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 175 dự án và tổng vốn đầu tư là 2,69 tỷ USD, chiếm 84% tổng số dự án và 85% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Vĩnh Phúc. Đứng thứ hai là ngành xây dựng với 11 dự án và tổng vốn đầu tư là 152 triệu USD, chiếm 5,3%
tổng số dự án và 4,8% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Vĩnh Phúc. Các dự án còn lại tập trung vào lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, bán buôn bán lẻ…
Xét về đối tác đầu tư, Nhật Bản đứng thứ nhất với 22 dự án và tổng vốn đăng ký 861 triệu USD, chiếm 10% tổng số dự án và 27% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Vĩnh Phúc. Đứng thứ hai là Hàn Quốc với 80 dự án và tổng vốn đăng ký là 689 triệu USD, chiếm 38% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Vĩnh Phúc.
Xét về hình thức đầu tư, theo thống kê cho thấy chủ yếu các dự án FDI tại Vĩnh Phúc thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 72%
tổng vốn FDI tại Hà Nội. Các dự án còn lại thực hiện theo hình thức liên doanh, công ty cổ phần.
Đến hết tháng 4/2015, số dự án còn hiệu lực thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc là 178 dự án, gồm 35 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 11.142,93 tỷ đồng và 143 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.928,4 triệu USD.
Trong tháng 4/2015, Ban tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai dự án theo tiến độ cam kết. Tiến độ giải ngân của các dự án đạt kết quả khá, các dự án mới được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cuối năm 2014, đầu năm 2015 và một số dự án thuê nhà xưởng có tiến độ triển khai nhanh, đã hoàn thành xong việc xây dựng và đang lắp đặt máy móc thiết bị để
đi vào hoạt động. Đáng chú ý, dự án sản xuất mũ bảo hiểm của Công ty TNHH Hongjin Vina đăng ký tháng 10/2015 mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên Công ty đã đẩy nhanh tiến độ, đưa dự án đi vào hoạt động trong tháng 4/2015, sớm hơn dự kiến 06 tháng.
Vốn thực hiện tháng 4/2015 của các dự án FDI đạt 25,9 triệu USD, tăng 48% so cùng kỳ tháng 4/2014, của các dự án DDI đạt 20 tỷ đồng, bằng 85%
so với cùng kỳ. Đến nay, tỷ lệ vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 51,2%, của các dự án DDI đạt 15,61% vốn đầu tư đăng ký của các dự án.
Theo công bố mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Vĩnh Phúc đứng thứ 6 toàn quốc, thuộc nhóm rất tốt, tăng 20 bậc so với năm trước. Hầu hết các chỉ số thành phần, trong đó có những chỉ số quan trọng đều chuyển biến tích cực như: Chi phí thời gian, tính minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp…Đây là một yếu tố thuận lợi để tỉnh tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác thu hút đầu tư, phát triển các KCN trong thời gian tới.
2.2.3. Đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc.
Với các dự án đầu tư đang hoạt động trên địa bàn Vĩnh Phúc đã góp phần tạo ra sức tăng trưởng GDP cao cho nền kinh tế của tỉnh. Trong đó không thể không nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của các dự án FDI. Chính nhờ có các dự án FDI này, Vĩnh Phúc đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, khai thác tốt hơn nguồn nội lực, góp phần chuyển giao công nghệ, cải thiện kỹ năng lao động, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Thứ nhất là, tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế của tỉnh.