Chương 2 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
2.3. Thực trạng liên kết với doanh nghiệp nước ngoài để phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Những năm gần đây, Vĩnh Phúc có nhiều dự án sản xuất công nghiệp lớn đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư. Vĩnh Phúc được xem là một điểm sáng về
phát triển công nghiệp ở các tỉnh khu vực phía Bắc. Như vậy, sau khoảng 5 đến 10 năm tới, công nghiệp Vĩnh Phúc sẽ có sự tăng trưởng đáng kể về giá trị sản xuất, có nhiều sản phẩm mới với khối lượng lớn. Phát triển công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu ngân sách cho Tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nhập khẩu các linh kiện, phụ kiện phục vụ các ngành sản xuất, tăng tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong cơ cấu xuất - nhập khẩu của tỉnh. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐND ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra mục tiêu Vĩnh phúc trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 theo hướng hiện đại và trở thành thành phố Vĩnh phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các Khu công nghiệp: "Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để tạo ra sự tăng trưởng cao thúc đẩy sự phát triển các khu vực kinh tế khác". Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao làm nền tảng cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, vì vậy phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh là tất yếu.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang tồn tại nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, dựa vào tiềm năng, lợi thế vốn có của tỉnh, Vĩnh Phúc đã xác định được các ngành CNHT mũi nhọn để mở rộng quy mô phát triển bao gồm 5 ngành cơ bản là:
CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy CNHT sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo CNHT điện tử - tin học
CNHT sản xuất sản phẩm dệt – may, giày – dép.
CNHT sản xuất vật liệu xây dựng.
Dưới đây tác giả xin đề cập tới thực trạng liên kết kinh tế với doanh nghiệp nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu nêu trên ở tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3.1. Thực trạng liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
2.3.1.1. Công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy
Đây là nhóm ngành CNHT có mức đóng góp vào ngân sách của tỉnh lớn nhất hiện nay. Công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy bao gồm:
(1) Công nghệ nguyên vật liệu;
(2) Công nghệ chế tạo linh kiện;
(3) Công nghệ lắp ráp cụm;
(4) Công nghệ hoàn thành sản phẩm.
Trong đó, các bước công nghệ (1),(2),(3) là lĩnh vực công nghệ sản xuất của công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy.
Bước công nghệ (4) là phần lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.
Nếu theo các bước công nghệ ở trên, công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy của Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào bước công nghệ (2) Công nghệ chế tạo và (3) Lắp ráp tổng thành. Do đó, công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy mới dừng lại ở sản xuất một số linh kiện, phụ tùng mà nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu.
CNHT
Công nghệ vật liệu Công nghệ chế tạo Lắp cụm tổng thành
- Thép và gang - Nhựa hoá học - Kính, đệm cao su - Sợi, gỗ, chất kết dính - Kim loại màu
- Vải, cao su - Vật liệu khác
- Đúc kim loại, nhựa, cao su,
- Gia công áp lực, gia công chính xác, thuỷ lực - Chế tạo cắt gọt,
- Kỹ thuật điện, điện tử,...
- Khung, vỏ,
- Động cơ, ly hợp, hộp số - Trục truyền
- Bánh xe - Điện, ghế đệm
- Lái, phanh, treo, gương kính - Nhựa
Lắp ráp tổng thành Ô tô
Hình 2.1. Công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy
(Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020)
Một là, số cơ sở sản xuất:
Tính đến cuối năm 2010, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, xe máy có 20 cơ sở, chiếm 1,3% tổng số cơ sở ngành công nghiệp cơ khí của tỉnh, tăng 15 cơ sở so với năm 2000. Trong số 20 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy có 19 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy, số lượng doanh nghiệp nước ngoài vẫn chiếm đại đa số so với các doanh nghiệp trong nước về CNHT sản xuất ô tô, xe máy; thể hiện sự hạn chế về năng lực đầu tư của doanh nghiệp trong nước.
Bảng 2.4. Số cơ sở CNHT ô tô, xe máy phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn (2000-2011)
ĐVT: cơ sở
Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011
- CNHT Ô tô, xe máy, linh phụ
kiện 5 14 19 21 20 21
- Đầu tư nội địa 1 4 2 2 1 2
- Đầu tư nước ngoài 4 10 17 19 19 19
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc Hai là, số lao động làm việc trong ngành CNHT ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tính đến năm 2011, số lao động CNHT ô tô, xe máy là 14.886 người, chiếm gần 85% số lao động ngành cơ khí của tỉnh, tăng 12.479 người so với năm 2000. Trong đó, số lao động CNHT mô tô, xe máy vẫn là chủ lực (13.135 người).
Thứ ba, giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) và tăng trưởng
Giai đoạn 2001-2005, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, xe máy có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,50%. Giai đoạn 2006-2010, công
nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, xe máy có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,79%. Điều này cho thấy CNHT ngành ô tô, xe máy thời gian qua tăng trưởng nhanh và đây cũng là một trong những thành tựu đạt được của ngành ô tô, xe máy Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010. Trong cơ cấu CNHT ngành ô tô, xe máy thì chủ yếu là CNHT sản xuất mô tô, xe máy chiếm tỷ lệ cao từ 62,73-73,09%. Tình hình tăng trưởng CNHT ô tô, xe máy giai đoạn 2001-2010 như sau:
Bảng 2.5. GTSXCN và tăng trưởng CNHT ô tô, xe máy (2001-2010) ĐVT: Tỷ đồng
Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011
Tăng trưởng (%)
2001-2005 2006-2010 - CNHT Ô tô, xe máy,
linh phụ kiện 4.726 11.042 26.189 28.975 34.782 35.246 18,50 25,79 SX xe có động cơ 1.364 4.018 7.767 10.241 9.310 9.815 24,12 18,30 SX phụ tùng và bộ phận
hỗ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe
42 36 89 68 46 61 -3,04 5,02
SX mô tô, xe máy 3.223 6.926 18.324 18.663 25.423 26.523 16,53 29,70 SX phương tiện và thiết
bị vận tải chưa được phân vào đâu
97 62 8,8 3 2,7 3,2 -8,56 -46,57
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc Thứ tư là về thị trường:
Công ty Toyota Việt Nam (TMV) hiện nay là doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe ô tô lớn nhất Việt Nam tính theo công suất và số lượng xe cũng như doanh số bán xe của công ty hàng năm. Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) năm 2009 lượng xe bán ra của Toyota Việt Nam chiếm 25,2% thị phần các công ty thuộc VAMA, tức là khoảng 21,8%
thị trường ô tô Việt Nam hàng năm. Sản phẩm nội địa hóa gồm của TMV: Bộ dây điện; ống sả; tấm lót sàn; Đệm cao su dán kính; Bộ dụng cụ; Khung xe;
Ống dẫn dầu phanh; Thanh gia cường bảng táp-lô; Các chi tiết dập; Ăng ten;
Ắc quy; Chắn bùn; Bộ ghế; Bàn đạp; Tấm che nắng; Van chân không.
Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, TMV đã mời gọi thành công các công ty cung cấp phụ tùng thuộc tập đoàn Toyota đầu tư vào Việt Nam như Denso, Toyota Boshoku Hải Phòng, Toyota Gosei Hải Phòng để sản xuất phụ tùng, đồng thời xuất khẩu các phụ tùng ô tô ra toàn cầu. Trải qua 14 năm hoạt động, TMV đã thiết lập được một mạng lưới vững chắc 11 nhà cung cấp tại cả hai miền Nam-Bắc. Số đầu chi tiết mà các nhà cung cấp đã cung ứng cho TMV đã lên tới hơn 300 chủng loại đa dạng, bao gồm cả chi tiết thường và chi tiết chức năng đòi hỏi về mặt kỹ thuật và chất lượng.
Công ty Hon đa Việt Nam (HVN) đang là nhà chế tạo và lắp ráp xe máy có sản lượng lớn nhất trong số các liên doanh xe khác đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2010, HVN đã bán ra khoảng 1,5 triệu xe các loại và trong năm 2011 là 1,9 triệu xe. Trong khi đó, tổng công suất lắp ráp tại hai nhà máy đang hoạt động hiện là 2 triệu xe/năm.
Trong đó, riêng liên doanh Honda với thị phần chiếm khoảng 60% thị trường xe máy Việt Nam đang đầu tư thêm 70 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất. Với việc đầu tư này, liên doanh Honda đã nâng tổng công suất của hai nhà máy tại Vĩnh Phúc từ 1,5 triệu chiếc lên 2 triệu chiếc/năm. Chưa dừng lại ở đây, mới đây liên doanh này tiếp tục công bố xây dựng nhà máy thứ 3 tại Khu công nghiệp Đồng Văn 2 (Hà Nam) với số vốn đầu tư hơn 120 triệu USD, đưa tổng công suất của cả 3 nhà máy lên mức 2,5 triệu chiếc/năm.
Tiếp đến, hồi đầu tháng 4-2011, hãng sản xuất xe tay ga đến từ Italia là Piaggio Việt Nam cũng động thổ, mở rộng nhà máy tại Vĩnh Phúc để nâng công suất lên mức 300.000 xe/năm.
Thứ năm là giá trị xuất khẩu:
Giá trị của CNHT ô tô, xe máy năm 2000 đạt 237 tỷ đồng, năm 2005 đạt 748 tỷ đồng, đến năm 2010 đã là 2.960 tỷ đồng (chiếm 8,5% GTSX CNHT tỉnh Vĩnh Phúc). Trong đó chủ yếu là GTXK CNHT sản xuất mô tô, xe máy (năm 2010 là 1.037 tỷ đồng).
Không chỉ tập trung vào sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, từ tháng 7 năm 2004, với việc khai trương Trung tâm xuất khẩu của Công ty Toyota (TMV), TMV đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: ăng ten, van điều hòa khí xả và bàn đạp chân ga. Các sản phẩm này được xuất khẩu sang những nước nằm trong dự án IMV (Xe đa dụng hiện đại mang tính toàn toàn cầu) toàn cầu của Toyota. Bên cạnh việc sử dụng cho các sản phẩm IMV trên toàn cầu, những sản phẩm xuất khẩu của TMV cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios, Corolla và Hiace. Hiện nay, các sản phẩm của Trung tâm được xuất khẩu sang 13 vùng trong tổng số 10 nước bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Maylaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan. Có thể nói, trung tâm XK của TMV là một đóng góp lớn của Toyota vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam, tăng tỷ lệ nội địa hóa và mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Việt Nam có thể tham gia vào hệ thống các nhà phân phối phụ tùng toàn cầu của Toyota.
2.3.1.2. Công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế tạo
Công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện tập trung vào phát triển các nhóm ngành cơ khí chính là: Công nghiệp cơ khí tiêu dùng và công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp.
Thứ nhất là, nhóm ngành công nghiệp cơ khí tiêu dùng
Các sản phẩm cơ khí tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khá đa dạng, từ các sản phẩm cao cấp như máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, nồi cơm điện đến các sản phẩm thông thường như nồi xoong chảo, dụng cụ nhà bếp, thùng thiếc,
khung bàn ghế. Tuỳ theo từng loại sản phẩm đơn giản hay phức tạp, quy trình sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng bao gồm các bước công nghệ:
(1) Công nghệ nguyên vật liệu;
(2) Công nghệ chế tạo linh kiện;
(3) Công nghệ lắp ráp cụm (đơn giản và tổ hợp);
(4) Công nghệ hoàn thành sản phẩm (lắp ráp tổng thành và hoàn thiện).
Mặc dù các sản phẩm cơ khí tiêu dùng cũng đã phát triển mạnh ở Vĩnh Phúc như: máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, quạt điện, dụng cụ gia đình. Tuy nhiên công nghiệp hỗ trợ lại rất hạn chế, các linh kiện chủ yếu nhập khẩu (hoặc mua ở trong nước) hoặc tự tổ chức sản xuất là chính. Các sản phẩm đơn giản như dụng cụ nhà bếp chủ yếu sản xuất theo hình thức tích hợp là chính (sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm).
Thứ hai là, nhóm ngành công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp và phục vụ các ngành khác
Sản phẩm cơ khí sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp như:
máy nổ, máy xay xát, máy bơm nước, máy cày, máy gặt và các sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp khác như: Chế tạo khuôn mẫu, bồn áp lực, các thiết bị phụ tùng cho ngành hoá chất, chế biến gỗ, mía đường, công nghiệp chế biến. Nếu không kể tới vai trò cung cấp nguyên vật liệu cơ bản của công nghiệp luyện kim, hoá chất thì nhìn chung có thể tạm sắp xếp cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất sản phẩm cơ khí như mô hình sau:
(6) Hoàn thiện bao gói, gắn với thương hiệu Thành phẩm
(5) Lắp ráp tổng thành Bán thành phẩm
(4) Lắp ráp tổ hợp Các cụm chi tiết
(3) Lắp ráp đơn giản Các phân cụm chi tiết
(2) Gia công, nhiệt luyện tạo bề mặt Chi tiết linh kiện, phụ kiện (1) Rèn, hàn.... tạo phôi (tuỳ loại) Phôi kim loại, phụ kiện thô khác
Hình 2.2. Cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất sản phẩm cơ khí (Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020)
Đối với các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp của Vĩnh Phúc hiện nay chủ yếu hình thành nhiều xưởng cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng. Tuy nhiên nhìn chung công nghiệp hỗ trợ cho các sản phẩm này còn rất ít, chủ yếu doanh nghiệp sản xuất theo hình thức tích hợp (từ khâu đầu đến khâu cuối). Công nghiệp hỗ trợ cho các sản phẩm này mới chỉ dừng lại một số chi tiết như đúc gang (dạng phôi), nhựa, cao su...
Tính đến năm 2011, CNHT ngành cơ khí có 75 cơ sở, chiếm tỷ lệ 4,67% số cơ sở ngành cơ khí của tỉnh, tăng 69 cơ sở so với năm 2000. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất CNHT cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài là 15 cơ sở, còn số cơ sở CNHT ngoài quốc doanh là 60 cơ sở.
Bảng 2.6. Số cơ sở CNHT cơ khí chế tạo phân theo thành phần kinh tế ĐVT: Cơ sở
Danh mục 2000 2005 2008 2009 2010 2011
- CNHT cơ khí, 6 17 38 40 72 75
- QD Trung
ương 3 1
- QD Địa phương 1
- Ngoài quốc doanh 1 10 29 30 57 60
- Đầu tư nước ngoài 1 6 9 10 15 15
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc Về số lao động: năm 2011, số lao động CNHT ngành cơ khí là 3.809 người, chiếm 18,84% số lao động ngành cơ khí của tỉnh, tăng 3.411 người so với năm 2000.
Giai đoạn 2001-2005, CNHT ngành cơ khí có tốc độ tăng trưởng bình quân 66,86%. Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 49,39%.
2.3.1.3. CNHT ngành công nghiệp điện tử-tin học
CNHT cho ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam có thể được hiểu là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, vật liệu điện tử (ngoài các sản phẩm của
công nghiệp bán dẫn), các bộ phận linh kiện và các vật tư khác hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp đến sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, các linh kiện có thể được lắp ráp thành cụm linh kiện. Do vậy có thể coi sản xuất cụm linh kiện là những công đoạn hỗ trợ thứ cấp (ở các mức khác nhau) so với công đoạn sản xuất linh kiện ban đầu-công đoạn sơ cấp. Đứng trên quan điểm dài hạn, Việt Nam cần phải thúc đẩy ngành CNHT cho công nghiệp điện tử. Thuật ngữ được sử dụng ở đây chỉ các nhóm ngành cơ bản dựa trên công nghệ sản xuất các linh kiện phụ (linh kiện điện tử thụ động, cụm linh kiện, tấm đế bảng mạch, linh phụ kiện cơ, nhựa, cao su, chất dẻo, vỏ, giá đỡ, giắc nối, phích cắm, dây dẫn) liên quan đến công nghệ chế biến, hóa chất, gia công máy chính xác, đúc nhựa, đóng dấu, đổ khuôn, mạ và phủ, in ấn.
Ngành công nghiệp điện tử-tin học của tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành một số nhóm ngành sản xuất chính như sau: (1) Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính; (2) Sản xuất thiết bị điện, vật liệu điện; (3) Sản xuất thiết bị điện tử gia dụng; (4) Sản xuất linh kiện.
Với vị trí nằm kề cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, gần các trục và đầu mối giao thông chính của miền Bắc, thuận tiện trong giao thông và lưu thông hàng hoá, công nghiệp phát triển nhanh mấy năm gần đây, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện tử, tin học. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử sau: Công ty liên doanh Nagakawa Nhật Bản (lắp ráp sản phẩm điện tử); Tập đoàn Hồng Hải sản xuất điện thoại di động, Tập đoàn Compal sản xuất máy tính và một số doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện cho máy tính (Công ty TNHH Fuyong), sản xuất gia công quạt gió và tổ hợp khuôn tỏa nhiệt dùng cho máy vi tính, máy tính xách tay (Công ty TNHH KHHT Lực Trí), sản xuất gia công ổ trục cho máy vi tính, máy tính xách tay và điện thoại di động (Công ty TNHH Tân Nhật Hưng).