HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn dạy PHÂN môn LỊCH sử 9 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN) (Trang 45 - 48)

Bài 4: Đánh giá vai trò của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với đời sống con người

E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

2. Phương thức:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

1. Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè, em tìm hiểu thêm về các nội dung sau:

– Tìm hiểu và giới thiệu một số thành tựu gần đây của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ: Sự phát triển, nâng cấp liên tục của điện thoại, máy tính điện tử, y học, khoa học vũ trụ…

– Tìm hiểu thêm về tính nhân văn trong các phát minh khoa học – kĩ thuật.

- Tìm hiểu về tác động của internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đối với mối quan hệ giữa con người với con người hiện nay.

3. Qua những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, em hãy viết một lá thư kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường sống hiện nay/ một lá thư gửi lời xin lỗi tới thiên nhiên.

3. Gợi ý sản phẩm:

Đây là những câu hỏi mở nên giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày theo ý hiểu của mình tán đồng hay không? Đồng thời đưa ra những chứng cứ lập luận để chứng minh.

* Lưu ý:

- Hoạt động này không bắt buột tất cả HS đều phải làm việc và làm việc như nhau, mà khuyết khích HS thực hiện và trao đổi, chia xẻ sản phẩm với nhau.

- HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phẩm cho bạn, trưng bày, triển lãm sản phẩm, gửi thư điện tử…

- Đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

- Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.

1. Để tìm hiểu sâu sắc hơn về cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, em tìm đọc một số cuốn sách và trang web sau:

- Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Konrad – Adenauer – Stiftung, Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2003.

- Thoms L.Friedman, Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỉ XXI, Nxb Trẻ , Hà Nội, 2005.

- Trần Văn Tùng, Tính hai mặt của toàn cầu hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000.

2. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và Toàn cầu hóa tác động đến cuộc sống của bản thân.

- Đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

PHẦN HAI

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NAY BÀI

Việt Nam trong những năm 1930-1945 (5 tiết)

Mục tiêu Sau bài học, học sinh cần:

- Hiểu được Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác – Lênin ở nước ta trong những năm 20 của thế kỉ XX.

- Đánh giá ý nghĩa to lớn của sự kiện thành lập Đảng đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.

- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của cách mạng

1930-1931, phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939 và cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Nêu được những nét chính về cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3-1945 tiến tới Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám và diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Hiểu và đánh giá được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự kiện lớn của lịch sử dân tộc từ 1930 đến 1945.

- Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.

- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng – Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hy sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cha ông cho độc lập tự do của dân tộc.

I.Hướng dẫn chung

Chủ đề Việt Nam trong những năm 1930-1945 được tổ chức dạy học trong 5 tiết với 5 nội dung cơ bản đó là: Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Việt Nam đầu năm 1930, phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào dân chủ 1936-1939; Cao trào cách mạng 1939-1945 và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Trong sách hướng dẫn học 5 họat động (Khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng và mở rộng) được trình bày theo chủ đề, vì vậy ở mỗi tiết học, giáo viên nên vận dụng cả 5 hoạt động đó phù hợp với từng nội dung. Chủ đề này có nội dung hết sức phong phú với nhiều sự kiện hiện tượng khá phức tạp. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần lựa chọn kiến thức cơ bản, có điểm nhấn, giúp cho học sinh hiểu được trọng tâm của bài. Nhìn chung, ở mỗi tiết học cần nhấn mạnh 3 nội dung chính đó là bối cảnh lịch sử, chủ trương, đường lối của Đảng, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa lịch sử.

II. Hướng dẫn dạy học

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn dạy PHÂN môn LỊCH sử 9 MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w