Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ xã hội của SINH VIÊN sư PHẠM mầm NON (Trang 135 - 138)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON

3.2. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

3.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non

TT Các yếu tố khách quan Kết quả Thứ

ĐTB ĐLC bậc A. Thuộc về nhà trường

1. Nội dung chương trình đào tạo 4,08 0,74 2

2. Thầy, cô giáo 4,34 0,59 1

3. Các hoạt động tập thể ở khoa, trường, lớp 4,07 0,81 3

ĐTB 4,16 0,71

2. Môi trường sống, yếu tố văn hóa xã hội

1. Môi trường sống 3,80 0,84 2

2. Yếu tố văn hóa xã hội 3,84 0,81 1

ĐTB 3,82 0,83

Chung 3,99 0,77

Qua kết quả ở bảng trên chúng tôi nhận thấy, các yếu tố thuộc nhóm yếu tố khách quan được phân tích có ảnh hưởng đến trí tuệ của sinh viên sư phạm mầm non ở mức trung bình đến cao (ĐTB từ 3,82 đến 4,16). Trong nhóm các yếu tố khách quan, nhóm yếu tố thuộc về nhà trường được SV đánh giá cao hơn nhóm yếu tố thuộc về môi trường sống, yếu tố văn hóa xã hội (ĐTB = 4,16 so với 3,82). Xem xét từng yếu tố cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không đồng đều và xếp lần lượt theo thứ bậc. Cụ thể:

* Trong nhóm các yếu tố thuộc về nhà trường, yếu tố thuộc về “nội dung chương trình đào tạo” và “thầy, cô giáo” có ảnh hưởng rõ rệt hơn so với yếu tố “các hoạt động tập thể của khoa/trường/lớp”(ĐTB= 4,08 và 4,34 so với 4,07). Kết quả khảo sát cho thấy:

(1) Về nội dung, chương trình đào tạo, sinh viên đều mong muốn bổ sung thêm kiến thức hoặc môn học để sát với thực tế giáo dục ở các trường mầm non và giảm bớt kiến thức lý thuyết, tăng thời lượng thực hành trong các môn học. (Xem phụ lục). Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều loại hình trường mầm non như trường tư thực, dân lập, công lập, trường quốc tế, nhà trẻ dân sinh. Các trường có nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ rất phong phú và hiện đại, liên tục đổi mới để cạnh tranh và phát triển. Vì vậy, nếu cơ sở đào tạo giáo viên mầm non không cập nhật xu hướng giáo dục mầm non, đổi mới nội dung dạy học thì sinh viên ra trường khó đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

(2) Về yếu tố thầy, cô giáo, sinh viên sư phạm mầm non đều cho rằng những ảnh hưởng từ phía giảng viên giảng dạy ở trường đại học lớn hơn so với giáo viên hướng dẫn ở trường mầm non. Đồng thời cũng đánh giá năng lực của các thầy cô ở

trường đại học cao hơn so với năng lực của các cô ở trường mầm non. Cùng một nội dung môn học, nhưng với mỗi giảng viên sẽ có phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đưa ra các yêu cầu khác nhau đối với sinh viên, từ đó mà cách tương tác với sinh viên cũng khác nhau. Sinh viên không chỉ lĩnh hội được khối lượng kiến thức từ thầy cô mà còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, cách xử lý tình huống sư phạm, truyền cho sinh viên tình yêu đối với nghề nghiệp.

(3) Các hoạt động tập thể ở khoa, trường, lớp có ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non. Khi tham gia vào các hoạt động này, các em sẽ có cơ hội tương tác với nhiều người khác nhau (bạn cùng lớp, cùng trường, cán bộ giảng viên… ) trong khoa/ trường/ lớp. Từ đó mà mở rộng và củng cố các mối quan hệ xã hội, có thêm trải nghiệm, làm phong phú hơn khả năng giải quyết tình huống. Kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy, sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tập thể, nó giúp các em mở rộng và củng cố các mối quan hệ, cởi mở, thân thiện và đoàn kết. Tuy nhiên các em mong muốn các hoạt động này được tổ chức thường xuyên hơn. Đây cũng là một gợi ý nhằm nâng cao chỉ số trí tuệ xã hội cho sinh viên.

* Môi trường sống, yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non. Trong đó yếu tố văn hóa xã hội có mức độ ảnh hưởng lớn hơn so với yếu tố môi trường sống (ĐTB = 3,84 so với 3,80). Cụ thể:

Sinh viên chịu ảnh hưởng lớn nhất từ những “góp ý, nhận xét của những người xung quanh và môi trường sống” và môi trường sống đó “mọi người đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau”.

Yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng đến sinh viên sư phạm mầm non rõ hơn môi trường sống. Sinh viên cho rằng nền văn hóa mà sinh viên đang được hấp thụ rất phù hợp với nghề giáo viên mầm non và sinh viên sư phạm mầm non nên giữ lại những đặc trưng vùng miền của mình (xem phụ lục A1).

Tóm lại, trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng rõ rệt hơn so với nhóm yếu tố khách quan (ĐTB = 4,54 so với 4,27).

Vì vậy, bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng cuả trí tuệ xã hội đối với quá trình học tập và công tác sau này để có sự luyện tập tích cực hơn.

Ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, các em cần hiểu được ràng làm công tác giáo dục mà thiếu đi những năng lực liên quan đến trí tuệ cảm xúc thì sẽ không thể thành công, thậm chí là bị xã hội lên án. Mặt khác, nhóm các yếu tố khách quan thuộc về nhà trường như: Nội dung chương trình đào tạo, thầy cô giáo, các hoạt động tập thể ở trường cũng có tác động rất lớn đến trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non .

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ xã hội của SINH VIÊN sư PHẠM mầm NON (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w