E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
I. Tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX
1. Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX
1. Mục tiêu: Nêu được nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
+ Quan sát hình 4 và 5, em hãy cho biết cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật xuất phát từ những nguyên nhân nào?
+ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ giữa thế kỉ XX có đặc điểm nổi bật là gì?
Tại sao có đặc điểm đó?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS sử dụng phương pháp trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi sau đó các cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- Để khai thác kênh hình, GV hướng dẫn HS quan sát các kênh hình trong tài liệu HDH đó là nguồn thông tin mà HS cần khai thác để HS hiểu sâu sắc hơn nội dung của hoạt động này. Hình ảnh về nhà cửa hiện đại, về sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên...
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các cặp đôi để có thể gợi ý học trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
3. Gợi ý sản phẩm:
NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT CUỐI THẾ KỈ XX
* Nguồn gốc: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mĩ, bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống, nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người; do sự bùng nổ về dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên…
* Đặc điểm
- Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng lần này giải quyết là phải sản xuất và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao, tìm ra vật liệu mới, năng lượng mới,… thay thế dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của nhân loại đang bị vơi cạn. Vì thế, đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu của khoa học. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
- Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, có sự biến đổi về chất và kết hợp chặt chẽ với những phát minh lớn lao, được ứng dụng trong sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế và sinh hoạt xã hội,… nên còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
2. Khám phá những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX
1. Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
+ Dựa vào hình 8 – 19 hãy tìm hiểu và giới thiệu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX.
+ Lập bảng thống kê những thành tựu nổi bật của cách mạng khoa học – công nghệ trên các lĩnh vực: khoa học cơ bản và công nghệ (công cụ sản xuất mới; công nghệ thông tin; vật liệu mới; công nghệ sinh học; nguồn năng lượng mới; thông tin liên lạc và giao thông vận tải; chinh phục vũ trụ)
+ Trong các thành tựu trên, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Hãy phân tích lí do em ấn tượng với thành tựu đó.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS sử dụng phương pháp trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi sau đó các cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- Để khai thác kênh hình, GV hướng dẫn HS quan sát các kênh hình trong tài liệu HDH đó là nguồn thông tin mà HS cần khai thác để HS hiểu sâu sắc hơn nội dung của hoạt động này. Hình ảnh về các thành tựu của cuộc cách mạng được sắp xếp theo lĩnh vực.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các cặp đôi để có thể gợi ý học trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
3. Gợi ý sản phẩm
Bảng thống kê những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
STT Các lĩnh vực Thành tựu 1 Khoa học cơ
bản
Đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học,…
2 Công cụ sản xuất mới
Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động 3 Vật liệu mới Chất dẻo po-li-me, vật liệu nano, vật liệu composite,
… 4 Nguồn năng
lượng mới
Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều
5 Cách mạng xanh
Lai tạo giống mới, phân bón hóa học, cơ khí hóa,…
6 Giao thông và thông tin liên lạc
Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, điện thoại thông minh,…
7 Chinh phục vũ trụ
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên Mặt Trăng.
3. Đánh giá tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX
1. Mục tiêu: Trình bày và đánh giá được những tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa cuối thế kỉ XX
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
+ Dựa vào hình 20 – 24 hãy chỉ ra những tác động của cách mạng khoa học – công nghệ đối với cuộc sống của con người.
+ Cách mạng khoa học – công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt như tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người, nhưng cách mạng khoa học – công nghệ cũng đe dọa sự sống của con người.
Em hãy chứng minh nhận định trên.
+ “Internet – một thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ”, Internet có tác động gì đến bản thân em? Theo em nên sử dụng Internet trong học tập như thế nào cho tốt?
+ Là một học sinh em có thể làm gì để khắc phục những hạn chế của nó?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS sử dụng phương pháp trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi sau đó các cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- Để khai thác kênh hình, GV hướng dẫn HS quan sát các kênh hình trong tài liệu HDH đó là nguồn thông tin mà HS cần khai thác để HS hiểu sâu sắc hơn nội dung của hoạt động này. Giáo viên có thể vận dụng những kĩ thuật thảo luận, nhóm, thuyết trình, hùng biện… tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ những hiểu biết, suy nghĩ của cá nhân trong học tập.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các nhóm để có thể gợi ý học trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
3. Gợi ý sản phẩm
* Những tác động :
+ Tích cực : tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ còn tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.
+ Tiêu cực : tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, tai nạn giao thông, các dịch bệnh mới, các loại vũ khí có sức huỷ diệt lớn...