Một số yếu tố nguy cơ mắc lao đa kháng

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân lao đa kháng thuốc tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên (Trang 72 - 76)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi với lao đa kháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Những bệnh nhân có độ tuổi <65 dễ mắc lao đa kháng hơn bệnh nhân có độ tuổi ≥65. Kết quả nghiên cứu thu được cũng giống với nghiên cứu của Z. Mor và Cộng sự (2014) trong nghiên cứu của tác giả nhóm bệnh nhân <65 tuổi có liên quan chặt chẽ với lao đa kháng p<0,001 [46].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giới tính được xác định là không có mối liên quan với lao đa kháng (p>0,05). Kết quả của chúng tôi thu được khác với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu Balaji và Cộng sự (2010), nghiên cứu của tác giả cho thấy có mối liên quan giữa giới tính và mắc lao đa kháng. Những bệnh nhân là nữ giới có nguy cơ mắc lao đa kháng cao hơn nam giới (OR = 1,41; 95%CI: 0,56 - 3,56). Sự khác biệt này có thể do địa điểm nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân là nữ giới tham gia nghiên cứu chỉ chiếm một tỷ lệ thấp là 9,1%. Trong khi nghiên cứu của tác giả thì tỷ lệ nữ giới chiếm tới 26,7% [26]. Nghiên cứu của Z. Mor và Cộng sự (2014), tác giả cũng cho rằng có mối liên quan giữa giới tính và lao đa kháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vớ p<0,01 (OR = 2,1; 95%CI: 1,5 - 2,9). Lý giải sự khác biệt này cũng do đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ giới trong nghiên cứu của tác giả chiếm tỷ lệ khá cao là 24,6% [46].

Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa nghề nghiệp với lao đa kháng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>005. Có mối liên quan giữa những bệnh nhân có trình độ học vấn tiểu học và dưới tiểu học

[59].

Có mối liên quan giữa BMI và thu nhập với lao đa kháng. Những bệnh nhân có BMI <18,5 có nguy cơ mắc lao đa kháng cao gấp 1,58 lần so với những bệnh nhân có BMI ≥18,5. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả thu được giống nghiên cứu của Gunar Gunther và Cs. Trong nghiên cứu của tác giả những bệnh nhân có BMI <18,5 có nguy cơ mắc lao đa kháng cao gấp 1,64 lần so với những bệnh nhân có BMI ≥18,5 [37]. Chúng tôi cho rằng kết quả thu được cũng hoàn toàn hợp lý, những bệnh nhân có thể trạng gầy yếu dễ dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng trong đó có bệnh lao.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử thất bại PĐII với lao đa kháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Những bệnh nhân thất bại phác đồ 2 có nguy cơ mắc lao đa kháng cao gấp 6,9 lần so với các nhóm khác. Nghiên cứu của Wondemagegn Mulu và Cộng sự (2015) những bệnh nhân có tiền sử thất bại điều trị có nguy cơ mắc lao đa kháng gấp 17,7 lần so với những bênh nhân khác [59]. Kết quả thu được giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Phương và Cộng sự (2016) [50].

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lao kháng thuốc xảy ra ở những bệnh nhân đã có điều trị lao như lao tái phát, lao bỏ trị, lao thất bại với phác đồ I và II thường do điều trị lao không đúng nguyên tắc như BN tự ý bỏ trị, hoặc dùng thuốc lao không đủ liều, không đủ thời gian, hoặc cơ địa BN đang mắc bệnh nặng trầm trọng gây suy giảm miễn dịch nhất là nhiễm HIV/AIDS, đái tháo đường, sử dụng corticoid kéo dài, bệnh lý ác tính…. Hơn nữa, phác đồ điều trị lao không hợp lý, không đầy đủ, không có được sự gắn kết của người bệnh với các phác đồ điều trị lao được chọn, cả thầy thuốc và bệnh nhân không tuân thủ các nguyên tắc điều trị lao, hoặc bệnh nhân thiếu kiến thức (thiếu

những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng các đột biến kháng thuốc lao. Ngoài ra, thời gian điều trị kéo dài, điều trị lặp đi lặp lại làm cho VK lao có thể kháng cùng lúc với nhiều thuốc kháng lao [1], [26], [42], [57] . Phác đồ II là cơ hội cuối cùng để điều trị ở nhóm bệnh nhân lao điều trị lại. Trong phác đồ này bệnh nhân đã dùng tất cả các loại thuốc lao thiết yếu gồm Streptomycin, Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid, Ethambutol. Do đó, ở nhóm bệnh nhân lao điều trị lại cần giám sát chặt chẽ hơn để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn lao kháng lại các thuốc lao.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử có nghiện hút thuốc lá, thuốc lào với lao đa kháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lý giải của chúng tôi cũng trùng với nhiều nhà khoa học khác đều cho rằng khi hút thuốc, khói thuốc lá bịt kín lên các tế bào miễn dịch và làm suy yếu khả năng chống lại vi khuẩn lao. Khi hít phải khói thuốc lá, các Lysosome không tiêu hóa được sẽ làm phá vỡ khả năng tiêu diệt vi khuẩn của đại thực bào. Theo đó, các đại thực bào, không thể tái sử dụng các mảnh vỡ, chúng trở nên lớn hơn, to hơn và ít có khả năng di chuyển. Điều này trở thành một vấn đề nguy hiểm trong người mắc lao bởi khi đại thực bào di chuyển với tốc độ chậm để tiêu diệt vi khuẩn lao, chúng sẽ khó có khả năng chiến thắng được vi khuẩn.

Không có mối liên quan giữa tiền sử có nghiện rượu và tiêm chích ma túy với lao đa kháng (p>0,05). Kết quả nghiên cứu thu được giống với nghiên cứu của Balaji và Cộng sự (2010) cho rằng tiền sử có nghiện rượu và tiêm chích ma túy không liên quan với lao đa kháng [26]. Chúng tôi lý giải rằng, có thể do những đối tượng này thường có tình trạng kinh tế, sức khỏe kém,

Có mối liên quan giữa có bệnh phối hợp là đái tháo đường với lao đa kháng (p<0,05). Những bệnh nhân bị đái tháo đường có nguy cơ mắc lao đa kháng cao gấp 4,02 lần so với bệnh nhân không mắc tiểu đường. Kết quả tương đồng với nhiều nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Mona Bashar và Cộng sự (2001) cho thấy có mối liên quan giữa đái tháo đường và lao đa kháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. Những bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc lao đa kháng gấp 8,8 lần so với các trường hợp khác [28]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Phượng (2009) cho thấy: Khả năng bị mắc lao ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 2 - 6 lần so với người bình thường, đái tháo đường còn được nhận định như một yếu tố tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn lao, tỷ lệ kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi kết hợp đái tháo đường cao hơn so với bệnh nhân lao phổi không có đái tháo đường [18]. Có thể nói đái tháo đường là một trong những yếu tố thúc đẩy cho bệnh lao tiến triển. Giải thích cơ chế do cơ thể bị suy giảm miễn dịch làm cho sức đề kháng giảm sút, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể trạng yếu hơn người bình thường và hệ thống miễn dịch phòng vệ của cơ thể bị sụt giảm từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm lao và phát triển thành bệnh lao. Vì thế cần kiểm tra đường huyết cho những bệnh nhân bị lao phổi và những bệnh nhân bị đáo tháo đường cần chụp Xquang phổi 6 tháng một lần, nếu có nghi ngờ thì xét nghiệm đờm tìm vi trùng lao để phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ đạt hiệu quả cao. Cần phải điều trị lao tích cực, đúng phác đồ, phối hợp với điều trị đái tháo đường. Do đó cần phối hợp 3 chuyên khoa cùng điều trị: chuyên khoa lao phổi, chuyên khoa nội tiết và chuyên khoa dinh dưỡng như vậy mới đạt hiệu quả tốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, không có mối liên quan giữa có bệnh phối hợp là

quả nghiên cứu của Balaji và Cộng sự (2010) [26].

Những bệnh nhân lao phổi có AFB (+) trong đờm bằng soi trực tiếp là nguồn lây nguy hiểm nhất, khả năng lây gấp 10 - 20 lần những trường hợp lao phổi AFB (-), hoặc lao ngoài phổi. Khả năng lây xảy ra khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng ho khạc. Mức độ nguy hiểm của nguồn lây sẽ giảm dần sau khi được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu từ 2 tuần trở lên [9]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm đờm tìm AFB với lao đa kháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm đờm AFB (+) có nguy cơ mắc lao đa kháng cao gấp 2,92 lần so với những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm đờm AFB (-).

Nghiên cứu của Z. Mor và Cộng sự (2014) nghiên cứu 207 bệnh nhân lao đa kháng tại Isreal: 71,5% bệnh nhân có mẫu đờm dương tính và được xác định là yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân lao đa kháng với OR = 1,9; 95%CI: 1,4 - 2,5 [46]. Từ kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra rằng, việc xét nghiệm đờm định kỳ là rất quan trọng trong việc quản lý, giám sát bệnh nhân lao phổi nói chung. Đối với những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với nguồn lây lâu dài, liên tục, bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, HIV/AIDS, đái tháo đường…mà có triệu chứng ho khạc đờm kéo dài

>2 tuần cần được tư vấn và chỉ định xét nghiệm đờm sớm, bởi phát hiện nhanh bệnh nhân lao và lao đa kháng thuốc là một vấn đề cốt lõi của công tác chống lao, quyết định sự thành công của chương trình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân lao đa kháng thuốc tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w