4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao đa kháng thuốc
4.2.4. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Xét nghiệm đờm bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp là phương pháp có độ đặc hiệu cao, nhất là tại các nước có bệnh lao lưu hành ở mức trung bình và cao. Tuy nhiên, kỹ thuật bị hạn chế do dương tính giả từ mycobacteria ngoài môi trường. Số lượng AFB đọc được rất quan trọng, cho phép nhận diện nguy cơ lây nhiễm cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Vì vậy, xét nghiệm không phải chỉ định tính mà còn là định lượng. AFB dương tính trong đờm ở bệnh nhân lao phổi rất có ý nghĩa lâm sàng, đó là nguồn lây nguy hiểm, phản ánh tình trạng nhiễm khuẩn lao nặng nề hơn so với trường hợp có AFB âm tính [3]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng số 44 bệnh nhân lao đa kháng tham gia nghiên cứu có 32/44 bệnh nhân có mẫu đờm dương tính chiếm tỷ lệ 72,7%. Kết quả nghiên cứu thu được cũng giống nghiên cứu
cứu của Nguyễn Thị Mai Phương và Cộng sự năm 2006, nghiên cứu 1.380 bệnh nhân lao đa kháng có tới 1.167 chiếm 85% bệnh nhân có xét nghiêm đờm tìm AFB dương tính [50].
Xquang phổi là kỹ thuật có độ nhạy cao,vì vậy cần được sử dụng rộng rãi để sàng lọc lao phổi. Tất cả người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, khạc đờm, khó thở…) với bất kỳ thời gian nào đều nên được chụp Xquang ngực sàng lọc lao phổi, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như đái tháo đường, suy dinh dưỡng, HIV…Tuy nhiên độ đặc hiệu không cao, vì vậy không nên chẩn đoán xác định lao phổi chỉ dựa phim Xquang thông thường [5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương trên Xquang gặp nhiều nhất là thể thâm nhiễm và nốt, sau đó là hỗn hợp với tỷ lệ lần lượt là 52,3% và 38,6%, thâm nhiễm và xơ chiếm 4,5%. Thâm nhiễm, nốt đơn độc chỉ chiếm tỷ lệ thấp (2,3%). Kết quả thu được cũng hoàn toàn phù hợp, bởi đặc điểm của người dân Việt Nam nói chung và bệnh nhân lao nói riêng thường rất hay trì hoãn trong việc đi bệnh viện để khám và phát hiện bệnh sớm nhất. Đa số khi bị bệnh họ thường tự mua thuốc điều trị tại nhà đến khi bệnh nặng đến mức không thể tự điều trị được mới tới bệnh viện khám. Do vậy khi tới viện hầu hết phổi đã có rất nhiều tổn thương. Vì vậy, trên Xquang sẽ ít gặp thể thâm nhiễm hoặc thể nốt đơn thuần mà thường hay gặp dạng phối hợp tổn thương thâm nhiễm và nốt và hỗn hợp hơn.
Các xét nghiệm máu thường quy không đưa ra thông tin đặc hiệu. Nhưng cần tiến hành để giúp cho chẩn đoán và theo dõi điều trị. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, đối tượng tham gia nghiên cứu có 18,2% có biểu hiện giảm số lượng hồng cầu. Kết quả này cũng khá phù hợp với các triệu chứng toàn thân thu được. Đối tượng mắc lao đa kháng phần lớn đều có biểu hiện
chứng của bệnh. Nhiều tác giả giải thích trong quá trình viêm, tế bào nội mô được hoạt hoá và tăng cường sử dụng ion, sắt huyết thanh và các ion tham gia tạo hồng cầu bị giảm và do đó tuỷ xương giảm đáp ứng với chất kích thích tạo hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu [18]. Tổng số 44 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tới 75,0% bệnh nhân tăng số lượng bạch cầu và 70,5% tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên những bệnh nhân lao đa kháng thuốc, theo kết quả nghiên cứu thu được hầu hết bệnh nhân tham gia nghiên cứu có triệu chứng lâm sàng giống như lao thường, khởi phát bệnh chủ yếu là khởi phát từ từ, bệnh có diễn biến mạn tính, bệnh nhân thường đến viện muộn, bệnh nặng dẫn đến miễn dịch bị suy giảm rất dễ bội nhiễm vi khuẩn ngoài lao. Do vậy, trong quá trình điều trị lao giai đoạn đầu thường dùng kháng sinh ngoài lao phối hợp. Qua nghiên cứu cho thấy có 34,1% bệnh nhân có giảm tỷ lệ bạch cầu lympho. Kết quả thu được cũng hoàn toàn hợp lý, bởi miễn dịch trong lao là miễn dịch qua trung gian tế bào, lao đa kháng thuốc là thể lao nặng nên miễn dịch bị suy giảm dẫn đến giảm tỷ lệ bạch cầu lympho.
Đối tượng tham gia nghiên cứu có 25,0% có tăng men SGOT; 18,2% có tăng SGPT. Sự thay đổi men gan trước khi điều trị có thể lý giải do nhiều nguyên nhân. Kết quả thu được cũng phù hợp với kết quả về tiền sử thói quen sinh hoạt có nghiện rượu của bệnh nhân. Những bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu thường gây ảnh hưởng đến chức năng gan, rượu gây hủy hoại tế bào gan dẫn đến tăng men gan. Hơn nữa đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân lao phổi điều trị lại, trong phác đồ điều trị lao trước đó có các loại thuốc gây độc cho gan như Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid. Do vậy tại thời điểm chúng tôi nghiên cứu có thu được tỷ lệ tăng men gan như trên. Bệnh
dùng thuốc Pyrazinamid có tác dụng phụ gây tăng acid uric máu. Phần lớn chỉ số creatinin của các đối tượng nghiên cứu ở trong giới hạn bình thường.